NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
19/04/2024
Lượt xem

CTO là gì? Những điều cần biết về Chief Technology Officer

19/04/2024
26 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (122 bình chọn)

CTO là gì? CTO là viết tắt của từ gì? Đây có lẽ là câu hỏi chung của rất nhiều người khi mới tìm hiểu về CTO. Hôm nay, Vietnix sẽ cùng bạn tìm hiểu về công việc của một CTO, phân biệt CTO và CIO, bí quyết trở thành một CTO giỏi và Top 10 CTO nổi tiếng nhất trên thế giới!

CTO là gì? 

CTO viết tắt của Chief Technology Officer, thường được dịch là Giám đốc Công nghệ. Họ là những người đứng đầu, cực kỳ quan trọng và trực tiếp điều hành, phát triển các hoạt động công nghệ, kỹ thuật của công ty. Đồng thời, CTO là người trực tiếp chịu trách nhiệm và góp phần hoàn thiện các dự án công nghệ lớn nhỏ trong doanh nghiệp, qua đó giúp giảm các chi phí, tối ưu hóa quy trình, phân tích các xu hướng của thị trường, tăng lợi thế cạnh tranh và gia tăng doanh số cho doanh nghiệp.

CTO viết tắt của Chief Technology Officer, thường được dịch là Giám đốc Công nghệ
CTO viết tắt của Chief Technology Officer, thường được dịch là Giám đốc Công nghệ

Những CTO đình đám hiện nay phải kể đến Michel Krieger (Instagram), Werner Hans Peter Vogels (Amazon) và cả David Hasson (founder của Ruby on Rail). Họ đều là những người tiên phong trong việc thay đổi tư duy, nhận biết của thế giới bằng những ý tưởng công nghệ không ngờ.

Ngoài những cái tên tầm cỡ thế giới ấy, Việt Nam cũng có những CTO nổi tiếng như Lê Hồng Việt (FPT), Thái Trí Hùng (MoMo), Nguyễn Sơn Tùng (Việc Có) – Những Giám đốc công nghệ tạo nên sự đột phá và đưa công ty của họ vươn tầm thế giới.

Không quá khó để thấy vị trí công việc này xuất hiện trong các mô hình kinh doanh công nghệ, đặc biệt tại các Startup trong lĩnh vực IT bùng nổ từ thời điểm Covid bắt đầu. Trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển vượt bậc, vị trí này lại càng thêm quan trọng và mang tính quyết định tới sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, các tổ chức cần quan tâm và nhanh chóng đẩy mạnh tìm kiếm nhân tài cho vị trí này.

Phân biệt CTO và CIO

Với những người mới tìm hiểu về chức vụ Chief Technology Officer, bạn rất dễ nhầm lẫn giữa CTO và CIO – một chức vụ quan trọng khác trong bộ máy doanh nghiệp.

CIO là viết tắt của từ Chief Information Officer – Giám đốc công nghệ thông tin. Mặc dù CTO và CIO có tên gọi gần giống nhau, nhưng đây lại là 2 công việc khác nhau với nhiệm vụ và trọng trách riêng biệt. Vì vậy, các công ty nên tách riêng hai chức vụ này chứ không nên gộp chúng lại với nhau.

Trên thực tế thì CIO đã từng là người đảm nhận cả nhiệm vụ của CTO nhưng điều này sẽ chỉ đúng với thời điểm ngày xưa. Nhưng trong thời đại số hiện nay, công nghệ phát triển với tốc độ chóng mặt mỗi ngày, vai trò và các đầu việc của CIO và CTO cũng sẽ tách biệt để đảm bảo hiệu suất cũng như là chất lượng làm công việc tại doanh nghiệp.

Hãy cùng Vietnix phân biệt 2 khái niệm này:

CTOCIO
Chief Technology Officer – Giám đốc công nghệChief Information Officer – Giám đốc công nghệ thông tin
CTO chú trọng vào công nghệ cốt lõi và tương tác với khách hàng bên ngoài.Đổi mới và phát triển nền tảng công nghệ, quản lý kỹ thuật, nhóm kỹ sư và sản phẩm công nghệ.Hợp tác với khách hàng và nhà cung cấp bên ngoài để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng doanh thu công ty.Quản lý nguồn nhân lực chuyên sâu về công nghệ.Có thể là cánh tay phải của CIO hoặc báo cáo trực tiếp với Giám đốc điều hành – CEO.CTO là gương mặt đại diện của công ty tại các sự kiện thương mại, truyền tải những cải tiến đột phá của sản phẩm/dịch vụ đến công chúng.Tập trung vào quản lý công nghệ thông tin trong nội bộ doanh nghiệp.Cải thiện các quy trình và quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ.Đảm bảo đồng bộ hoá những quy trình kinh doanh với công nghệ.Phát triển chiến lược để tăng lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu kinh doanh.Được xem như người điều hành chủ chốt đối với các tài sản thông tin và hoạt động IT, là người báo cáo trực tiếp với CEO.
Phân biệt CTO với CIO
Phân biệt CTO với CIO

Như đã nói ở trên thì CIO thường làm việc với 2 vai trò: CIO và CTO. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc đẩy mạnh các hoạt động công nghệ kỹ thuật, 2 vị trí này mới được tách biệt rõ ràng. 

Chọn lựa platform và thiết kế kỹ thuật

CTO là người luôn tham dự vào toàn bộ dự án liên quan đến kỹ thuật trong công ty một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, giám đốc công nghệ thông tin sẽ luôn là người lên kế hoạch, đề xuất chiến lược và chịu trách nhiệm cho toàn bộ dự án. CTO sẽ đảm bảo quy trình được vận hành một cách trơn tru, theo sát tiến độ và ổn định năng suất cho các dự án.

Đối với các công ty có quy mô nhỏ, startup thì thông thường founder sẽ kiêm vị trí và nắm trách nhiệm của CTO. Còn sự xuất hiện của các giám đốc công nghệ thông tin trong các tập đoàn lớn thì họ sẽ là người nắm và vận hành team lập trình để phục vụ các nhu cầu công nghệ cho công ty.

Trong một vài trường hợp, CTO có thể là một PM – Product Manager với trọng trách chính là quản lý team kỹ thuật nhằm đưa ra những quyết định chủ chốt trong suốt quá trình dự án chạy. Không chỉ vậy, họ còn chính là người lập kế hoạch, thiết kế công nghệ và phát triển sản phẩm ở mọi mặt. 

Các CTO cần có những kỹ năng chuyên môn và am hiểu nhất định trong ngành để có thể hỗ trợ, tìm ra giải pháp phù hợp khi vận hành team kỹ thuật, team tech thiếu kinh nghiệm, trải nghiệm và cả kiến thức khi thực hiện dự án.

Giải quyết vấn đề liên quan đến MVP và DevOps

MVP là viết tắt của cụm Minimum Viable Product – là phiên bản đầu tiên của sản phẩm mới mà bạn giới thiệu ra thị trường, với các tính năng cơ bản nhất. MVP phát triển nhằm giúp sản phẩm tiếp cận nhanh chóng những khách hàng đầu tiên và thu nhận phản hồi nhiều nhất từ họ, với ít công sức và chi phí đầu tư nhất có thể. Vai trò và trách nhiệm của một CTO trong một doanh nghiệp nhỏ và một tập đoàn lớn sẽ có sự khác biệt đáng kể về việc phát triển MVP.

Đặc điểmDoanh nghiệp đa quốc giaDoanh nghiệp quy mô nhỏ
Vị trí CTOThuộc vào các cấp quản lý khác nhau và không chăm sóc trực tiếp về các vấn đề kỹ thuật hàng ngày.Phải chịu trách nhiệm cả về các vấn đề kỹ thuật hàng ngày và việc phát triển các phiên bản thử nghiệm của sản phẩm đầu tiên.
Backup quy trình công nghệKhông nằm trong phạm vi trực tiếp của CTO, do có thể có ngân sách lớn và thuê các chuyên gia khác để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến phát triển MVP.Nằm trong phạm vi công việc của CTO, dù có ngân sách lớn và có thể thuê thêm các chuyên gia để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến phát triển MVP.

Trách nhiệm của một CTO cũng có thể phải đảm nhận nhiệm vụ của kỹ sư DevOps. Thỉnh thoảng, họ còn phải tham gia vào việc xây dựng phần công nghệ của sản phẩm từ đầu, bao gồm các tính năng, tương tác máy chủ, script, và lập kế hoạch triển khai.

