NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
20/07/2023
Lượt xem

Dấu gạch chéo cuối URL có thực sự quan trọng không?

20/07/2023
8 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (192 bình chọn)

Dấu gạch chéo cuối URL chính là dấu “/” được đặt ở phía cuối URL, ví dụ như vietnix.vn/ hoặc vietnix.vn/web-hosting/. Dấu gạch chéo này được dùng để phân biệt các thư mục với nhau. Vậy dấu gạch chéo cuối URL có thực sự quan trọng không? Cùng Vietnix đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.

Dấu gạch chéo sau tên miền có quan trọng không?

Đối với tên miền gốc, bất kể có chứa dấu gạch chéo ở cuối hay không đều được xử lý như nhau và không có sự khác biệt trong quá trình truy cập. Dù bạn sử dụng phiên bản nào thì đều có thể truy cập vào website chính thức chứa tên miền gốc.

Ví dụ: vietnix.vn sẽ giống với vietnix.vn/ và dẫn về trang chủ của Vietnix.

Trong các trường hợp khác, dấu gạch chéo sẽ được coi là một phần của URL riêng biệt.

Ví dụ: vietnix.vn/page sẽ khác với vietnix/vn/page/ và sẽ dẫn tới 2 trang đích khác nhau.

Một số file sẽ không tải được nếu như kết thúc bằng dấu gạch chéo

Đối với một số file như .html, .php, .js, .css, .pdf, .jpg,… nếu bạn thêm dấu gạch chéo ở sau thì file sẽ không thể tải xuống được.

file không tải được nếu kết thúc bằng dấu gạch chéo
Dấu gạch chéo cuối URL có thực sự quan trọng không? 13

Lý do là bởi các hệ thống thường sẽ đánh giá file này là một thư mục và không chứa gì sau đường dẫn, do đó nó sẽ trả về kết quả là trang 404.

Dấu gạch chéo cuối URL ảnh hưởng tới SEO như thế nào?

Dấu gạch chéo cuối URL có ảnh hưởng nhất định đến SEO. Tùy vào phương pháp SEO mà bạn có thể lựa chọn đặt hay không đặt dấu gạch chéo cho phù hợp. Cụ thể:

Nội dung giống nhau hiển thị ở 2 phiên bản không dấu gạch chéo và có dấu gạch chéo

Nếu nội dung trên trang có thể được hiển thị ở cả phiên bản có dấu gạch chéo và phiên bản không có dấu gạch chéo thì đó là những URL riêng biệt.

Tình trạng này có thể gây ra sự trùng lặp nội dung (duplicate content). Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng vì có thể sử dụng thẻ Canonical để chỉ định phiên bản chính, ưu tiên hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Trong nhiều trường hợp, Google sẽ chọn một phiên bản ưu tiên để tổng hợp nội dung ngay cả khi không có thẻ Canonical. Bạn cũng có thể tự chỉ định URL trỏ về phiên bản mà bạn muốn.

Lưu ý: Dù bạn dùng dấu gạch chéo hay không thì điều quan trọng là phải đảm bảo các yếu tố quan trọng như redirect, sitemap, internal link, thẻ Canonical,… đều trỏ về phiên bản trang cần index. Nếu không thì Google sẽ nhận diện sai nội dung và ảnh hưởng lớn tới hiệu quả SEO.

Nội dung khác nhau hiển thị ở 2 phiên bản không dấu gạch chéo và có dấu gạch chéo

Trường hợp nội dung ở 2 phiên bản URL có và không có dấu gạch chéo khác nhau thường xảy ra khi:

  • Bạn có hai hệ thống website chia sẻ cùng một cấu trúc thư mục.
  • Bạn đang sử dụng một số phần mềm A/B testing.

Lúc này, bạn nên chọn một nội dung để ưu tiên index và hiển thị đến người dùng. Sau đó, hãy redirect phiên bản còn lại trỏ đến cùng nội dung đó.

Liên kết hreflang

Các thiết lập phức tạp liên quan đến hreflang có thể gặp sự cố trong trường hợp tồn tại 2 phiên bản URL có và không có dấu gạch chéo. Theo mặc định, liên kết hreflang sẽ phải trỏ đến phiên bản được index của các trang.

lien ket hreflang.png
Dấu gạch chéo cuối URL có thực sự quan trọng không? 14

Tuy nhiên thực tế xảy ra nhiều trường hợp như sau:

  • Thẻ Canonical chỉ định trang có dấu gạch chéo và Google đã index, hiển thị trang này tới người dùng khi họ tìm kiếm.
  • Tuy nhiên thẻ hreflang lại trỏ đến phiên bản không có dấu gạch chéo.

Nếu xảy ra tình trạng này thì thẻ hreflang có thể không được ưu tiên. Google vẫn sẽ index và hiển thị nội dung của URL có dấu gạch chéo tới người dùng. Bạn sẽ phải xem xét điều chỉnh lại thẻ hreflang trỏ về đúng phiên bản URL có dấu gạch chéo để đảm bảo thẻ này thực hiện đúng nhiệm vụ.

Hướng dẫn các bước gộp 2 kiểu URL

Nếu website của bạn có 2 URL trùng nội dung, ví dụ như https://vietnix.vn/hosting và https://vietnix.vn/hosting/, thì bạn có thể gộp chúng bằng cách:

Bước 1: Chọn URL phù hợp. Nếu website của bạn sử dụng cấu trúc thư mục thì URL có dấu gạch chéo sẽ phù hợp nhất.

Bước 2: Đồng bộ tất cả URL của internal link trên website theo mẫu đã chọn. Trường hợp bạn có sitemap, hãy đưa URL đã chọn ở trên vào.

Bước 3: Dùng 301 redirect để chuyển hướng URL còn lại sang URL bạn đã chọn. Nếu không được, bạn có thể sử dụng rel=”canonical” với chức năng tương tự như 301 redirect.

Bước 4: Sử dụng chức năng URL Inspection cho phép bạn kiểm tra trạng thái hiện tại của URL trong cơ sở dữ liệu Google nhằm đảm bảo các URL có hay không có dấu gạch chéo đều trả về kết quả như mong muốn.

Ảnh hưởng của dấu gạch chéo lên Google Analytics và Google Search Console

Trong quá trình lựa chọn xem có nên sử dụng dấu gạch chéo hay không, bạn cũng cần đánh giá ảnh hưởng của dấu gạch chéo tới các báo như Google Search Console (GSC) và Google Analytics (GA).

Google Search Console: GSC cho phép người dùng có thể thiết lập thuộc tính tiền tố tên miền hoặc URL. Do đó sự xuất hiện hay biến mất của dấu gạch chéo có thể ảnh hưởng đến báo cáo lượt truy cập. Nếu bạn không thêm dấu gạch chéo ở cuối khi thiết lập thuộc tính tiền tố URL (ví dụ: vietnix.vn/web-hosting/), Google sẽ tự động thêm một thuộc tính vào.

Điều này dẫn đến việc lượt truy cập vào “vietnix.vn/web-hosting” (không có dấu gạch chéo ở cuối) sẽ không được tính vào báo cáo tổng lượt truy cập trang “vietnix.vn/web-hosting/” (có dấu gạch chéo) vì URL này được xem là một cấp cao hơn. Như vậy, bạn sẽ không nhận được số liệu thống kê traffic chính xác từ GSC.

dấu gạch chéo cuối url trong gsc
Dấu gạch chéo cuối URL có thực sự quan trọng không? 15

Tương tự, trong Google Analytics, nếu trang chính của bạn không có dấu gạch chéo, GA cũng gặp phải vấn đề trên khi cố gắng chi tiết các nội dung dựa trên từng thư mục.

Lưu ý: Nếu cả hai phiên bản có và không có dấu gạch chéo đều hoạt động thì chúng có thể đều được báo cáo trong GA. Tuy nhiên bạn sẽ phải xem lượt traffic riêng của từng phiên bản.

Trong trường hợp muốn hợp nhất dữ liệu và đảm bảo tính chính xác của báo cáo, bạn có thể thêm một bộ lọc với regex: ^(/[a-z0–9/_-]*[^/])$ để xem toàn bộ dữ liệu từ URL có hay không có dấu gạch chéo. Cụ thể hãy theo dõi hình:

ảnh hưởng của dấu gạch chéo cuối url trong ga
Dấu gạch chéo cuối URL có thực sự quan trọng không? 16

Lời kết

Như vậy, qua những thông tin chia sẻ ở trên, bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc dấu gạch chéo cuối URL có thực sự quan trọng không. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, bạn có thể bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ cụ thể hơn.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hoàng Vui

SEO Specialist
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Black Friday Hosting & VPS

Chương trình bắt đầu sau

Giảm giá 40% hosting VPS

50 coupon mỗi ngày

Gia hạn giá không đổi

NHẬN DEAL NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG