Hiện nay, số lượng người nghe Podcast ngày càng tăng cao, nhất là các bạn trẻ. Chính bởi điều đó, các kênh Podcast ngày càng xuất hiện nhiều trên các nền tảng khác nhau. Vậy Podcast là gì? Vietnix sẽ cùng bạn tìm hiểu về Podcast cũng như các lợi ích, xu hướng và cách nghe podcast trên các nền tảng qua bài viết dưới đây.
Podcast là gì?
Podcast là khái niệm từ chỉ các tệp âm thanh kỹ thuật số có sẵn trên Internet và bạn có thể tải về thiết bị của mình như: Điện thoại, máy tính bảng, máy tính,… để nghe, học tập và trải nghiệm. Chủ đề của Podcast vô cùng đa dạng từ: Chương trình radio, hài độc thoại, thời sự,… Người dùng có thể tìm kiếm và lựa chọn chủ đề và chương trình ưa thích của mình để lắng nghe.
Lịch sử của Podcast và Podcasting
Podcast là ứng dụng gì và lịch sử của Podcast như thế nào? Vào năm 2003, Podcast được ra mắt người dùng tại một sự kiện có tên BloggerCon. Tại đây, một ứng dụng có tên gọi RSS-to-iPod được xây dựng với mục đích là giúp người dùng iPod tải các tệp âm thanh trên Internet về thiết bị.
Đến năm 2004, Ben Hammersley nhà báo người Anh đánh dấu sự xuất hiện của thuật ngữ “Podcasting”. Podcast là kết hợp giữa hai từ “iPod” (một thương hiệu máy phát nhạc của hãng Apple) và “broadcast” (có nghĩa là phát sóng). Ngoài ra, Dannie Gregoire đã dùng thuật ngữ “Podcaster” để định nghĩa người tạo ra Podcast và cho đến nay thuật ngữ Podcast được sử dụng thường xuyên.
Podcast hoạt động như thế nào?
Như đã nói ở trên, Podcast là một tệp tin âm thanh dưới định dạng là MP3 hoặc MP4, được tiếp cận với người dùng thông qua nguồn cấp RSS. Nhưng đến năm 2003, chức năng của RSS cho phép đính kèm tệp tin âm thanh vào trong nguồn cấp của mình và liên tục cập nhật các nội dung và thông báo gửi đến cho người dùng.
Đồng thời, Podcaster (Người làm Podcast) sẽ sản xuất một file âm thanh. Sau đó, Và họ sẽ đưa tập tin đó lên một dịch vụ lưu trữ có tên là Podcast hosting. Cuối cùng, Podcast hosting sẽ tạo ra nguồn cấp dữ liệu cho kênh Podcast (được gọi là RSS feed). Từ đó, các nền tảng nghe Podcast sẽ cung cấp RSS Feed để bạn có thể đăng ký, tải xuống hay nghe online ngay trực tiếp trên ứng dụng.
Vì sao Podcast trở nên ngày càng phổ biến?
Liệu bạn có thắc mắc rằng vì sao càng ngày càng có nhiều người nghe Podcast? Để hiểu rõ hơn về mức độ phổ biến của Podcast, bạn cần dựa trên quan điểm của cả 02 phía gồm: podcaster và người nghe, cụ thể:
Theo quan điểm của Podcaster
Xét về kỹ thuật, việc xây dựng một Podcast sẽ thuận lợi hơn khi dựng một video clip, tuy chúng cùng một mục đích là dùng để truyền thông. Bên cạnh đó, Podcast sẽ không ưu tiên hay chú trọng quá nhiều đến việc đầu tư tiền bạc, khả năng sản xuất nội dung và kỹ thuật. Thay vào đó, khi bạn muốn tạo ra một tập Podcast chất lượng dành cho người nghe, đôi khi bạn chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, một micro, một tai nghe và phần mềm chỉnh sửa âm thanh là đã đủ công cụ để bạn dàn dựng tập Podcast.
Không những vậy, cơ hội để tập Podcast do bạn tạo ra tiếp cận được nhiều người xem là rất lớn. Một số nền tảng cho phép phát sóng như Podcast như: Itunes, Soundcloud, Spotify, Apple podcast,… khá phổ biến và sở hữu tệp người nghe đa dạng.
Podcast không gói gọn nội dung trong việc chia sẻ quan điểm cá nhân, thay vào đó bạn có thể thỏa trí tưởng tượng cũng như là phát huy năng khiếu của bản thân. Nói một cách cụ thể, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn nội dung cho tập Podcast của mình là những mẩu chuyện vui, talkshow, chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức,… Mỗi tập podcast chỉ cần đem lại một giá trị trọn vẹn, tích cực thì đều được đón nhận và ủng hộ.
