Domain Authority là một thuật ngữ khá xa lạ và mới mẻ với nhiều người. Tuy nhiên, Domain Authority lại đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển trang web. Để website có thể hoạt động hiệu quả cần phải có những chiến lược cụ thể để đảm bảo điểm Domain Authority tốt nhất. Muốn hiểu rõ hơn về Domain Authority hãy cùng Vietnix tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!
Domain Authority là gì?
Domain Authority hay còn được viết tắt là DA, khái niệm này dùng để chỉ điểm xếp hạng của trang web và được phát triển bởi Moz. Domain Authority được ra đời với mục đích giúp dự đoán cho sự xếp hạng của website tại kết quả tìm kiếm.
Domain Authority chủ được tính toán thông qua các yếu tố Roots Domain, tổng các liên kết,… để cho ra một số điểm tổng thể. Điểm số này sẽ dao động trong khoảng từ 0 – 100. Trang web có số điểm càng cao sẽ có thứ hạng càng cao.
Điểm số này sẽ được sử dụng để so sánh giữa các trang web với nhau. Điều này nhằm tạo nên sự cạnh tranh giữa các website. Đồng thời, đây còn yếu tố để đo lường khả năng cạnh tranh trên trang tìm kiếm trong một khoảng thời gian.
Làm thế nào để check Domain Authority?
Để check Domain Authority vô cùng đơn giản, bạn có thể sử dụng một số công cụ SEO của Moz. Những công cụ miễn phí được nhiều người sử dụng như: MozBar, Link Explorer, SERP Analysis,… Các công này cho phép người dùng kiểm tra điểm xếp hạng của website ở thời điểm hiện tại.
Hơn nữa, các thông tin về chỉ số Domain Authority cũng đồng thời được tích hợp vào một số công cụ khác như AIP và Moz Pro Campaigns. Bên cạnh đó, các chỉ số đo lường còn được thống kế trên rất nhiều nền tảng SEO và cũng được hiển thị ở nhiều trang web.
Cách tính điểm Domain Authority
Điểm Domain Authority sẽ được tính dựa trên thang điểm 100. Việc tăng điểm số ở mức điểm cao sẽ khó hơn so với việc tăng ở mức điểm thấp, ví dụ việc tăng từ 70 lên 80 điểm sẽ khó hơn so với từ 30 lên 40.
Việc tính điểm Domain Authority còn dựa vào những liên kết của các Roots Domain và tổng số liên kết để tạo thành một điểm Domain Authority. Thông qua các yếu tố đó, hệ thống sẽ có sự so sánh giữa các website và cho ra số điểm của trang.
Điểm Domain Authority như thế nào được coi là tốt?
Điểm Domain Authority của website càng cao sẽ càng tốt. Ở những website có số lượng backlink càng lớn điểm sẽ càng cao. Hầu hết, những trang này sẽ luôn nằm ở vị trí đầu tiên của Domain Authority.
Ngược lại, đối với những trang web có số lượng liên kết ngoài ít, điểm thứ hạng của trang cũng sẽ thấp. Điểm Domain Authority trên thực tế sẽ được sử dụng để so sánh về thứ hạng giữa các website.
Domain Authority và Page Authority khác nhau như thế nào?
Bên cạnh thuật ngữ Domain Authority, Page Authority cũng xuất hiện rất nhiều. Đôi khi mọi người cũng có sự nhầm lẫn về hai khái niệm này. Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, chúng chỉ có cùng chung vai trò là hỗ trợ cho sự nghiên cứu và phát triển website. