Hiện nay, Hyperscale Computing rất thông dụng trong môi trường điện toán đám mây và big data. Vậy thế nào là Hyperscale Computing? Chúng có lợi ích gì đặc biệt mà dần trở nên phổ biến với nhiều người dùng? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Hyperscale Computing là gì?
Hyperscale là một thuật ngữ thông dụng trong lĩnh vực công nghệ nói chung, trí tuệ nhân tạo (Hyperscale AI) và điện toán đám mây (Hyperscale Cloud) nói riêng. Chức năng chính của Hyperscale dùng để biểu thị khả năng mở rộng phạm vi của máy chủ và cơ sở hạ tầng của một dự án hoặc tổ chức nào đó.
Còn Hyperscale Computing là thuật ngữ thường dùng trong môi trường máy tính phân tán, chúng cung cấp các điều kiện cần thiết để vừa nhân rộng phạm vi của máy chủ một cách hiệu quả, vừa hướng đến các bản thiết kế ít tốn kém và gọn nhẹ nhất. Hyperscale Computing có cấu trúc tính toán cao cấp và khả năng kết nối hiệu quả với các nền tảng, chẳng hạn như Apache Hadoop.
Đặc điểm của Hyperscale Computing
- Tính hiệu quả cao: Các hệ thống tính toán có trong Hyperscale Computing được vận dụng để mang đến hiệu quả tối đa cho cả việc sử dụng tài nguyên và tiêu thụ điện năng. Đặc điểm này giúp tiết kiệm chi phí và giảm sự ảnh hưởng đến môi trường.
- Có khả năng xử lý nguồn dữ liệu lớn: Hyperscale Computing được ứng dụng nhiều trong machine learning, quản lý big data, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo (AI).
- Dễ dàng mở rộng: Hyperscale Computing giúp người dùng có thể mở rộng phạm vi theo nhu cầu, tùy ý thêm máy chủ hoặc tài nguyên tính toán vào hệ thống mà không gây ra bất kỳ lỗi hoặc sự gián đoạn nào trong suốt quá trình thực hiện.
- Tự động tích hợp: Các hoạt động trong Hyperscale Computing được thực hiện một cách tự động để điều phối tài nguyên và tối ưu vận hành.
- Độ tin cậy và tính linh hoạt cao: Hyperscale Computing gồm chế độ phục hồi tự động và cơ chế sao lưu nên độ tin cậy và tính linh hoạt luôn được đảm bảo.
Tính năng nổi bật của Hyperscale Computing
Hyperscale Computing sở hữu nhiều tính năng nổi bật mà các doanh nghiệp cần biết để tận dụng trong quá trình sử dụng:
- Quản lý trung tâm dữ liệu: Điện toán đám mây và CSP được phép lưu trữ các trung tâm dữ liệu cực lớn nhằm đáp ứng các mục đích sử dụng mà chúng tạo ra. Trong khi đó, người dùng sẽ thoát khỏi các vấn đề phức tạp khi vận hành một trung tâm dữ liệu thủ công bằng cách sử dụng giao diện lập trình ứng dụng API để tương tác với các tài nguyên đám mây cần thiết.
- Bản thiết kế dành riêng cho các công việc phức tạp: Cơ sở hạ tầng của Hyperscale Computing làm nền tảng vững chắc cho điện toán đám mây và xử lý bigdata. Nhờ đó, tính dự phòng và hiệu suất đều được thúc đẩy nâng cao hơn.
- Hiệu quả cao: Việc xây dựng sở hữu cơ sở hạ tầng cực lớn giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả về chi phí trong quá trình vận hành, thậm chí khi xử lý lượng công việc khủng và phức tạp.
- Mạng lưới hệ thống được nâng cao: Hyperscale Computing mang đến một hệ thống mạng lưới với nhiều máy chủ có tốc độ kết nối nhanh và mạnh, nhằm giúp cho quá trình giao tiếp trở nên hiệu quả.
Cách thức hoạt động Hyperscale Computing
Hyperscale Computing hoạt động chính bằng cách kết nối nhiều máy chủ theo chiều ngang với nhau trong một datacenter ở cơ sở hạ tầng. Bạn có thể tăng thêm hoặc loại bỏ các máy chủ này dễ dàng khi có sự thay đổi nhu cầu tăng, giảm về dung lượng. Điều này giúp các nhóm công nghệ thông được mở rộng phần tài nguyên dựa trên hiệu suất mà người dùng mong muốn.
Ngoài ra, bộ cân bằng tải trong Hyperscale Computing giúp quản lý quá trình vận hành của máy chủ bằng cách xử lý các yêu cầu, theo dõi lượng thông tin/dữ liệu đang trong quá trình xử lý, bên cạnh đó phân phối tài nguyên đến phần dung lượng đã có trong máy. Hoạt động của bộ cân bằng tải được thực hiện liên tục.
Ưu và nhược điểm của Hyperscale Computing
Hyperscale Computing vừa trở nên phổ biến với các tổ chức và cá nhân bởi chúng có nhiều ưu điểm nổi trội, nhưng song song với đó vẫn là một số hạn chế cần cải thiện:
Mở rộng quy mô sử dụng không giới hạn.
Linh hoạt thay đổi phạm vi theo sự thay đổi của thị trường và nhu cầu về kinh phí.
Phát triển hệ thống công nghệ thông tin hiệu quả sau khi xác định chiến lược dài hạn.
Có thể dùng nhiều nhà cung cấp khác nhau, giúp họ không bị phụ thuộc vào một nhà sản xuất duy nhất.
Ứng dụng các nguyên tắc dự phòng để nâng cao mức độ tin cậy.
Dễ dàng dự đoán chi phí trước khi đầu tư vào Hyperscale Computing để đạt được mục tiêu.
Doanh nghiệp bị giới hạn quyền kiểm soát dữ liệu.
Một vài sự cố không đáng có xuất hiện khi bạn thêm dung lượng máy chủ.
Mỗi nhà cung cấp sở hữu mỗi giao diện người dùng khác nhau.
Doanh nghiệp bị phụ thuộc vào cấu trúc định giá của nhà phân phối Hyperscale Computing.
Nhân viên trong tổ chức cân có trách nhiệm cao và kỹ năng quản lý nội bộ tốt.
Lời kết
Qua bài viết trên, Vietnix gửi đến bạn những thông tin hữu ích nhất về Hyperscale Computing là gì. Đồng thời, khi triển khai phần mềm này, doanh nghiệp sẽ đạt được nhiều hiệu quả tốt trong việc vận hành máy chủ với quy mô lớn mà còn tiết kiệm chi phí tối đa.