Theo quan điểm của người nghe
So với các video clips hay TV, Podcast sẽ không gây phân tâm quá nhiều cho người nghe. Do đó, bạn có thể nghe Podcast ngay cả khi đang lái xe, học bài, làm việc nhà hay thậm chí là trước khi đi ngủ để giấc ngủ được sâu hơn.
Dựa trên lĩnh vực y khoa (sinh học), nghe Podcast sẽ giúp con người có sự thay đổi tích cực về tư duy, cảm xúc. Mặt khác, nghe Podcast cũng là một hình thức giúp phát triển trí tuệ hiệu quả. Khi bạn tập trung lắng nghe một tập Podcast nào đó, não ngôn ngữ và thính giác sẽ được kích hoạt đến mức tối đa.
Xu hướng phát triển của Podcast trong tương lai
Các chuyên gia trong lĩnh vực này dự đoán rằng podcast sẽ vô cùng phát triển và thịnh hành trong tương lai gần. Ở “Vũ trụ Podcasting” được dự đoán sẽ có giá trị chục tỷ đô la trong tương lai gần.
Ví dụ điển hình cho xu hướng này là, hiện nay nền tảng Google đã có những dấu hiệu trả về những kết quả tìm kiếm bằng Podcast cho người dùng. Vì thế, Podcast sẽ là xu hướng phát triển nội dung cho thời gian tới đây. Nếu ai muốn tham gia vào ngành công nghiệp Podcast này, còn chần chờ gì nữa. Hãy nghiên cứu và lập kế hoạch cho một kênh Podcast do chính mình quản lý nhé.
Những lợi ích của Podcast
Podcast hiện đang trở nên phổ biến và phù hợp với mọi lứa tuổi và mang lại nhiều lợi ích nổi bật như:
Nâng cao khả năng nghe tiếng Anh
Hiện nay, ngôn ngữ được dùng thông dụng nhất để thể hiện các nội dung Podcast chính là tiếng Anh. Từ đó, thông qua việc khi bạn tiếp xúc nhiều với các nội dung tiếng Anh và với tần suất hợp lý, khả năng tiếng Anh của bạn sẽ được cải thiện mỗi ngày và tiến bộ lên trông thấy.
Phát triển trí tưởng tượng
Theo một nghiên cứu khoa học mới đây đã cho thấy rằng, khi bạn nghe Podcast là bạn đang tiếp cận tới những nội dung khác nhau và việc này kích thích bộ não của bạn suy nghĩ về nội dung đang được thể hiện đó. Vô hình chung điều này giúp sự sáng tạo và trí tưởng tượng của con người được cải thiện hơn rất nhiều.
Mở rộng kiến thức ở nhiều lĩnh vực
Trên thực tế, đa phần các tập Podcast đều được sản xuất dựa trên thị hiếu và mong muốn của người nghe. Hơn nữa, nội dung của từng tập Podcast rất đa dạng, phong phú và chúng được chia thành từng chủ đề riêng biệt. Hình thức của Podcast phổ biến có thể là talkshow hoặc chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, vì thế khi nghe những tập này, bạn có thể mở rộng tầm nhìn, tư duy của bản thân một cách hiệu quả.
Giúp người nghe thư giãn qua những mẩu chuyện thú vị
Những tập Podcast chữa lành tâm hồn thường là các mẩu chuyện vui, thú vị sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, lo toan trong cuộc sống. Hơn thế nữa, mỗi khi stress trong công việc hoặc việc học, nghe podcast để thư giãn đầu óc cũng là một ý tưởng tuyệt vời dành cho bạn.
Nghe Podcast là gì? Nghe Podcast ở đâu?
Nghe Podcast là hành động người dùng truy cập vào các ứng dụng như Google Podcast, Spotify, Podcast Addict,…sau đó tìm kiếm và chọn những kênh Podcast mình thích để thưởng thức. Nghe Podcast thực chất cũng giống như nghe đài radio, tuy nhiên, điều khác biệt chính là Podcast tồn tại dưới hình thức video clips, người nghe vừa có thể xem hình ảnh và nghe, còn đài radio thì không có hình ảnh. Hiện nay, bạn có thể nghe Podcast trên các thiết bị iPad, iPhone, web, iTunes, TV,…với điều kiện người dùng đã tải các ứng dụng Podcast về thiết bị.
Cách sử dụng Podcast trên iPhone, iPad
Hiện nay, Podcast là một ứng dụng phát triển mạng mẽ trên nhiều nền tảng như IOS, Android,… Dưới đây là hướng dẫn cách tìm và sử dụng Podcast trên iPhone, iPad.
Cách tìm và download Podcast trên iPhone, iPad
- Bước 1: Mở ứng dụng Podcast trên thiết bị Apple (iPhone, iPad, iPod) của bạn > Chọn “Khám phá” hay “tab Podcast” để nhìn thấy được các Podcast nổi bật và tác giả.
Nếu bạn có nhu cầu tìm Podcast cụ thể, hãy chọn vào “tab Tìm kiếm (Search)”.
- Bước 2: Chọn vào “chủ đề cần tải” >Nhấn biểu tượng “dấu ba chấm nằm ngang” > Ấn chọn “Tải về”.
Cách chia sẻ nội dung Podcast
- Bước 1: Truy cập ứng dụng Podcast trên thiết bị iPhone hoặc iPad của bạn. Tiếp theo, người dùng bấm chọn “Mục lục hoặc Podcast” đặc sắc đang hiển thị.
- Bước 2: Bạn click chọn vào phần nội dung Podcast mà mình muốn chia sẻ, sau đó chọn tiếp vào dấu 3 chấm hiển thị bên góc phải màn hình. Lúc này, bạn sẽ thấy danh sách các tác vụ và hãy chọn “Chia sẻ tập” là hoàn tất.
Cách đồng bộ Podcast trên các thiết bị iPhone, iPad
Để đồng bộ Podcast trên các thiết bị iPhone, iPad thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Bạn mở “Cài đặt” > Chọn mục “Podcast”.
- Bước 2: Kéo xuống trường “Cài đặt Podcast” và mở “Đồng bộ hóa Podcast”.
Cách cài đặt tần suất refresh Podcast theo định kỳ từ iPhone/iPad
Một điểm đặc biệt mà Podcast mang đến cho người dùng chính là việc cài đặt tần suất refresh định kỳ cho các thiết bị iPhone, iPad chỉ với một số thao tác đơn giản:
- Bước 1: Trên thiết bị iPhone hoặc iPad, bạn click chọn “Cài đặt”. Kế đến, người dùng kéo xuống và chọn biểu tượng Podcast.
- Bước 2: Lúc này, các tác vụ của Podcast sẽ được hiển thị, bạn hãy chọn mục “Refresh Every – lặp lại mỗi”, sau đó tiếp tục chọn tần suất 1 tiếng (1 hour), 6 tiếng (6 hours), hàng ngày (everyday), theo tuần (every week) hoặc thủ công (custom) là hoàn thành.
Cách tải và nghe Podcast trên thiết bị Android, web, iTunes, TV
Dưới đây là một số cách nghe Podcast trên Android, web, TV,… cụ thể như sau:
Nghe Podcast trên Android
- Bước 1: Đầu tiên, bạn cần tải Podcast dành cho hệ điều hành Android.
- Bước 2: Ấn vào “Mở” > Nhấn vào “dấu cộng” để thêm các nội dung nổi bật trên Podcasts.
- Bước 3: Ấn vào “SUBCRIBE” > Chọn “Podcasts”.
- Bước 4: Ấn vào “nội dung nổi bật” đã được đăng ký > Nhấn vào “biểu tượng tải xuống”.
Nghe Podcast trên web
Thông qua các website người dùng có thể nghe Podcast. Với 2 ứng dụng Spotify và SoundCloud, người dùng chỉ việc truy cập vào website, sau đó nhấn Play để phát Podcast. Tuy nhiên, ở đây người dùng chỉ nghe miễn phí đối với vài nội dung nhất định, nếu muốn thì bạn phải bỏ phí ra để được nghe thêm.
Nghe Podcast với iTunes
iTunes được đông đảo người dùng xem là trình phát Podcast nổi bật nhất. iTunes chính lựa chọn chất lượng nhất để nghe Podcast ở MacOS và Windows 10. Tại đây, bạn còn có thể tìm thấy cả những Podcast từ nguồn khác tương tự như SoundCloud.
Nghe Podcast qua TV
Ngoài những cách trên thì bạn cũng có thể nghe Podcast thông qua TV bằng cách dùng Chromecast hoặc dùng phần mềm media center giống Kodi. Ở Kodi, bạn có thể tìm thấy các Podcast âm thanh và video khác nhau để trình chiếu lên TV của mình.
Cách tải và nghe Podcast trên Google Podcast
Google Podcasts sở hữu một giao diện rất dễ sử dụng và thân thiện. Bạn có thể duyệt các danh mục, thể loại hoặc tìm kiếm một Podcast theo tên.
Dưới đây là cách tải và sử dụng Podcast trên Google Podcast, cụ thể như:
- Bước 1: Người dùng truy cập vào cửa hàng CH Play trên thiết bị di động của mình, sau đó nhập từ “Podcast” vào thanh tìm kiếm.
