NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
14/07/2022
Lượt xem

Marketing trực tiếp là gì? 4 bước xây dựng chiến lược tiếp thị trực tiếp

14/07/2022
12 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (134 bình chọn)

Hiện nay, có hai hình thức marketing đó là marketing trực tiếp và marketing gián tiếp. Trong bài viết này, Vietnix sẽ chia sẻ đến bạn khái niệm marketing trực tiếp là gì? Và làm thế nào để xây dựng một chiến lược tiếp thị trực tiếp mang lại hiệu quả cao. Cùng tham khảo nhé!

Marketing trực tiếp là gì?

Marketing trực tiếp là một hệ thống các hoạt động của doanh nghiệp thực hiện để có thể thu hút và đo lường sự tương tác từ khách hàng một cách trực tiếp. Mục đích của phương thức Marketing này là để thiết lập, duy trìphát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng bằng cách sử dụng những thông tin, dữ liệu khách hàng có sẵn như: Email, số điện thoại, địa chỉ.

Marketing trực tiếp xuất hiện lần đầu tiên trong một bài diễn văn của Lester Wunderman – người tiên phong dùng Marketing trực tiếp cho các thương hiệu nổi tiếng như American Express, Columbia Records vào năm 1967.

Hiện nay có rất nhiều các hình thức marketing trực tiếp, nhưng chúng sẽ được chia thành hai nhóm công cụ chính:

  • Nhóm truyền thống bao gồm các công cụ như: Thư trực tiếp (Direct mail) – postcard, Brochure hoặc catalogue (Mail order); Tiếp thị từ xa (Telemarketing), Bản tin (Newsletter); Quảng cáo phúc đáp (Direct Response Advertising), Tiếp thị tận nhà (Door to door marketing), Phiếu giảm giá (Coupon).
  • Nhóm công cụ hiện đại trong những năm gần đây như: Gửi email (Email Marketing), Gửi tin nhắn (SMS Marketing) hay Mạng xã hội (Social Media).
Marketing trực tiếp là gì?
Marketing trực tiếp là gì?

>> Xem thêm: Marketing Mix là gì? Tổng quan kiến thức về Marketing Mix

Vai trò của marketing trực tiếp

Vai trò của hình thức marketing này là giúp cho:

  • Doanh nghiệp có thể tương tác trực tiếp với khách hàng mà không cần qua khâu trung gian. 
  • Thu thập các thông tin như email, số điện thoại, địa chỉ…của người dùng để phục vụ các hoạt động chăm sóc sau bán hàng.
  • Thiết lập được cơ sở dữ liệu khách hàng. Các marketer sẽ thu thập thông tin về khách hàng. Sau đó thực hiện phân tích, đánh giá và lập kế hoạch cho các chương trình marketing mới.
  • Giúp dễ dàng tương tác với người dùng hơn, nhờ vào việc tương tác trực tiếp nên người làm marketing sẽ dễ nhận biết hành vi mua hàng, share link hay có sự quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ.
  • Hoạt động marketing trực tiếp có thể được thể hiện ở mọi nơi. Và dễ dàng tương tác qua các Group, Fanpage, Zalo page, Messenger, email, số điện thoại,…

Marketing trực tiếp có ưu và nhược điểm gì?

Marketing trực tiếp có nhiều ưu điểm, tuy nhiên nó vẫn còn một số mặt hạn chế. Cùng Vietnix tìm hiểu nhé!

Ưu điểm của marketing trực tiếp là gì?

  • Giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận được một lượng lớn khách hàng quan tâm; tiết kiệm được những khoản chi phí không cần thiết.
  • Có thể chia thành từng nhóm khách hàng mục tiêu để marketing trực tiếp gần hơn với nhu cầu của khách hàng. Bạn có thể chia nhóm theo hành vi mua sắm gần đây, chia theo nhân khẩu học, theo số người sinh trong tháng hoặc là hành vi du lịch,… 
  • Dễ dàng thử nghiệm các nhóm khách hàng khác nhau để đo lường hiệu quả của các chiến lược marketing.
  • Giúp rút ngắn khoảng cách: Có thể gặp đối tác qua không gian máy tính mà không cần biết đối tác ở gần hay ở xa. Việc này cho phép người mua và bán bỏ qua những khâu trung gian truyền thống.
  • Tiếp thị toàn cầu: Internet là một phương tiện vô cùng hữu dụng để các nhà marketing tiếp cận với các thị trường khách hàng trên toàn toàn cầu.
  • Giảm thời gian: Những người làm marketing online có thể truy xuất thu thập nội dung cũng như giao dịch với khách hàng 24/7.
  • Giúp tiết kiệm và tối ưu hiệu quả linh hoạt, đặc biệt là khi sử dụng hình thức gửi email một loạt tới các khách hàng.

Nhược điểm của Marketing trực tiếp là gì?

  • Nếu việc marketing trực tiếp xảy ra quá thường xuyên sẽ khiến khách hàng cảm thấy bị quấy rầy. Do đó họ sẽ lựa chọn từ chối nhận thư quảng cáo, email và marketing qua điện thoại.
Nhược điểm của marketing trực tiếp
Nhược điểm của marketing trực tiếp
  • Chất lượng danh sách data khách hàng không cao: Lý do ở đây là có một số doanh nghiệp lựa chọn mua data khách hàng thay vì tự khai thác, dẫn đến việc danh sách data đó không có tính xác thực.
  • Việc sử dụng thư trực tiếp và thư điện tử khá là linh hoạt nhưng sẽ dễ gây cảm giác nhàm chán với khách hàng khi chỉ có nội dung mà không có hình ảnh bắt mắt.
  • Gia tăng chi phí marketing sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều tới lợi nhuận chung của chiến dịch.

>> Xem thêm: Marketing tổng thể là gì? Cách lập plan Marketing tổng thể cho doanh nghiệp

Lý do để áp dụng marketing trực tiếp

Tại sao nên sử dụng phương thức marketing trực tiếp? Phương thức này sẽ đem lại lợi ích gì cho người bán và người mua.

Đối với người mua

  • Có thể thấy rằng việc mua hàng thông qua website hay thư điện tử thì cực kì dễ dàngtiện lợi cho khách hàng. Vừa tiết kiệm thời gian vừa có thể lựa chọn sản phẩm tại nhà; lại còn có thể thêm hiểu biết nhiều sản phẩm hay dịch vụ mà không cần tốn thời gian gặp các nhân viên sale. 
  • Khách hàng có thể được tư vấn trực tiếp về các sản phẩm, dịch vụ thông qua các dịch vụ săn sóc và hỗ trợ khách hàng.

Đối với người bán

  • Người bán có thể dễ dàng xác định những khách hàng tiềm năng thông qua hình thức marketing trực tiếp.
  • Người bán còn có thể xây dựng cũng như tạo ra mối quan hệ thân thiết hơn với mỗi người tiêu dùng.
  • Có thể tiến hành thử nghiệm các thay đổi mới mẻ hơn về cách quảng cáo, giá cả, ích lợi,…
  • Với hình thức marketing này, các đối thủ cùng chung ngành sẽ không thể xem được những kế hoạch của công ty chỉ áp dụng riêng cho khách hàng đã sử dụng sản phẩm/ dịch vụ.

>> Xem thêm: Marketing online là gì? Lợi ích của marketing online đối với doanh nghiệp

Các phương tiện hỗ trợ tiếp thị trực tiếp

Có một số phương tiện hỗ trợ tiếp thị trực tiếp như sau:

Tiếp thị qua thư trực tiếp

Các doanh nghiệp sẽ gửi thư chào hàng, tờ quảng cáo, tờ gấp qua đường bưu điện với mong muốn bán được sản phẩm cho khách hàng mục tiêu. Hoặc doanh nghiệp sẽ tìm cách thu thập danh sách khách hàng để gửi quà tặng nhằm thể hiện sự tri ân, cảm ơn khách hàng.

tiep thi qua thu truc tiep
Tiếp thị qua thư trực tiếp

Tiếp thị qua catalog

Doanh nghiệp sẽ gửi catalog tới khách hàng tiềm năng qua đường bưu điện. Và khách hàng cũng có thể đặt hàng cũng qua đường bưu điện dựa trên các catalog này. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể gửi kèm catalog những phần quà biếu cho những khách hàng trung thành. Hình thức này yêu cầu doanh nghiệp cần có địa chỉ khách hàng chính xác và sáng tạo các catalog gây ấn tượng tốt cho khách hàng.

Thực hiện quảng cáo tại điểm bán

Quảng cáo tại điểm bán có thể giúp doanh nghiệp tạo ra độ tin cậy cao cho khách hàng qua những lời giới thiệu; đồng thời đưa ra dẫn chứng thuyết phục ngay lập tức. Hình thức này phù hợp với các loại hình sản phẩm như: Đồ điện tử, mỹ phẩm,…Bởi lẽ cho phép khách hàng trải nghiệm trực tiếp tại gian hàng bày bán.

Tổ chức các sự kiện

Một số loại hình sự kiện như: Tri ân, lễ kỷ niệm, hay khai trương,…là dịp để doanh nghiệp thực hiện quảng bá cho sản phẩm của mình một cách trực tiếp đến các khách hàng. Tại sự kiện doanh nghiệp sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp nhằm cải thiện sản phẩm và khắc phục những điểm thiếu sót. Và nếu như sự kiện diễn ra thành công chắc chắn sẽ để lại hình ảnh tích cực cho khách hàng.

to chuc cac su kien
Tổ chức các sự kiện

4 bước để xây dựng chiến dịch Marketing trực tiếp

Bạn đang muốn xây dựng một chiến dịch marketing trực tiếp? Cùng tham khảo các bước sau đây nhé!

Bước 1: Xác định mục tiêu

  • Nghiên cứu thị trường

Phương thức marketing trực tiếp sẽ giúp người làm marketing có được những thông tin như: Đặc điểm, hành vi, xu hướng lựa chọn mua hàng, phản hồi,… của mỗi nhóm đối tượng. Đồng thời có thể hiểu về thị trường mục tiêu đang hướng đến, khách hàng tiềm năng, nhu cầu cũng như hành vi của khách. Từ đó đề xuất ra được những kế hoạch, chiến lược marketing hợp lý.

  • Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng

Xây dựng quan hệ với khách hàng là một việc rất quan trọng. Việc này có thể giúp khách hàng gia tăng thêm thiện cảm với doanh nghiệp của bạn. Nếu họ hài lòng với các sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp lần mua đầu, thì họ sẽ tiếp tục ủng hộ những lần sau. Không chỉ vậy, họ còn có khả năng giới thiệu với người thân bạn bè của họ. Điều này sẽ giúp bạn nhận được nhiều khách hàng hơn.

  • Xác định mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp

Marketing trực tiếp sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tiếp cận khách hàng, xây dựng các chiến lược, kế hoạch marketing cho từng nhóm đối tượng mục tiêu. Chẳng hạn như tạo các thông điệp marketing hay sử dụng cách marketing nào phù hợp và làm sao để chi tiêu ngân sách hợp lý,…

Xác định mục tiêu
Xác định mục tiêu

Bước 2: Xây dựng Data khách hàng chất lượng

Một Data khách hàng chất lượng sẽ cần các thông tin sau đây: 

  • Họ tên.
  • Số điện thoại liên hệ.
  • Địa chỉ.
  • Giới tính.
  • Nghề nghiệp.
  • Học vấn.
  • Thu nhập.
  • Sở thích.

Cách để xây dựng được Data chất lượng là thu thập:

  • Dữ liệu các khách hàng đã từng mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
  • Dữ liệu từ khách hàng tham gia các chương trình khuyến mãi, ưu đãi do doanh nghiệp bạn tổ chức. 
  • Dữ liệu các khách hàng đã từng truy cập vào trang web doanh nghiệp của bạn, hay những khách hàng bấm vào nút “quan tâm” hoặc chat để nhận tư vấn từ website.
  • Dữ liệu các khách hàng đã tham gia các cuộc khảo sát online hoặc offline.

Bước 3: Lựa chọn công cụ thực hiện marketing trực tiếp hiệu quả nhất

Doanh nghiệp có thể áp dụng một số hình thức marketing sau đây:

  • Thực hiện quảng bá sản phẩm tại các trung tâm mua sắm, các điểm bán hàng đông đúc. Các mặt hàng như quần áo, điện tử, mỹ phẩm,…sẽ rất phù hợp với hình thức này. Bởi lẽ khách hàng có thể trực tiếp xem và thử sản phẩm.
  •  Tổ chức các sự kiện quảng bá sản phẩm/dịch vụ.
  •  Telesales
  •  Gửi email quảng bá, giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ đến email khách hàng

Bước 4: Đo lường hiệu quả, phân tích và điều chỉnh nếu cần thiết

Việc đo lường kết quả sẽ giúp doanh nghiệp định hướng cho các kế hoạch marketing khác trong tương lai, hoặc đánh giá và điều chỉnh lại những điểm chưa đạt được. 

>> Xem thêm: Các chiến lược marketing nổi tiếng và quy trình xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

Lời kết

Qua bài chia sẻ trên, mong rằng bạn sẽ hiểu hơn về marketing trực tiếp, thấy rõ được những ưu và nhược điểm của phương thức này. Đồng thời rút ra được cách để tiếp thị trực tiếp hiệu quả nhé. Cảm ơn bạn đã bài chia sẻ của Vietnix nhé!

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hoàng Vui

SEO Specialist
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG