Content Syndication giúp tăng traffic và độ nhận diện thương hiệu, do đó nó đang trở thành xu hướng của Digital Marketing. Hãy cùng Vietnix tìm hiểu chi tiết hơn về định nghĩa, lợi ích và cách thực hiện content syndication trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu Content Syndication là gì?
Content Syndication là quá trình mà một hoặc nhiều bên thứ ba chia sẻ lại nội dung gốc từ một website nào đó. Hiểu đơn giản, Content Syndication là việc đăng tải nội dung có sẵn vào các website bên thứ ba.
Ví dụ, tác giả James Clear viết một bài về “deliberate practice” trên blog cá nhân của mình. Sau đó, website Lifehacker chia sẻ nội dung bài viết của James Clear với ghi chú “Bài viết gốc từ trang James Clear”.
Ưu điểm của Content Syndication
Content Syndication mang lại nhiều lợi ích sau đây:
Tăng traffic từ nguồn referral
Traffic từ nguồn referral được hiểu là khi người dùng đi đến website chính thông qua các nguồn khác. Bên cạnh direct traffic và organic traffic thì đây cũng là một loại traffic được Google Analytics thường theo dõi.
Khi website khác đăng lại nội dung của bạn, họ thường sẽ liên kết tới nguồn gốc và thông báo cho độc giả về nguồn bài viết. Nếu độc giả cảm thấy thú vị và muốn tìm hiểu thêm, họ sẽ bấm vào liên kết để ghé thăm website của bạn.
Tăng subscriber cho email
Sarah Peterson – Tác giả trang Unsettle.org đã thu thập hơn 1.000 lượt subscribe mới bằng cách chia sẻ lại nội dung của cô trên trang EliteDaily. Cô đã làm điều này bằng cách đề xuất cho biên tập viên chèn thêm liên kết trỏ đến khóa học của cô trong phần tiểu sử ở cuối bài viết.
Xây dựng độ nhận diện thương hiệu
Khi tên thương hiệu của bạn thường xuyên xuất hiện trên các website có uy tín sẽ góp phần giúp độc giả có ấn tượng tích cực về thương hiệu và thấy rằng website của bạn được coi là có thẩm quyền (authority), đáng tin cậy. Điều này có thể tạo niềm tin và thúc đẩy họ lựa chọn mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Điểm khác nhau giữa Repurposing, Content Syndication và Guest Blogging
Repurposing, Content Syndication và Guest Blogging là ba chiến lược nội dung khác nhau, mỗi chiến lược có mục đích và cách tiếp cận riêng. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của chúng sau đây:
Repurposing
Content Repurposing (tái chế nội dung) là quá trình tái sử dụng nội dung đã có để tạo ra các phiên bản mới hoặc đa dạng hóa nội dung ban đầu để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Phương pháp này giúp tối ưu nguồn lực, tiết kiệm thời gian, mang lại diện mạo mới nội dung đã có, tăng khả năng tiếp cận với người dùng…
Content Syndication
Content Syndication là việc đăng tải nội dung trên website của bạn và sau đó chia sẻ nó trên các nền tảng khác. Nội dung được đăng tải lại ở nhiều nơi, giúp mở rộng sự hiện diện của nó trên nhiều nguồn khác nhau.
Guest Blogging
Guest Blogging liên quan đến việc tạo ra nội dung hoàn toàn mới cho một website khác và thường sẽ không đăng ở nhiều nơi, ví dụ như bài review, đánh giá… Điều này giúp xây dựng backlink và tạo uy tín, đồng thời chia sẻ thông tin chuyên sâu với người dùng.
Tầm ảnh hưởng của Content Syndication đến SEO
Nhiều người lo lắng việc đăng tải cùng một nội dung lên nhiều trang khác nhau sẽ gây ra vấn đề trùng lặp nội dung và bị Google xử phạt. Tuy nhiên, Google đã nêu rõ rằng trường hợp gian lận thông qua việc sao chép nội dung nhằm tăng thứ hạng hoặc tạo traffic ảo sẽ bị đánh giá là tiêu cực. Tình trạng này làm ảnh hưởng không tốt đến trải nghiệm của người dùng khi họ thường xuyên thấy cùng một nội dung xuất hiện nhiều lần trên trang kết quả công cụ tìm kiếm (SERP).
Dù vậy, Google cũng hiểu rằng việc nội dung xuất hiện trên nhiều trang là do Content Syndication. Mục tiêu của Content Syndication của không phải là cố gắng gian lận để tăng thứ hạng cho nội dung mà là để thu hút thêm độc giả mới từ website khác.
Content Syndication có thể dẫn đến việc Google xếp hạng bài viết được đăng lại có thứ hạng cao hơn bài viết gốc, nhưng điều này ít khi xảy ra. Google sử dụng thuật toán để xác định bài viết gốc và thường không nhầm lẫn bản sao với bản gốc. Tốt nhất, trên các bài viết được đăng lại nên gắn canonical link để chỉ định bài viết gốc. Điều này giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ nguồn gốc thông tin và tránh nhầm lẫn.
Tổng hợp 3 bước thực hiện content syndication
Để thực hiện content syndication hiệu quả, bạn có thể tham khảo theo 3 bước sau đây:
Bước 1: Tạo ra content chất lượng
Đầu tiên, bạn hãy tạo ra những bài viết chất lượng và nguyên bản trên website của mình. Điều này có nghĩa rằng bạn cần tiến hành nghiên cứu tỉ mỉ, tham khảo các nguồn đáng tin cậy, đảm bảo thông tin cung cấp là minh bạch và hữu ích.
Đồng thời, hãy đảm bảo rằng nội dung của bạn đã được biên tập và chỉnh sửa một cách chính xác. Để thực hiện việc này tốt nhất, bạn có thể thuê các nhà văn hoặc biên tập viên có kỹ năng chuyên nghiệp trong lĩnh vực truyền thông báo chí.
Bước 2: Tìm kiếm các trang để đăng tải
Sau khi đã xây dựng được nội dung chất lượng, bạn cần phải tìm kiếm các trang để đăng tải lại nội dung của mình. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:
Sử dụng Google
Thông thường, những website cho phép đăng lại nội dung sẽ chèn link tới bài viết gốc và sử dụng các cụm từ như:
- Republished with permission (Được phép đăng tải lại).
- Originally appeared on (Bản gốc đã xuất hiện trên).
- Originally published on (Bản gốc đã được đăng tải trên).
Để tìm các trang đối tác đăng tải lại nội dung, bạn có thể sử dụng các cụm từ trên kết hợp với chủ đề mà bạn muốn để tìm kiếm trên Google. Để lựa chọn các trang có thẩm quyền phù hợp (Domain Rating cao), bạn có thể cài đặt và sử dụng SEO toolbar của Ahrefs.
Trường hợp bạn đã chọn được đối tác nhưng không biết trang đó có đăng tải nội dung hay không, bạn có thể tìm kiếm theo cú pháp: “Originally appeared on” site:example.com.
Sử dụng Site Explorer
Nếu bạn muốn kiểm tra xem nội dung của một tác giả đã từng được đăng tải lại trên nhiều website khác nhau, bạn có thể sử dụng công cụ Site Explorer của Ahrefs. Bạn chỉ cần dán đường link website của tác giả vào Site Explorer, sau đó chuyển đến mục Backlinks và thêm một trong những cụm từ đã nêu ở phần trên vào ô Include. Kết quả sẽ hiển thị các website đã từng đăng tải lại nội dung từ website bạn đang quan tâm.
Bước 3: Tiến hành thỏa thuận
Liên hệ với chủ sở hữu website hoặc biên tập viên để xin phép đăng tải lại nội dung của bạn. Hãy chắc chắn bạn liên hệ đúng người chịu trách nhiệm cho chủ đề liên quan đến nội dung bạn muốn đăng tải.
