Mọi tên miền website đều có một root domain riêng, đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo tên miền. Do đó, khi sở hữu một website, cần phải nắm rõ những thành phần cơ bản cấu thành domain để dễ dàng xử lý các vấn đề liên quan. Bài viết dưới đây của Vietnix sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến root domain là gì và vai trò của root domain trong SEO web.
Root domain là gì?
Root domain name là tên miền gốc được xem là cấp cao nhất trong trong hệ thống tên miền, thường gọi tắt là tên miền cấp 0, được cung cấp bởi các máy chủ gốc đặt ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.
Trong hệ thống DNS của internet, tên miền gốc được thể hiện dưới dạng tên không có ký tự, nghĩa là không có chữ cái hoặc số đi kèm. Khi ghi lại một địa chỉ tên miền, mỗi miền sẽ được phân tách bằng dấu chấm, tạo ra một cách để xác định rõ ràng đường dẫn từ tên miền cấp cao đến tên miền cấp thấp.
Tại phần cuối của một tên miền, thường sẽ có một dấu chấm để phân cách giữa tên trống và tên miền gốc. Nếu có dấu chấm này, tên miền được coi là hoàn chỉnh tuyệt đối. Ngược lại, nếu không có dấu chấm, tên miền được coi là hoàn chỉnh tương đối.
Ví dụ về root domain
Dưới đây là một ví dụ cụ thể về tên miền gốc để giúp hiểu rõ hơn. Thỉnh thoảng, thứ tự đánh số của các tên miền có thể gây nhầm lẫn với các miền cấp cao nhất (tên miền cấp “0”). Tuy nhiên, thực tế là tên miền cấp 0 chính là dấu chấm “.”. Dưới đây là thứ tự chính xác của việc đánh số các cấp độ của tên miền:
- “.” (dấu chấm) – tên miền cấp 0
- “.vn” – là tên miền cấp 1, còn được gọi là tên miền cấp cao nhất hay miền vùng.
- “vietnix” – là root domain.
- “vietnix.vn” – tên miền cấp 3.
Cách đăng ký root domain dễ dàng
Muốn đăng ký một tên miền gốc có thể thực hiện theo hướng dẫn đơn giản dưới đây:
Bước 1: Truy cập vào website của nhà cung cấp tên miền.
Để đăng ký root domain nhanh chóng, cần tìm một đơn vị cung cấp tên miền uy tín và đa dạng tên miền. Trước khi quyết định, bạn nên tham khảo bảng giá tên miền để so sánh và lựa chọn mức giá phù hợp. Trường hợp chưa tìm được một đơn vị uy tín, hãy liên hệ với Vietnix để được hỗ trợ miễn phí. Hiện tại, Vietnix đang là đơn vị cung cấp tên miền giá rẻ, uy tín hàng đầu Việt Nam với quy trình rõ ràng nhanh chóng.
Bước 2: Điền tên miền muốn đăng ký vào ô tìm kiếm
Tại trang chủ của nhà cung cấp tên miền sẽ có phần để tìm kiếm tên miền mong muốn. Nhiều nhà cung cấp hỗ trợ tính năng tìm kiếm nhiều tên miền cùng lúc, giúp bạn tiết kiệm thời gian. Tại đây, hãy điền tên miền muốn đăng ký để kiểm tra tên miền đã được ai đăng ký hay chưa. Nhấp vào mục “Tìm kiếm”. Tiếp đến, hệ thống thông báo kết quả về tình trạng tên miền cần đăng ký. Lựa chọn tên miền mong muốn và chọn “Thêm vào giỏ hàng“, nếu tên miền đó đã được đăng ký, sẽ phải lựa chọn tên miền khác.
Bước 3: Điền các thông tin cần thiết
Khi đã chọn được tên miền sẽ được chuyển sang bước nhập mã giảm giá (nếu có). Tiếp theo là phần điền những thông tin cá nhân cần thiết liên quan đến việc mua tên miền và lựa chọn hình thức thanh toán. Như hình minh họa dưới đây:
Bước 4: Kiểm tra tất cả thông tin vừa nhập và thực hiện thanh toán
Ở bước này kiểm tra lại tất cả thông tin mình đã nhập, nếu thông tin chính xác thì tiến hành thanh toán theo phương thức đã chọn. Nếu nhà cung cấp thông báo thanh toán thành công, lúc này có thể bắt đầu sử dụng root domain của mình. Tên miền không chỉ đại diện cho thương hiệu mà còn ảnh hưởng đến ấn tượng của khách hàng tiềm năng đối với thương hiệu vì vậy hãy chọn tên miền hay và phù hợp với website.
Root domain hoạt động như thế nào?
Khi truy cập một website, yêu cầu được gửi đến Name Server cục bộ để tìm địa chỉ IP tương ứng với tên miền. Máy chủ domain sẽ tra cứu trong cơ sở dữ liệu để xác định địa chỉ IP liên quan đến tên miền mà bạn muốn truy cập.
Các loại tên miền phổ biến hiện nay
Hiện có các loại tên miền phổ biến gồm: Top level domain, Generic top-level domain, Country-code top-level domain, tên miền cấp cao nhất, Infrastructure Top-Level Domain,…
Top level domain (TLD)
Top level domain (viết tắt TLD) là tên miền cấp cao nhất, chính là phần mở rộng nằm sau dấu chấm cuối cùng của một tên miền. Hiểu đơn giản thì đây là phần đầu tiên từ phải sang trái của một tên miền. TLD sẽ được đặt tại vị trí cao nhất trong hệ thống phân cấp DNS (hệ thống tên miền) trên môi trường trực tuyến.
Generic top-level domain (gTLDs)
Generic top-level domain (viết tắt gTLSs) nhóm tên miền cấp cao chung, đây là những phần mở rộng quan trọng nhất không phụ thuộc vào mã quốc gia cụ thể. Ví dụ như .net, .com và .org, cũng như các tên miền mới như .tech .xyz, .biz, .shop, .club, .store. và .online
ccTLDs – country-code top-level domain
Tên miền cấp cao nhất của một quốc gia (viết tắt là ccTLD), là một loại tên miền được sử dụng để xác định quốc gia cụ thể dựa trên mã ISO. Nói đơn giản, ccTLD là cách nhận biết tên miền của mỗi quốc gia trên thế giới. Ví dụ như .vn là ccTLD cho Việt Nam, .es cho Tây Ban Nha, .kr cho Hàn Quốc, .in cho Ấn Độ, .us cho Hoa Kỳ.
sTLDs – Tên miền cấp cao nhất
Những tên miền cấp cao nhất đặc biệt (sTLDs) thường được giới hạn sử dụng cho một số tổ chức và nhóm cụ thể. Đây là một số ví dụ phổ biến: .gov cho website của chính phủ, .edu cho các tổ chức giáo dục, .post cho các dịch vụ bưu chính, .asia được tài trợ bởi DotAsia dành cho các công ty muốn tập trung vào thị trường châu Á và .mil cho quân đội.
Infrastructure Top-Level Domain
Infrastructure Top-Level Domain là tên miền cấp độ cao về cơ sở hạ tầng chỉ có một tên miền duy nhất là .arpa, đại diện cho ARPA (Vùng tham số địa chỉ và định tuyến). Loại tên miền này được sử dụng đặc biệt cho việc giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng trên Internet, và nó được ICANN đảm nhiệm quản lý.
Những loại tên miền khác
Có nhiều loại tên miền thứ cấp (Tên miền cấp 2) được sử dụng cho các mục đích cụ thể. Ví dụ, ở Anh các công ty thường sử dụng tên miền .co và .uk thay vì chỉ .uk, là một ví dụ minh họa cho tên miền cấp 2. Các tên miền cấp 2 khác bao gồm .gov và .uk, thường được sử dụng bởi các tổ chức chính phủ, còn .ac và .uk thì thường được sử dụng bởi các trường đại học và học viện.
Vai trò của Root Domain trong SEO
Đối với những người làm SEO, khi bắt tay vào xây dựng một website bất kỳ nào cũng cần phải quan tâm đến những ảnh hưởng và lợi ích mà các thành phần như root domain, subdomain,… mang lại. Chúng có thể giúp cải thiện traffic cực hiệu quả mà lại hoàn toàn miễn phí.
Một số ý nghĩa quan trọng mà root domain mang lại cho việc SEO website là:
- Các website sở hữu tên miền gốc và tên miền phụ chất lượng sẽ có lượng traffic cao hơn.
- Không phải lúc nào tên miền phụ cũng thừa hưởng các chỉ số có lợi và khả năng xếp hạng từ một tên miền phụ khác.
- Việc đặt internal link và external link có thể kéo traffic từ subdomain này qua subdomain khác.
- Có càng nhiều liên kết chất lượng trỏ đến website thì càng có lợi cho SEO, gia tăng đáng kể xếp hạng của website trong kết quả tìm kiếm.
Lời kết
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm root domain là gì và vai trò của root domain đối với SEO. Trong quá trình đọc bài viết nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tên miền bạn có thể liên hệ với Vietnix để được tư vấn miễn phí.