- Bước 2: Lúc này, danh sách các ứng dụng Podcast sẽ hiển thị. Do bạn đang cần tải ứng dụng Google Podcast, vậy nên hãy click chọn ứng dụng này và chọn “Cài đặt” để tải về điện thoại.
- Bước 3: Sau khi hoàn tất quá trình tải, bạn sẽ thấy 02 lựa chọn gồm “Mở” và “Gỡ cài đặt”. Thế nên, để bắt đầu trải nghiệm ứng dụng tuyệt vời trên, bạn hãy chọn “Mở” để truy cập trực tiếp vào Google Podcast.
- Bước 4: Khi này, giao diện Google Podcast sẽ hiển thị với thanh tìm kiếm ở trên, phía dưới là danh sách các tập Podcast phổ biến và thịnh hành.
- Bước 5: Như vậy, quá trình tải Google Podcast đã hoàn tất. Người dùng có thể tìm kiếm tập podcast mà mình muốn nghe trên thanh tìm kiếm, hoặc trải nghiệm các tập Podcast nổi bật hiện nay tùy theo sở thích.
Sau đó, Podcast sẽ bắt đầu phát trong trình phát của ứng dụng Google Podcast. Bạn có thể truy cập điều khiển tạm dừng phát ở cuối màn hình. Nếu muốn điều khiển tốc độ phát của tập, chọn chế độ ban đêm hoặc truyền Podcast tới một thiết bị tương thích như Google Chromecast, hãy chọn tập Podcast ở cuối màn hình. Trình phát đầy đủ sẽ xuất hiện ngay lập tức.
Cách tải và nghe Podcast trên Podcast Spotify
Ứng dụng Spotify là hiện đang được ưa chuộng nhất trên Android. Thống kê của vài tháng trước đây, ứng dụng này đã vượt con số 100 triệu người đăng ký thanh toán, một thời điểm quan trọng cho ứng dụng phổ biến.
- Bước 1: Tải xuống và cài đặt ứng dụng Spotify từ CH Play, App store trên thiết bị của bạn.
- Bước 2: Mở Spotify trên điện thoại của bạn.
- Bước 3: Tìm kiếm Podcast mà bạn quan tâm, muốn nghe (bạn cũng có thể dùng trực tiếp thông qua công cụ tìm kiếm của ứng dụng hoặc điều hướng trong phần Podcast).
- Bước 4: Chọn chủ đề bạn muốn nghe. Nhấp vào nút “tùy chọn” (biểu tượng có ba chấm ngang).
- Bước 5: Nhấp vào “Tải xuống”. Cuối cùng, Podcast đã được lưu vào thư viện của bạn.
Video Podcast là gì?
Như ý trên mặt chữ – Video Podcast – chính là sự kết hợp giữa Podcast và video, thông thường là một cuộc phỏng vấn, trò chuyện giữa 2 người với nhau. Đối với dạng này thì khách mời thường là chuyên gia hay người nổi tiếng trong một lĩnh vực nào đó và sẽ mang tới một câu chuyện thú vị và những trải nghiệm của mình cho người nghe.
Khi hòa mình vào những Video Podcast, người xem không chỉ có được những giây phút giải trí mà còn thu nạp cho mình nhiều kiến thức thú vị trong cuộc sống nói chung và lĩnh vực chuyên ngành nói riêng.
Podcast chữa lành là gì?
Podcast chữa lành được tạo ra như một không gian để bạn có thể lắng nghe những câu chuyện của người khác, để từ đó rút ra bài học hoặc tự ổn định tâm lý của mình sau những biến cố, khó khăn trong cuộc sống. Podcast chữa lành thường là những buổi chia sẻ, trò chuyện với cốt lõi là mang đến sự đồng cảm, sẻ chia với thính giả để nhờ đó xoa dịu những cảm xúc tiêu cực có trong lòng họ, giúp họ vượt qua những chuyện buồn hoặc giải tỏa áp lực, lo lắng.
Các kênh podcast chữa lành tâm hồn
Trên thực tế, một số thính giả, đa phần là các bạn trẻ thường không biết cách giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, nên họ tìm tới các kênh podcast chữa lành để lắng nghe và cảm nhận sự chia sẻ từ đó. Vậy nên, những kênh podcast chữa lành tâm hồn thịnh hành và phổ biến ngày nay có thể kể đến như:
Nhà chữa lành Radio
Nhà Chữa Lành Radio hoạt động dựa trên những câu chuyện mang nhiều ý nghĩa cho cuộc sống. Đặc biệt, trong mỗi tập Podcast đều được thể hiện qua giọng đọc nhẹ nhàng, thủ thỉ, kết hợp với âm thanh tiếng mưa rơi hay tiếng chim hót khiến cho không khí trở nên trầm lắng và dễ đi vào tâm người nghe.
Một số tập podcast được thính giả ưa thích trên kênh này gồm: Em có gì muốn nói cùng tôi, Đôi khi yêu thương cũng cần nghiêm khắc,…
Podcast Mây Kể Chuyện
Mây Kể Chuyện là kênh podcast do chính cô nàng có biệt danh Mây xây dựng. Các tập podcast thường xoay quanh những câu chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống của Mây, thông qua đó cô nàng muốn mang đến cái nhìn tích cực, lạc quan cho người nghe để vượt qua chuỗi ngày không vui, mệt mỏi. Với giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp kết hợp với âm thanh du dương tạo nên bầu không khí sâu lắng mà bất kỳ ai khi nghe podcast trên kênh Mây Kể Chuyện đều có cảm giác được chữa lành tâm hồn.
Một số tập podcast nổi bật trên kênh Mây Kể Chuyện: Áp lực đồng trang lứa, Chữa lành chính mình và là chính mình, Một mình không cô đơn,…
Trà Đàm Trong Suốt Podcast
Trà Đàm Trong Suốt là kênh podcast chữa lành tâm hồn vô cùng hiệu quả và được nhiều thính giả lắng nghe. Với sự chia sẻ chân thành, tinh tế của thầy Trong Suốt và những người bạn xoay quanh câu chuyện về gia đình, xã hội, tình yêu hay thậm chí là mâu thuẫn nội tâm, bạn sẽ học được cách đối diện chuyển hóa những cảm xúc này dựa trên trí tuệ và ánh sáng. Nhờ đó, thính giả sẽ có cái nhìn lạc quan, tích cực hơn trong mọi vấn đề.
Những kênh podcast tiếng Việt hay
Một số kênh podcast tiếng Việt hay mang đến nhiều giá trị sâu sắc cho người nghe, với đa dạng chủ đều và cách thức thực hiện như:
Amateur Psychology Podcast
Amateur Psychology Podcast còn được biết đến với tên tiếng Việt là Tay mơ học đời bằng tâm lý học. Đây là một trong những kênh podcast tiếng Việt nổi bật, thu hút nhiều bạn trẻ do cô nàng Nguyễn Đoàn Minh Thư lập ra. Minh Thư là một du học sinh chuyên ngành tâm lý học nên nội dung của các tập podcast thường chú trọng vào các vấn đề khoa học xã hội là chủ yếu. Với chất giọng truyền cảm của Minh Thư, bạn sẽ dễ dàng hiểu hơn về ngành tâm lý học thông qua các chia sẻ về nghiên cứu, thí nghiệm khoa học đã được chứng minh để giải đáp những vấn đề tâm lý trong cuộc sống bằng sự chính xác và thực tiễn.
Giá trị mà Amateur Psychology Podcast mang đến chính là cách vận dụng kiến thức trong tâm lý học để giải quyết những vấn đề cảm xúc cá nhân sao cho hiệu quả. Từ đó, cô nàng cũng muốn giúp người nghe có một cuộc sống vui vẻ, lạc quan hơn.
Tâm sự kinh doanh
Tâm sự kinh doanh là một kênh podcast khá độc đáo khi host là một bạn nam với giọng nói trầm ấm, mạnh mẽ chia sẻ những kinh nghiệm trong môi trường công việc. Hơn thế nữa, khi nghe podcast Tâm sự kinh doanh, bạn sẽ học được cách giải quyết vấn đề sao cho hiệu quả nhưng vẫn đạt được sự thoải mái trong tâm lý, hạn chế áp lực tại môi trường làm việc.
Tâm lý học tuổi trẻ Podcast
Tâm lý học tuổi trẻ là một kênh podcast dành cho những ai muốn tìm hiểu về ngành tâm lý học. Ngoài ra, giá trị mà kênh podcast này mang lại rất hữu ích, đó là cách thức đối mặt với những vấn đề về cảm xúc, suy nghĩ và hướng giải quyết hiệu quả, nhằm giải tỏa áp lực, giảm stress và chăm sóc sức khỏe tâm lý cho chính mình.
Kênh Podcast hay bạn nên theo dõi
Dưới đây là 5 kênh Podcast có nội dung độc đáo và bổ ích cho cuộc sống bạn không nên bỏ qua.
1. The Present Writer
The Present Writer là kênh Podcast do Blogger & YouTuber Chi Nguyễn làm chủ. Chi Nguyễn hiện đang là Tiến sĩ Giáo dục đang làm việc tại Mỹ và cũng là tác giả của đầu sách Một cuốn sách về chủ nghĩa tối giản Chi Nguyễn. Nội dung của kênh xoay quanh chủ đề phát triển bản thân theo xu hướng tối giản.
Một số bài Podcast có tiếng vang từ The Present Writer không thể bỏ qua đó là:
- Framework định hướng tương lai.
- Ngừng so sánh bản thân và ghen tỵ với người khác.
- Luôn bắt đầu với câu hỏi “Tại sao”,…
2. Have A Sip
Đây chính là kênh Podcast mà người trẻ Việt không thể bỏ qua, một trong những “tâm huyết” được xây dựng từ đội ngũ Vietcetera.
Đúng như những gì Vietcetera đã gọi tên cho kênh Podcast này, mỗi tuần mỗi gương mặt mới. Đa phần là những người nổi tiếng, chuyên gia có sức ảnh hưởng tới thế hệ “Gen Z”. Khách mời sẽ ngồi xuống nhâm nhi tách trà và thảo luận về nhiều khía cạnh của cuộc sống, thông qua những góc nhìn mới mẻ.
3. Sunhyun Podcast
Chủ kênh Podcast này chính là Sunhuyn, hiện đang làm Content Creator, nội dung của kênh vô cùng phong phú và đa dạng. Cũng là một kênh hay mà bạn nên theo dõi.
Bằng lối văn chân thực kèm theo những chia sẻ mộc mạc, nội dung Podcast của Sunhuyn cũng truyền nhiều năng lượng tích cực đến nhiều bạn trẻ Việt Nam trong quá trình phát triển bản thân, giúp thay đổi cách suy nghĩ về cuộc sống. Quên đi những mệt mỏi lo âu và cười nhiều hơn mỗi ngày.
4. Giang ơi Radio
Giang Ơi chắc hẳn đã không còn quá xa lạ với đa số bạn trẻ hiện nay. Xuất phát điểm từ sáng tạo nội dung ở nền tảng Youtube. Giang Ơi hiện đã trở thành nguồn cảm hứng, và chỗ dựa tinh thần cho nhiều bạn trẻ trên hành trình tìm kiếm bản ngã của mình và những vấn đề trong giai đoạn trưởng thành.
Giang ơi được biết đến với lối sống giản dị, gần gũi. Tuy nhiên qua lối kể chuyện hiện đại và phóng khoáng, những bài học và trải nghiệm sống được thể hiện vô cùng dễ hiểu và tinh tế. Hãy thử một lần lắng nghe và tự mình cảm nhận về kênh Podcast này nhé!
5. Radio Người Giữ Kỷ Niệm
Kênh Podcast Radio Người Giữ Kỉ Niệm với chuyên mục Kể Cho Tôi Nghe tựa như “trạm dừng chân” phù hợp với tâm hồn nhạy cảm và nhiều cảm xúc. Những lá thư gửi về cho Radio Người Giữ Kỉ Niệm là những mẫu chuyện nhỏ không giống nhau, đa dạng màu sắc, và phong phú tâm trạng.
6. HIEU.TV
Hieu.TV hiện là một kênh Podcast nổi bật trên nền tảng Spotify với host là một doanh nhân tên Nguyễn Ngọc Hiếu (Hieu Nguyen). Mục đích của kênh podcast này chính là chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn từ doanh nhân Hieu Nguyen về 02 mảng chính: kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và kinh nghiệm sống.
Với những buổi chia sẻ mộc mạc, thực tế của anh Hiếu, người nghe sẽ tích lũy thêm nhiều kiến thức thú vị về lĩnh vực tài chính, đặc biệt là cách quản lý chi tiêu cá nhân để có một cuộc sống đủ đầy về kinh tế. Đồng thời, bạn có thể học hỏi thêm những kinh nghiệm khi làm việc trong mảng tài chính thông qua những trải nghiệm của anh chàng này.
7. Minh Niệm
Minh Niệm là kênh Podcast do chính vị thầy tu Thích Minh Niệm thành lập. Chủ đề của kênh này thường xoay quanh những vấn đề trong cuộc sống và lời chia sẻ của vị chân tu này hướng con người đến một lối sống nhẹ nhàng, thiện lành.
Kênh podcast Minh Niệm hoạt động theo hình thức chia sẻ, trò chuyện và đôi khi là những mẩu chuyện thực tế do thầy Minh Niệm mang đến sẽ giúp bạn mở rộng nhân sinh quan, sống theo lẽ phải và thư giãn sau những giờ học, làm việc mệt mỏi.
8. Một số kênh Podcast thịnh hành khác trên Spotify
Hiện nay, Spotify là nền tảng được nhiều người dùng truy cập để nghe nhạc, podcast nhất. Bên cạnh những kênh Podcast mà Vietnix đã gợi ý ở nội dung trên, bạn có thể tìm nghe các kênh podcast với nội dung đa dạng, thú vị không kém như:
- Kể Cho Tôi Nghe
- Chầm Chậm Mà Sống
- Podcast Di-Dịch
- Bí ẩn sử Việt
- IFO PODCAST
- Hồ Sơ Vụ Án
- Yangdexin
- Tri Kỷ Cảm Xúc
Làm thế nào để kiếm tiền từ Podcast?
Nếu bạn là một người ưa thích sự sáng tạo và có tính cách hướng ngoại, cởi mở, thì việc xây dựng một kênh Podcast cũng là một lựa chọn hoàn hảo. Không những vậy, khi là một nhà sáng tạo Podcast độc lập, bạn hoàn toàn có thể dựa vào Podcast để tìm kiếm khoản thu nhập cho riêng mình.
Từ liên kết Youtube
Khi bạn đã xây dựng kênh Youtube trước đó và đã có một lượng lớn người theo dõi, bạn có thể đăng video song song trên cả 02 nền tảng là Podcast và Youtube. Khi này, các nhà sản xuất nội dung độc lập có thể kiếm tiền dựa trên lượt xem và hơn thế nữa là bật tính năng quảng cáo cho clip Podcast trên chính nền tảng Youtube.
Từ tiếp thị liên kết
Affiliate Marketing cũng là một trong những hình thức khá phổ biến và thông dụng hiện nay. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, ý tưởng sử dụng Affiliate Marketing cho phép các nhà sản xuất nội dung tạo link kiếm tiền bằng cách khuyến khích người dùng click vào trang web của họ. Dựa trên số lượt click, hệ thống sẽ tự động tính phần trăm và bạn sẽ được hưởng hoa hồng dựa trên số phần trăm này. Ngoài ra, khi người dùng nhấp vào link và ra quyết định mua hàng ngay sau đó, phần trăm hoa hồng sẽ được tính cao hơn.
Từ các nguồn tài trợ
Khi xây dựng kênh Podcast, bạn hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn các chủ đề mà mình muốn. Dựa trên các clip Podcast đăng tải, bạn cần chú ý vào số lượt người nghe của từng chủ đề, từ đó chọn ra các chủ đề tiềm năng. Kế đến, bạn hãy tìm kiếm các nhãn hàng, công ty sở hữu tệp khách hàng tiềm năng để hợp tác, từ đó nâng cao lượng người tiếp cận kênh Podcast của mình và kiếm thêm tiền.
Từ sự ủng hộ của người hâm mộ
Hiện nay, các nền tảng trực tuyến như Podcast, Nimo TV,…đều tạo điều kiện cho những nhà sáng lập nội dung kiếm tiền thông qua các bên dịch vụ thứ 3 như tài khoản ngân hàng, ví điện tử,…Nhất là khi bạn đã sở hữu tệp thính giả tiềm năng, những khoản tiền ủng hộ của họ sẽ được chuyển vào số tài khoản cá nhân với mục đích hỗ trợ bạn phát triển kênh Podcast hoàn thiện hơn.
Từ việc bán các dịch vụ đi kèm
Đối với những kênh Podcast lựa chọn chủ đề chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, bạn có thể dựa vào đó để bán các dịch vụ đi kèm. Thông thường, các loại dịch vụ này có thể kể đến như: các khóa học, chương trình tư vấn hoặc các mô hình sản phẩm được thiết kế riêng biệt,…rất đa dạng và mới mẻ.
Người mới tập làm Podcast như thế nào để đạt hiệu quả cao?
Sau khi hiểu được Podcast là gì, song song với đó là những tiềm năng, cơ hội để phát triển thành một ngành nghề có thể đem lại nguồn thu nhập phụ cho bạn. Vậy những người mới tập làm Podcast nên làm gì để xây dựng kênh Podcast hiệu quả?
Hướng dẫn xây dựng một kênh Podcast
Nếu bạn muốn xây dựng kênh Podcast trên nhiều nền tảng khác nhau, bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số bước cơ bản sau để hoàn thiện kênh Podcast của chính mình;
- Bước 1: Lựa chọn chủ đề phù hợp (Có thể dựa trên thế mạnh của bản thân hoặc mức độ phổ biến trên thị trường).
- Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị kỹ thuật cần thiết để có thể thu âm và chỉnh sửa.
- Bước 3: Sáng tạo nội dung Podcast (Có thể dựa trên các chủ đề nổi bật hiện nay hoặc các lĩnh vực bạn đã có trải nghiệm trước đây).
- Bước 4: Lập kịch bản chi tiết, chuẩn bị các phân đoạn quay và thu âm.
- Bước 5: Sau khi hoàn tất, bạn cần chỉnh sửa bản thu/ghi hình một lần nữa để tránh những sai sót không đáng có và đăng tải.
Người mới khi xây dựng kênh Podcast nên làm gì?
Trước khi xây dựng kênh Podcast độc lập, bạn nên chuẩn bị và rèn luyện cho mình những thói quen cần thiết thông qua việc:
- Nghiên cứu thị trường thực tiễn:
Nghiên cứu thị trường thực tiễn là một trong những bước quan trọng hàng đầu khi bạn muốn xây dựng kênh Podcast. Khi có sự nghiên cứu, bạn sẽ nắm rõ các chủ đề phổ biến ở thời điểm hiện tại, cách lựa chọn chủ đề, phương pháp tiếp cận người nghe hiệu quả, tìm ra được điểm riêng biệt (signature) của kênh để từ đó thu hút và gợi nhớ thường xuyên cho người nghe.
- Nghe Podcast ở nhiều lĩnh vực, của nhiều người đã có kinh nghiệm:
Trước khi xây dựng kênh Podcast, bạn nên nghe Podcast của những người đã làm trước đó để trau dồi và học hỏi kinh nghiệm. Thông qua việc nghe nhiều Podcast, bạn sẽ có kinh nghiệm trong việc xây dựng format nhằm thu hút nhiều lượt nghe, cách thức triển khai nội dung sao cho hợp lý,…Ngoài ra, chúng còn mang đến rất nhiều lợi ích như:
- Có thêm nhiều kiến thức mới để tập xây dựng kênh Podcast độc lập.
- Biết cách lựa chọn ý tưởng, xây dựng nội dung.
- Nắm rõ cách thu hút và dẫn dắt thính giả.
- Hiểu được ý nghĩa của việc thiết kế bố cục hoàn chỉnh.
- Lập kế hoạch dài hạn cho kênh Podcast:
Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường và luyện tập nghe Podcast nhiều, điều tiếp theo bạn cần làm là lập kế hoạch dài hạn cho kênh Podcast. Đây được xem là một trong những công việc quan trọng không kém, vì nếu không có sự chuẩn bị trước, bạn rất dễ gặp tình trạng thiếu ý tưởng cho các tập tiếp theo, từ đó không phát triển được kênh này.
Câu hỏi thường gặp
Podcast là video hay âm thanh?
Nói một cách đơn giản: Podcast là một chương trình âm thanh, giống như Talk Radio, nhưng bạn đăng ký chúng trên điện thoại thông minh của mình và nghe Podcast bất cứ khi nào bạn muốn.
Thời lượng Podcast là bao lâu?
Thời lượng Podcast của bạn cũng phụ thuộc vào chủ đề, ngành hoặc thể loại của bạn. Có thể là khoảng 15 – 20 phút là hoàn hảo cho người nghe của bạn. Nhưng có thể khán giản cụ thể của bạn muốn thông tin khám phá, chuyên sâu hơn, thì trong trường hợp đó, 45 – 90 phút sẽ cung cấp nhiều giá trị.
Adobe podcast là gì?
Adobe podcast là một phần mềm được thiết kế để xử lý các tệp tin âm thanh. Với công cụ này, bạn có thể chỉnh sửa các loại tạp âm sao cho mỗi tập Podcast đều có chất lượng âm thanh rõ ràng, chuẩn nhất.
Google Podcast là gì?
Google Podcast được ra mắt lần đầu vào ngày 18/06/2018 trên các thiết bị có hệ điều hành Android. Đây là ứng dụng tích hợp nhiều tệp tin âm thanh kỹ thuật số thịnh hành trên toàn cầu. Ứng dụng Google Podcast còn cho phép người dùng tìm kiếm và phát hành các podcast cá nhân miễn phí.
Làm podcast là gì?
Làm podcast là việc tạo ra một file âm thanh dưới dạng MP3 hoặc MP4 và đăng tải trên các nền tảng như Spotify. Youtube,…với mục đích chia sẻ những câu chuyện, kiến thức, kinh nghiệm, bài học,…cho mọi người thông qua mạng Internet.
Kết luận
Khi nền công nghệ số phát triển, các nền tảng xã hội ngày càng ứng dụng lên đời sống con người một cách phổ biến. Do đó, việc chia sẻ những trải nghiệm, kiến thức và những câu chuyện cá nhân liên quan đến tình cảm, cuộc sống từ Podcast đã khiến cho nền tảng này càng ngày chứng minh được vị thế của mình. Vietnix hy vọng thông qua bài viết trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về Podcast là gì, đồng thời nắm được các vai trò, lợi ích cũng như cách tạo lập kênh Podcast cho riêng mình theo cách hiệu quả nhất.