- Paid Syndication: Paid Syndication (Đăng lại có trả phí) là khi bạn trả tiền để cho nội dung của bạn xuất hiện trên các trang lớn. Việc tạo chiến dịch Paid Syndication cũng tương tự như Facebook Ads. Bạn sẽ tiến hành đăng nhập, chọn mục tiêu chiến dịch, xác định ngân sách, vị trí target…
- Self-syndication: Bạn sẽ tự đăng tải lại nội dung của mình trên những website khác.
- Medium: Với Medium, bạn không cần phải viết nội dung mới, mà có thể đăng lại nội dung đã có bằng cách nhấn vào ảnh profile > Chọn Stories > Thêm story > Dán đường dẫn URL. Medium cũng hỗ trợ liên kết gốc (canonical link) để xác định nguồn bài viết.
- LinkedIn: Bạn chỉ cần nhấn chọn Write an article > Copy nội dung > Paste nội dung là xong.
- Reddit: Reddit cho phép mọi người đăng bài theo ý thích. Nhưng tốt nhất là vào các subreddit phù hợp (subreddit là các nhóm về chủ đề cụ thể) và chèn link trỏ về bài viết gốc ở phần cuối bài. Tránh sử dụng các link liên quan đến affiliate marketing.
Một số lưu ý cách Content Syndication hiệu quả nhất
Để thực hiện Content Syndication mang lại hiệu quả cao nhất, bạn cũng cần lưu ý 2 điều sau:
Reformatting – Tái định dạng
Reformatting là việc biến đổi bài viết thành hình thức mới như video hoặc podcast, bởi vì không phải ai cũng thích đọc. Điều này tạo cơ hội syndication cao hơn, chẳng hạn bạn có thể đăng video trên YouTube, Facebook, Tiktok hoặc podcast trên Google Podcasts hay Spotify.
Splintering – chia nhỏ nội dung
Splintering là cách chia nhỏ nội dung và đăng lại. Ví dụ, từ một bài viết về mẹo vặt, bạn có thể chia nhỏ các tip riêng lẻ để sử dụng ở những nơi khác. Khi bạn đã tái định dạng thành video, bạn có thể chia nhỏ chúng và đăng tải trên các mạng xã hội.
Nếu bạn đang tìm một nhà cung cấp hosting uy tín để xây dựng và phát triển website trên nền tảng WordPress, thì Vietnix là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Vietnix cung cấp WordPress Hosting với những điểm nổi bật như:
- Tốc độ tải trang nhanh chóng với ổ cứng NVMe siêu tốc cùng với công nghệ LiteSpeed Enterprise đảm bảo tốc độ tải trang dưới 1 giây.
- Đội ngũ kỹ thuật của Vietnix sẵn sàng giúp bạn tìm ra lỗi và vấn đề trên website của bạn, từ đó tối ưu hóa mã nguồn WordPress một cách hiệu quả.
- An toàn dữ liệu với hệ thống sao lưu tự động 4 lần/ngày giảm thiểu rủi ro mất mát, đảm bảo dữ liệu của bạn và không làm gián đoạn hoạt động kinh doanh.
- Website của bạn luôn ổn định và an toàn nhờ hạ tầng hiện đại được tích hợp công nghệ Firewall chống DDoS độc quyền do Vietnix phát triển.
- Được hỗ trợ việc tạo website WordPress một cách dễ dàng chỉ với một cú nhấp chuột thông qua WordPress Toolkit.
Ngoài ra, bạn còn được nhận miễn phí bộ theme và plugin WordPress bản quyền. Đăng ký ngay để không bỏ lỡ những ưu đãi cực kỳ hấp dẫn.
Lời kết
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu và biết cách thực hiện Content Syndication hiệu quả. Đừng quên thường xuyên theo dõi blog của Vietnix để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích khác. Nếu còn gì thắc mắc, bạn hãy bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng.