Thuật ngữ Broadcast chắc hẳn đã không còn xa lạ với người thường xuyên sử dụng internet. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về vai trò, lợi ích cũng như nhưng lưu lý khi gửi Broadcast. Bài viết này, tôi sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về thuật ngữ này một cách chi tiết nhất!
Broadcast là gì?
Trong lĩnh vực Internet, tin truyền thông hay còn gọi là broadcast được hiểu là cách thức truyền tải tin được gửi từ một điểm nhất định (điểm truyền đi) đến những điểm khác trong cùng một hệ thống mạng. Theo đó, một địa chỉ tin truyền thông sẽ là chủ chốt cho mọi thiết bị kết nối cùng một mạng dữ liệu. Do đó, khi một tệp tin được gửi đến địa chỉ truyền tin thì tất cả các thiết bị đang có trong mạng này đều sẽ nhận được.
Facebook Broadcast là gì?
Facebook Broadcast được xem là một cách thức hỗ trợ doanh nghiệp truyền tải nội dung, thông điệp mà họ mong muốn, đến một lượng rất lớn người truy cập Facebook trong cùng một khoảng thời gian đã được cài đặt trước.
Lợi ích của Broadcast đối với doanh nghiệp
Hiện nay trên mạng xã hội Facebook, broadcast rất phổ biến với nhiều doanh nghiệp vì cách thức này mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Nâng cao độ nhận diện thương hiệu thông qua việc tiếp cận và giao tiếp dễ dàng với người dùng.
- Tăng khả năng tương tác trực tiếp và hỗ trợ quá trình chăm sóc khách hàng hiệu quả.
- Broadcast giúp các chiến dịch quảng cáo trở nên viral, từ đó tăng hiệu quả của chiến dịch đó.
- Thực hiện các công việc như kêu gọi, truyền tải thông điệp, cung cấp các chương trình ưu đãi, giảm giá,… đến người dùng một cách dễ dàng.
- Doanh nghiệp có thể tối ưu được chi phí quảng bá và tiếp thị.
Có thể nói rằng, Broadcast cũng là một hình thức marketing giúp doanh nghiệp tạo lập Fanpage chuyên nghiệp để tăng độ nhận diện, tiếp cận và đưa ra chính sách chăm sóc khách hàng vô cùng hiệu quả.
Phân biệt Broadcast và Multicast
Broadcast không nên bị nhầm lẫn với unicast truyền đến một người nhận cụ thể (như hầu hết các tin nhắn e-mail). Multicast , truyền đến nhiều máy thu cụ thể. Như trong e-mail đến danh sách phân phối hoặc truyền Web qua mạng MBone đến một nhóm địa chỉ nhận cụ thể. Hoặc anycast, truyền đến một nhóm bộ định tuyến gần nhất. Được sử dụng trong Giao thức Internet Phiên bản 6 (IPv6). Như một kỹ thuật để cập nhật chuỗi một nhóm bộ định tuyến với thông tin định tuyến mới.
Trước hết, Multicast và Broadcast là 02 loại chính của địa chỉ IP (IP address). Vì thế, cách thức phân biệt giữa chúng khá dễ dàng:
- Địa chỉ Multicast được dùng để gửi tệp tin tới một nhóm thiết bị trong một mạng độc lập. Còn với địa chỉ broadcast, tệp tin này sẽ được chuyển đi cho mọi thiết bị trong cùng một hệ thống mạng (network).
- Bộ định tuyến sẽ là nơi mà các tệp tin được gửi đến địa chỉ Multicast đi qua, còn với Broadcast thì các tệp tin này sẽ không được đi qua bộ định tuyến như Multicast.
Ngoài ra, bạn có thể phân biệt thêm dựa trên một số yếu tố gồm:
Các tính năng | Broadcast | Multicast |
Cách truyền tệp tin | Được gửi đến cho toàn bộ người nhận trong cùng một hệ thống mạng. | Chỉ được gửi đến cho một nhóm thiết bị nhất định trong mạng. |
Độ bảo mật | Trung bình | Trung bình |
Xác định địa chỉ Broadcast như thế nào?
Theo thường lệ, một địa chỉ IP sẽ sở hữu một bộ tám, trong đó bao gồm bốn số thập phân và được ngăn cách bởi dấu chấm, đồng thời mỗi octet sẽ chứa đựng 8 bit dữ liệu. Bên cạnh đó, mỗi octet sẽ gồm các số dao động từ 0 đến 255 và cách xác định địa chỉ Broadcast phụ thuộc vào phần đuôi của địa chỉ trên hệ thống máy chủ.
Hướng dẫn kiểm tra Broacast Address
Cách kiểm tra địa chỉ Broadcast cụ thể được thể hiện qua từng bước sau đây:
Với hệ điều hành Windows:
- Bước 1: Dựa vào bảng menu Start hoặc phím tắt Windows + R để đi đến hộp thoại CMD.
- Bước 2: Người dùng nhập câu lệnh ipconfig/all rồi chọn nút “Enter”. Lúc này, một loạt các địa chỉ IP sẽ xuất hiện và bạn chỉ cần chú ý đến dòng thông tin của Subnet Mask và IPv4 Address.
- Bước 3: Đổi địa chỉ ở 02 thông tin này từ dạng thập phân sang nhị phân sẽ được các kết quả tương tự gồm:
- IP: 192.168.178.30 => IP1: 11000000.10101000.10110010.00011110
- SM: 255.255.255.0 => SM1: 11111111.11111111.11111111.00000000
- Bước 4: Tiếp tục thực hiện đảo các bit của SM1 để cho ra kết quả SM2: 00000000.00000000.00000000.11111111
- Bước 5: Sau cùng, người dùng thực hiện phép toán OR giữa địa chỉ IP1 và SM2 để xác định địa chỉ broadcast:
- IP1: 11000000.10101000.10110010.00011110
- SM2: 00000000.00000000.00000000.11111111
- Bitwise OR ———————————————— ———-
- Broadcast Address: 11000000.10101000.10110010.11111111
Với hệ điều hành Ubuntu
- Bước 1: Người dùng tiến hành mở bảng tùy chọn Show applications.
- Bước 2: Tại bảng này, bạn nhập Terminal và nhấn chọn khởi động ngay sau đó.
- Bước 3: Tiếp theo, hãy nhập câu lệnh ifconfig
- Bước 4: Theo dõi kết quả mà phần mềm hiển thị, trong đó có 03 giá trị khác nhau với:
- Net192.168.0.10 là địa chỉ IP của thiết bị hiện tại.
- Netmask 255.255.250.0 là subnet mask của mạng cục bộ.
- Broadcast 192.168.0.255 là địa chỉ Broadcast của mạng cục bộ.
Ứng dụng Broadcast
Broadcast thường được sử dụng trong một mạng máy tính hay trong số những thứ khác, khi địa chỉ IP của máy nhận vẫn chưa được biết tới. Kỹ thuật này thường được sử dụng trong mô hình OSI ở tầng mạng. Ví dụ như ba giao thức ARP, DHCP và Wake on LAN. Các trò chơi trên máy tính thích hợp với mạng có sử dụng broadcast để có thể tìm một danh sách của tất cả các trò chơi mở trên mạng nội bộ mà người dùng được tham gia. Giao thức truyền thông SMB được tìm bằng broadcast và các nguồn lực được chia sẻ trên mạng nội bộ giống như các tập tin hoặc máy in.
Những lưu ý khi gửi Broadcast qua Fanpage Facebook
Khi gửi Broadcast qua fanpage Facebook, doanh nghiệp cần lưu ý về cách dùng tin nhắn và các lỗi phổ biến của hình thức này, cụ thể:
Cách sử dụng tin nhắn
Trên thực tế, tin nhắn Facebook được chia làm 03 loại chính với: tin nhắn tiêu chuẩn, đăng ký và tài trợ. Trong đó, cách sử dụng đối với mỗi tin nhắn là khác nhau với:
- Tin nhắn tiêu chuẩn: Doanh nghiệp được phép gửi tin nhắn trong vòng 24h và có thể đặt lại khoảng thời gian này cho bất kể thời gian nào mà người dùng thực hiện gửi tin nhắn đến doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để cuộc trò chuyện được tiếp tục diễn ra, doanh nghiệp có thể gửi thêm tin nhắn khác ngoài khung thời gian 24h. Mặt khác, doanh nghiệp vẫn có thể dùng tin nhắn tài trợ để gửi cho người dùng trong vòng 24 tiếng.
- TIn nhắn Beta (đăng ký): Đối với loại tin nhắn này, doanh nghiệp được quyền gửi quảng cáo, khuyến mãi dưới mọi hình thức theo chuẩn quy định cho Facebook đề ra.
- Tin nhắn tài trợ: Là những tin nhắn có nội dung truyền tải thông điệp, quảng cáo, khuyến mãi, ưu đãi cho người dùng Facebook. Theo đó, doanh nghiệp cần gửi loại tin nhắn này ngoài khoảng thời gian 24 tiếng theo tin nhắn tiêu chuẩn.
Các lỗi phổ biến khi gửi Broadcast qua Fanpage Facebook
Khi doanh nghiệp gửi Broadcast hàng loạt sẽ vi phạm quy định do Facebook đề ra, vì vậy thường phát sinh một số vấn đề như:
- Broadcast được gửi liên tục: Facebook khi phát hiện ra điều này sẽ có hành động khóa mọi chức năng của fanpage để tránh ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng. Vì khi broadcast được gửi liên tục sẽ khiến khách hàng cảm thấy nhàm chán, phiền phức và sẽ có hành động báo cáo với Facebook. Vì vậy, cách hiệu quả nhất chính là gửi 1 lần/tuần hoặc 1 lần/tháng.
- Spam nội dung broadcast: Điều này xảy ra khi doanh nghiệp gửi một nội dung quá nhiều lần. Vì vậy, khi doanh nghiệp muốn gửi Broadcast cho người dùng, họ nên thêm Tên tài khoản hoặc tên đầy đủ của khách hàng để cá nhân hóa phần tin nhắn đã gửi.
- Không có tính liên kết trong nội dung: Khi doanh nghiệp đã gửi Broadcast đến người dùng đó mà không nhận được sự tương tác hay phản hồi từ họ, qua một thời gian doanh nghiệp lại tiếp tục gửi cho người dùng đó với nội dung tương tự sẽ rất dễ bị Facebook quét và đánh spam. Vì vậy, để tăng tính liên kết nội dung, doanh nghiệp có thể tạo thêm các nút CTA để kích thích khách hàng tương tác với tin nhắn nhiều hơn.
Những khó khăn khi gửi Broadcast qua Facebook
Bên cạnh việc mang đến nhiều giá trị lợi ích cho doanh nghiệp về mặt phát triển kinh doanh và tăng độ nhận diện thương hiệu, thì Broadcast vẫn tồn tại những khó khăn như:
- Nếu doanh nghiệp gửi tin hàng loạt qua group chat thì không hướng đến đúng người dùng mà mình đang mong muốn, vì khi tin nhắn được gửi đi, tất cả mọi người có trong group chat đều sẽ đọc và nắm được.
- Tốn nhiều thời gian để chắt lọc thông tin và gửi thủ công cho từng người.
- Gặp nhiều áp lực và dễ bị sót tin nhắn phản hồi từ người dùng cho tin Broadcast mà doanh nghiệp đã gửi.
- Việc tiếp nhận và phản hồi khách hàng trễ là một yếu tố khiến doanh nghiệp không thể bán hàng nhanh.
- Gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý thông tin chính xác mà khách cung cấp.
Câu hỏi thường gặp
Broadcast Zalo là gì?
Broadcast Zalo là một tính năng cấp quyền cho chủ Zalo, được gọi là Official Account (OA) để gửi đến hàng loại những người quan tâm đến họ với cùng một nội dung tin nhắn, quá trình này hoàn toàn miễn phí.
Broadcast Channel là gì?
Broadcast Channel còn được gọi là kênh phát sóng. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng đây là một kênh chuyển dữ liệu được dùng để truyền tải dữ liệu từ một nguồn nhất định đến các đích khác nhau. Hay nói cách khác, kênh phát sóng này cho phép một người hay một tổ chức gửi nội dung, thông tin hoặc tin nhắn đến một lượng lớn người nhận trong cùng một lúc.
Live Broadcast là gì?
Live Broadcast còn được gọi là phát trực tiếp. Đây là việc chia sẻ, chuyển những hình ảnh, âm thanh cá nhân hoặc của một hoạt động, chiến dịch, sự kiện nào đó đang diễn ra đến nhiều người xem thông qua website, mạng xã hội, ứng dụng di động,…
Broadcast Media là gì?
Broadcast Media còn được hiểu là truyền thông phát sóng. Đây là một dạng phương tiện truyền thông dùng sóng vô tuyến để chuyển dữ liệu như: âm thanh, nội dung, hình ảnh đến người xem.
Broadcasting là gì?
Broadcasting được gọi là phát sóng, điều này có nghĩa là đây được xem như một phương tiện chuyển hình ảnh, âm thanh đến khán giả một cách rộng rãi thông qua các phương pháp điện tử. Thông thường, broadcasting được thực hiện bằng sóng vô tuyến để tăng lượng người tiếp cận.
Sự phát triển của mạng 5G sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc sử dụng Broadcast?
Tác động của công nghệ 5G đến Broadcast:
– Mở rộng phạm vi ứng dụng.
– Nâng cao hiệu quả truyền tải.
– Thay đổi mô hình kinh doanh nhờ phát triển mô hình thanh toán mới.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trong bài viết về Broadcast là gì sẽ mang lại cho bạn thêm nhiều kiến thức mới. Nếu có thắc mắc hay đóng góp ý kiến, mời bạn để lại bình luận phía dưới bài viết này, tôi sẽ giải đáp nhanh nhất!