Tuyển dụng nhân sự và quản lý đội ngũ

CTO không chỉ đảm nhận vai trò quan trọng trong việc chọn lựa nhân sự mà còn phải quản lý và phát triển đội ngũ để đạt được hiệu suất tối ưu. Trong một môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, việc tìm kiếm và giữ chân các chuyên gia IT trở nên phức tạp hơn bao giờ hết.

Đối với các công ty công nghệ đang trên đà tăng trưởng, việc thu hút nhân tài là một ưu tiên hàng đầu. Trong khi đó, các chuyên gia IT thường muốn tập trung vào lĩnh vực mà họ quan tâm, trong khi các startup cần những nhân viên đa năng có khả năng giải quyết mọi thách thức.

Việt Trần, CTO của DOF Hunt, chia sẻ rằng “Cách quản trị tốt nhất chính là không quản trị.” CTO không chỉ đơn thuần là quản lý mà còn là người lãnh đạo, tạo điều kiện để các thành viên trong đội ngũ có thể tự mình đạt được tiềm năng tối đa của mình. Cùng với việc tuyển dụng và quản lý đội ngũ, CTO cũng phải tổ chức các hoạt động đào tạo, hỗ trợ việc tự học và giám sát đội ngũ kỹ thuật, giúp đảm bảo rằng mọi người đều phát triển và cống hiến hết mình cho mục tiêu chung của công ty.

Củng cố an ninh mạng

An ninh mạng là một phần quan trọng của trách nhiệm của CTO, bên cạnh việc quản lý bộ phận kỹ thuật. Các lỗ hổng bảo mật có thể xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau trong cơ sở dữ liệu của công ty, trên các trang web hoặc trong các công cụ kỹ thuật số mà các nhóm sử dụng. Đảm bảo an toàn cho dữ liệu người dùng và các sản phẩm đang được phát triển là ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, CTO cần phải đảm nhận vai trò trong việc phát triển phương thức bảo mật, thiết kế các thuật toán bảo mật, thực hiện các biện pháp kiểm toán cẩn cấp và hướng dẫn các nhóm lập trình viên tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo mật mà họ đặt ra.

QA và test sản phẩm

Mô tả công việc và nhiệm vụ của một CTO tại các công ty startup có một số khác biệt nhất định. Các startup hiếm khi có một bộ phận đảm bảo chất lượng riêng biệt, có nghĩa là việc kiểm tra sản phẩm nên được phân chia giữa các lập trình viên và các thành viên khác của team. 

CTO đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược kiểm thử sản phẩm. Họ cần đưa ra kế hoạch cụ thể và phân bổ nguồn lực cho hoạt động kiểm thử nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đồng thời, CTO cũng phải quản lý và điều hành các nhóm kiểm thử, bao gồm cả việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn chất lượng được duy trì.

Ngoài việc quản lý nhân lực trong suốt quá trình QA, QC sản phẩm thì CTO cũng phải thiết lập và duy trì hệ thống kiểm thử, bao gồm các quy trình, công cụ và môi trường kiểm thử. Sau mỗi chu kỳ kiểm thử, CTO cần đánh giá hiệu suất của quy trình kiểm thử và tìm kiếm các cơ hội để cải thiện. Họ có thể cung cấp hướng dẫn và tài liệu về quy trình kiểm thử và các phương pháp kiểm thử hiệu quả cho nhân viên và nhóm làm việc. 

Xây dựng lộ trình tăng trưởng và sáng tạo sản phẩm

Trách nhiệm của CTO không dừng lại ở việc kiểm soát về chất lượng, công nghệ của dự án hay doanh nghiệp hay là người dẫn đầu về mặt kỹ thuật. Bản thân giám đốc công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược và mục tiêu kinh doanh của công ty.

Trong những giai đoạn sơ bộ của việc triển khai một dự án, CTO cần tiến hành khảo sát và nắm bắt tình hình chung của thị trường. Dựa vào thông tin này, họ có thể xây dựng kế hoạch cụ thể, chiến lược và lập lộ trình tăng trưởng cho dự án, phù hợp với tiến độ và mục tiêu cuối cùng. Ngoài những công việc quản trị thì họ còn cần thực hiện các thao tác thủ công khác trước khi đưa dự án vào chạy kể đến như phác thảo UI/UX, kiểm tra tính ổn định, bảo mật dự án, cân đối ngân sách và cuối cùng là điều phối, nắm vững quy trình vận hành ở từng bộ phận.

Sau cùng, bên cạnh việc triển khai MVP thì giám đốc công nghệ thông tin còn cần theo sát dự án kể cả sau khi đã hoàn thành. Họ nắm mọi thứ từ việc nghiên cứu phản hồi người dùng, tối ưu cơ sở dữ liệu, khắc phục các lỗ hổng bảo mật, lưu trữ tài nguyên, phát triển sản phẩm, cập nhật công nghệ… nhằm đưa ra hướng đi lâu dài bền vững cho các sản phẩm.

Chịu trách nhiệm cơ sở hạ tầng

Đầu tiên là các Chief Technology Officer có vai trò quản lý và giám sát cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Họ sẽ là người trực tiếp phụ trách nền tảng dữ liệu, duy trì an ninh và bảo trì mạng của tổ chức. Họ cũng có nhiệm vụ kiểm soát định hướng công nghệ của công ty.

Xây dựng chiến lược kỹ thuật

Đây là các Chief Technology Officer có nhiệm vụ quản lý việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật cho doanh nghiệp, phát triển chiến lược công nghệ cho toàn bộ hệ thống công ty. Họ cũng là người nghiên cứu và nắm bắt các kỹ thuật hiện đại để áp dụng cho bộ máy công nghệ của công ty mình. 

Cụ thể, họ phải định rõ các mục tiêu kỹ thuật dài hạn và ngắn hạn của tổ chức, các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó. Đồng thời, các CTO phải đảm bảo rằng các quyết định kỹ thuật được đề xuất và triển khai một cách hiệu quả, phù hợp với các mục tiêu, nhu cầu của doanh nghiệp cũng như là đảm bảo sự thành công của các dự án.

CTO phụ trách Marketing

Đây là một phân nhánh Chief Technology Officer mà không phải ai cũng biết. Họ có nhiệm vụ là cầu nối giữa công ty và các đối tác. Quản lý quan hệ khách hàng, nghiên cứu về thị trường mục tiêu để từ đó phát triển công nghệ thông tin của tổ chức hơn nữa. Từ đó mà có thể giúp định rõ các yêu cầu kỹ thuật cho các sản phẩm và dịch vụ mới dựa trên nhu cầu của thị trường và phản hồi từ khách hàng.

CTO phụ trách Marketing
CTO phụ trách Marketing

CTO phát triển chiến lược kỹ thuật dài hạn

Cuối cùng là Chief Technology Officer phụ trách các chiến lược kỹ thuật dài hạn. Họ là người có tầm nhìn xa và khả năng phân tích logic, từ đó đưa ra các chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ phù hợp với nội bộ doanh nghiệp và xu thế thị trường. 

CTO phụ trách kỹ thuật dài hạn
CTO phụ trách kỹ thuật dài hạn

Tiêu chí cần có của CTO

Để “bước lên” vị trí Chief Technology Officer của một doanh nghiệp, bạn cần học hỏi và trau dồi bản thân không ngừng nghỉ. Sau đây là những yếu tố không thể thiếu có tham vọng trở thành một CTO xuất sắc:

Kỹ năng chuyên môn

Điều đầu tiên mà các Chief Technology Officer không thể thiếu đó là kỹ năng chuyên môn về kỹ thuậtcông nghệ thông tin. Bạn không thể phát triển trong lĩnh vực này nếu không phải là người có thể nắm chắc các kiến thức lập trình và phần mềm “trong lòng bàn tay”.

Thắc mắc của nhiều bạn trẻ là làm Chief Technology Officer có cần giỏi code không. Thì câu trả lời là Có. Bởi để đạt được vị trí này, hầu hết các CTO đều có xuất thân từ Software Engineer và với họ, code và lập trình đã là một phần trong cuộc sống. Tuy nhiên, một CTO không nhất thiết phải thành thạo ở mọi loại code. Họ chỉ cần có kiến thức, tư duy nền tảng và không ngừng tìm tòi, tiếp xúc với nhiều loại code khác nhau. 

