Mô hình Client Server giúp phân vùng các nhiệm vụ giữa các nhà cung cấp. Vậy hãy cùng Vietnix tìm hiểu Client Server là gì, cách kết nối Client với Server và sự khác biệt giữa mô hình này với mạng P2P.
Mô hình Client Server là gì?
Mô hình client-server là một mô hình mạng máy tính gồm hai thành phần chính là client và server. Client sẽ là bên yêu cầu dịch vụ cài đặt cũng như lưu trữ tài nguyên từ server. Khi client gửi yêu cầu dữ liệu đến server qua Internet, server sẽ xử lý yêu cầu và gửi các gói dữ liệu cho client.
Mô hình Client Server sử dụng cấu trúc phân tán để phân chia nhiệm vụ giữa client và server. Mô hình còn có một số ứng dụng phổ biến như email và World Wide Web (WWW)…
Nguyên tắc hoạt động của mô hình Client Server
Mô hình client Server hoạt động dựa trên nguyên tắc của 2 thành phần chính là client và server:
Client
Trong mô hình Client Server, Client là các máy tính truy cập để sử dụng dịch vụ (còn gọi là Host) và có khả năng nhận thông tin cụ thể từ nhà cung cấp dịch vụ (Server).
Server
Server là một máy chủ hay phương tiện để cung cấp các dịch vụ đến client. Thường cấu hình của server rất mạnh và luôn kết nối mạng để có thể phục vụ client 24/7.
Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng Server có thể tham khảo Vietnix – một trong những đơn vị cung cấp Server chất lượng cao, uy tín được đông đảo người dùng lựa chọn. Dịch vụ máy chủ của Vietnix luôn đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng phục vụ, Vietnix không ngừng nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng hiện đại.
Cách thức hoạt động cụ thể của mô hình client – server:
- Đầu tiên, client sẽ gửi cầu đến server thông qua một giao thức mạng.
- Tiếp theo, server sẽ xử lý các yêu cầu từ client
- Cuối cùng, server sẽ trả kết quả về cho client thường là một trang web, email, file hoặc thông báo lỗi.
Ưu và nhược điểm của mô hình mạng khách chủ
Khả năng tập trung: Client server có tích hợp Centralization (Tập trung hóa) giúp quản trị viên mạng dễ dàng quản lý và giải quyết vấn đề.
Khả năng mở rộng: Người dùng có thể tăng số lượng tài nguyên như số lượng client hoặc server mà không bị gián đoạn nhờ khả năng mở rộng tốt của mô hình.
Khả năng truy cập: Mô hình client-server không phân biệt mà cho phép người dùng truy cập thông tin từ bất kỳ vị trí hoặc nền tảng nào.
Hiệu quả cao: Server có thể xử lý nhiều yêu cầu cùng lúc, giúp tăng hiệu suất tài nguyên cho client.
Tắc nghẽn lưu lượng: Khi có quá nhiều client gửi request từ cùng 1 server sẽ dẫn đến kết nối chậm và gây tắc nghẽn.
Chi phí: Bởi vì hệ thống mạng có sức mạnh lớn nên việc bảo trì và thiết lập thường khá cao mà không phải người dùng nào cũng chi trả được.
Độ bền: Vì client – server là mạng tập trung nên server chỉ cần xảy ra sự cố hay bị nhiễu thì toàn bộ hệ thống mạng sẽ bị gián đoạn. Do vậy, các mạng client – server sẽ thiếu tính ổn định và độ bền.
Phức tạp: Mô hình client-server có cấu trúc phức tạp và yêu cầu bảo trì thường xuyên. Vì vậy, luôn cần có quản trị viên mạng chuyên dụng để đảm bảo server hoạt động ổn định.
Tài nguyên: Không phải tất cả tài nguyên trên server đều có thể truy cập từ client. Ví dụ, bạn không thể in tài liệu trực tiếp từ web hoặc chỉnh sửa bất kỳ thông tin nào trên ổ cứng của Client.
Ví dụ về mô hình Client – Server
Dưới đây là một số ví dụ ứng dụng mô hình client server phổ biến:
- Email server: Các thư điện tử được gửi từ client sẽ được server tiếp nhận email, lưu trữ và gửi email đó đến địa chỉ nhận.
- File server: Khi client chia sẻ thông tin đến file server sẽ được lưu trữ và truyền file đi. Ngoài ra, người dùng có thể upload hoặc download các file lên server thông qua giao thức FTP/web browser.
- World wide web (WWW): Thông qua trình duyệt web người dùng có thể truy cập vào các trang web đã được lưu trữ trên server.
- Giao dịch online: Các giao dịch giữa người mua và bán như mua bán hàng hóa, dịch vụ đều được thực hiện thông qua server.
- Game online: Các game trực tuyến sẽ được lưu trữ trên server và người chơi sẽ truy cập vào để chơi.
Cách trình duyệt web tương tác với server
Dưới đây là các bước chi tiết để trình duyệt có thể tương tác với server:
Bước 1: Người dùng nhập URL cần tìm vào trang web.
Bước 2: Tiếp theo, trình duyệt sẽ truy vấn DNS server để lấy IP.
Bước 3: Sau khi, xác định được địa chỉ IP DNS server sẽ gửi đến trình duyệt web. Từ đó, trình duyệt sẽ thực hiện các yêu cầu HTTP/HTTPS.
Bước 4: Cuối cùng, khi các file đã chính xác server hoặc nhà sản xuất sẽ trả về cho client và lặp lại chu kỳ này.
Điểm khác nhau giữa Client – Server và Peer to Peer (P2P)
Bảng so sánh các điểm khác nhau giữa mạng Client Server và Peer to Peer (P2P) đầy đủ:
Client – Server | Peer – to – Peer |
---|---|
Vai trò của client và server được phân biệt với nhau. | Vai trò của client và server không được phân biệt. |
Tập trung vào chia sẻ dữ liệu. | Tập trung vào kết nối các máy tính. |
Server tập trung được dùng để lưu trữ dữ liệu. | Mỗi peer trong mạng P2P để có dữ liệu riêng . |
Server phản hồi lại dịch vụ được request. | Mỗi node đều có thể request và phản hồi các dịch vụ. |
Cần quản trị viên mạng. | Không cần quản trị viên mạng. |
Chi phí đắt. | Chi phí rẻ. |
Cần server, hệ điều hành và phần cứng để hoạt động. | Cần ít phần cứng và có thể không sử dụng hệ điều hành với server. |
Ổn định hơn. | Không ổn định bằng Client – server. |
Dùng cho cả các mạng nhỏ lẫn lớn. | Thường phù hợp cho các mạng nhỏ (dưới 10 máy tính). |
Kết luận
Bài viết trên đã cho bạn biết các ưu điểm và nhược điểm của mô hình client server cũng như giúp bạn phân biệt rõ sự khác nhau giữa mô hình Client Server và Peer to Peer (P2P). Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu. Theo dõi Vietnix để đọc thêm những thông tin và kiến thức hữu ích khác dành cho bạn.