Kỹ năng mềm

Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, các kỹ năng mềm đóng vai trò quyết định cho lộ trình thăng tiến của một Chief Technology Officer.

  • Tầm nhìn xa và kỹ năng lên chiến lược dài hạn: Các CTO là người phụ trách và định hướng phát triển cho kỹ thuật công nghệ của công ty. Do đó, các giám đốc công nghệ cần rèn luyện cho mình một tầm nhìn xa và tư duy dài hạn. Điều này đòi hỏi họ phải dẫn đầu trong việc lên kế hoạch và phát triển toàn bộ phần công nghệ, cũng như xây dựng quy trình làm việc hiệu quả và kiểm soát ngân sách dự án cùng với các nhà quản lý dự án khác. Ngoài ra, CTO cần có cái nhìn bao quát để kiểm soát được bộ máy công nghệ của doanh nghiệp. Họ cần có khả năng quan sát và hiểu rõ bức tranh tổng thể của công ty ở nhiều cấp độ khác nhau, từ dự án đến bộ phận và toàn công ty, nhằm định rõ chiến lược công nghệ và hướng phát triển của tổ chức.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt: CTO là người giám sát và quản lý đội ngũ nhân sự công nghệ thông tin của toàn doanh nghiệp. Do đó họ cần có kỹ năng giao tiếp và làm việc với con người. Bên cạnh đó, CTO cũng sử hữu khả năng truyền cảm hứng và thuyết phục những người xung quanh.
  • Kỹ năng lãnh đạo và cố vấn: CTO cần có khả năng dẫn dắt và tạo động lực cho đội ngũ kỹ thuật của công ty. Để đạt được điều này, họ cần có khả năng truyền cảm hứng và thuyết phục mọi người về tính khả thi và lợi ích của những ý tưởng đó. Đồng thời, CTO cũng phải biết cách thúc đẩy sự phát triển của các thành viên trong team. Đó có thể là những tài năng sẵn có trong công ty hoặc nhờ đến sự hợp tác với các đối tác công ty outsource ra bên ngoài.
  • Kỹ năng tư duy logic và giải quyết vấn đề: Là người kiểm soát toàn bộ hệ thống công nghệ của doanh nghiệp, các CTO luôn phải đối mặt với trọng trách khá nặng nề. Bản thân CTO cần phải sẵn sàng và bình tĩnh để giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình hoạt động. Không những thế, họ còn cần có khả năng phân tích các vấn đề phức tạp, đặt ra các giả thuyết, và tìm ra các phương án giải quyết hiệu quả. Do đó, kỹ năng tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề chuyên nghiệp sẽ là “chìa khóa” tạo nên một CTO xuất sắc. Ngoài ra, các CTO cũng cần có khả năng đánh giá các tình huống khó khăn và tìm ra cách tiếp cận phù hợp nhất để vượt qua thách thức và tận dụng cơ hội phát triển.
  • Kỹ năng cập nhật xu hướng: Công nghệ là lĩnh vực thay đổi qua từng ngày. Các doanh nghiệp nếu không nắm bắt và “chuyển mình” đúng lúc, sẽ khó mà giữ vững vị thế của mình trên thị trường. Do đó, là một CTO cần không ngừng tìm tòi, nghiên cứu các công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất, để từ đó áp dụng vào bộ máy hoạt động của doanh nghiệp nếu phù hợp.
  • Khả năng tự học: Với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, việc duy trì và cập nhật kiến thức mới là rất quan trọng. CTO cần phải có khả năng tự học để tiếp tục nắm bắt các xu hướng mới, công nghệ mới và các phương pháp tiên tiến trong lĩnh vực của họ. Đặc biệt, bản thân CTO cần phải có tinh thần ham học hỏi và sẵn lòng chấp nhận thách thức để không ngừng tiến bộ trong sự nghiệp. Họ cần phát triển năng lực của chính mình mỗi ngày và còn là tấm gương, động lực cho nhân viên trong công ty. 
  • Đưa ra quyết định phù hợp trong mọi tình huống: Để đưa ra quyết định phù hợp trong mọi tình huống, vai trò của CTO không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về công nghệ mà còn yêu cầu tư duy chiến lược và khả năng quản lý rủi ro. Trước khi đưa ra quyết định, CTO cần phải phân tích kỹ lưỡng tình huống, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và dự đoán các kết quả có thể xảy ra. CTO được kỳ vọng phát triển và triển khai các giải pháp tốt nhất một cách nhanh chóng để hỗ trợ kỹ thuật, mà không làm trì hoãn quá nhiều so với kế hoạch ban đầu.
  • Khả năng lên chiến lược: Họ cần phải xác định được mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp và xây dựng các chiến lược kỹ thuật phù hợp, khoa học để đạt được những mục tiêu đó. Đồng thời, CTO cũng phải cân đối ngân sách để đảm bảo rằng các chiến lược của họ luôn cập nhật và phản ánh đúng xu hướng thị trường, giảm thiểu chi phí vận hành dự án.
  • Kỹ năng kinh doanh: Bản thân CTO cũng là một trong những nhân sự chủ chốt trong doanh nghiệp. Do vậy, ngoài những năng kể trên thì bản thân họ cũng cần là người nắm vững toàn bộ các khía cạnh của kỹ năng kinh doanh, để thuận tiện hơn trong việc quản lý ngân sách, đạt được mục tiêu kinh doanh, chiến lược của công ty một cách hiệu quả và bền vững.
Kỹ năng làm việc với con người là kỹ năng không thể thiếu
Kỹ năng làm việc với con người là kỹ năng không thể thiếu

Top 10 CTO nổi tiếng trên thế giới

Sau đây là Top 10 Chief Technology Officer nổi tiếng trên thế giới mà có thể bạn chưa biết:

Kevin Scott – CTO của Microsoft

Kevin Scott là Phó chủ tịch và là Giám đốc công nghệ của tập đoàn Microsoft. Ông có kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực công nghệ với tư cách là nhà nghiên cứu, kỹ sư và nhà lãnh đạo.

Kyle Malady – CTO của công ty Viễn thông Verizon

Kyle là Giám đốc Công nghệ của công ty Verizon, nổi tiếng là người có công trong việc phát triển và thương mại hóa dịch vụ 4G LTE.

Suresh Kumar – CTO của Walmart

Suresh Kumar giữ chức Phó chủ tịch kiêm Giám đốc công nghệ toàn cầu và Giám đốc phát triển (CDO) của tập đoàn Walmart.. Ông có trách nhiệm đặt ra chiến lược kỹ thuật, quyết định ứng dụng chuyển đổi kỹ thuật số đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Will Grannis – CTO của Google

Will Grannis là Giám đốc điều hành của Google. Ông bắt đầu xây dựng chức năng CTO đầu tiên cho Google từ năm 2015 nhằm đẩy mạnh phát triển sản phẩm. Ông cũng là một nhà phát triển, CTO, SVP Kỹ thuật và Giám đốc điều hành, xây dựng nhiều nền tảng công nghệ cao cho Google.

Gerri M. Flickinger – CTO của Starbucks

Gerri Martin-Flickinger là Cựu Phó chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc công nghệ của Starbucks. Bà chịu trách nhiệm phát triển an ninh mạng và có nhiều năm kinh nghiệm hội đồng quản trị công ty đại chúng với Tableau Software.

Susie Wee – CTO của Cisco

Susie là Phó Chủ tịch Cấp cao kiêm Giám đốc Công nghệ Cisco. Cô đã thành lập và lãnh đạo DevNet – chương trình cải tiến tốc độ tự động hóa và chuyển đổi kỹ thuật số. Dưới sự lãnh đạo của Susie, DevNet đã phát triển thành một cộng đồng toàn cầu với hơn 500.000 nhà phát triển.

Christine Spang – Nylas

Christine Spang giữ vị trí CTO của Nylas. Cô chịu trách nhiệm phát triển và cung cấp các giải pháp công nghệ cho các nhà phát triển phần mềm và nhóm kỹ thuật. Ngoài ra, điều ấn tượng ở Christine là cô đã có bằng khoa học máy tính tại trường đại học nổi tiếng MIT.

Chris Wolf – CTO của VMware

Chris Wolf là CTO tại công ty VMware. Ông có trách nhiệm làm cố vấn cho các khách hàng của VMware tại Châu Mỹ. Đồng thời, ông là người lên chiến lược hiện đại hóa trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp. 

Peng Xiao – CTO của Pegasus LLC

Peng Xiao là Giám đốc điều hành tại Pegasus. Ông đã từng giữ chức vụ Giám đốc Công nghệ và Phó Chủ tịch Điều hành Cấp cao tại MicroStrategy Inc. Ông sở hữu tấm bằng B.S. danh giá trong Khoa học Máy tính và bằng B.A. bằng Kinh doanh Quốc tế của Đại học Hawaii Pacific, bằng Thạc sĩ Công nghệ và Các vấn đề Quốc tế của George Washington

Elizabeth Davis – CTO của Greo

Elizabeth Davis là Trợ lý giám đốc điều hành đánh giá thể chế tại Hội đồng Giáo dục Nghề nghiệp. Cô bắt đầu sự nghiệp của mình ở vị trí một kỹ sư phần mềm, trước khi trở thành Người đồng sáng lập và CTO của Greo.

Kevin Scott - CTO của Microsoft
Kevin Scott – CTO của Microsoft

Câu hỏi thường gặp

Hàng cto là gì?

CTO trong ngành bán lẻ còn được biết đến là Configure to Order – mô tả một phương pháp sản xuất hoặc bán hàng trong đó sản phẩm được tùy chỉnh theo yêu cầu của khách hàng trước khi đặt hàng.

Macbook cto là gì?

Thuật ngữ “MacBook CTO” thường được sử dụng để chỉ phiên bản tùy chỉnh (Configure to Order) của dòng sản phẩm MacBook của Apple. Tức là đối với các sản phẩm Macbook CTO thì khách hàng có thể tinh chỉnh cấu hình của sản phẩm MacBook theo ý muốn của mình trước khi đặt mua. Các yếu tố có thể tùy chỉnh có thể bao gồm dung lượng lưu trữ, bộ xử lý, bộ nhớ RAM, màu sắc, và các tính năng khác của máy tính.

Cfo là gì?

CFO viết tắt của Chief Financial Officer – Giám đốc Tài chính trong một tổ chức hoặc công ty. Vai trò chính của một CFO là quản lý và giám sát các hoạt động tài chính của công ty, bao gồm quản lý ngân sách, báo cáo tài chính, dự báo tài chính, định giá tài sản, quản lý rủi ro tài chính và thiết lập chiến lược tài chính để đạt được mục tiêu doanh nghiệp.

Ceo là gì?

CEO – Chief Executive Officer tức là Giám đốc Điều hành trong một tổ chức hoặc công ty. CEO là người đứng đầu và có trách nhiệm lãnh đạo toàn bộ hoạt động của công ty, đặt ra chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp, giám sát các bộ phận và nhân viên, và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị hoặc cổ đông.

Coo là gì?

COO (Chief Operating Officer) là Giám đốc Vận hành trong một tổ chức hoặc công ty. COO thường chịu trách nhiệm về việc quản lý các hoạt động hàng ngày của công ty, bao gồm sản xuất, vận hành, dịch vụ khách hàng, và quản lý chuỗi cung ứng.

Cmo là gì?

CMO là viết tắt của Chief Marketing Officer – Giám đốc Marketing trong một tổ chức hoặc công ty. CMO chịu trách nhiệm xây dựng và thực thi chiến lược marketing của công ty, bao gồm quảng cáo, tiếp thị số, quan hệ công chúng, và phát triển thương hiệu. CMO thường chịu trách nhiệm trực tiếp về việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng.

Lời kết

Trên đây, bạn đã cùng Vietnix tìm hiểu về CTO là gì, CTO là viết tắt của từ gì, công việc của một CTO và cách để trở thành một CTO giỏi. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có cho mình những thông tin hữu ích, giúp bạn phát triển bản thân trên con đường trở thành một CTO xuất sắc!

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Trần Đức Trung

Sale Manager
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

MAXSPEED HOSTING

TĂNG TỐC WEBSITE TOÀN DIỆN

CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN

PHẦN CỨNG MẠNH MẼ

HỖ TRỢ 24/7

ĐĂNG KÝ NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG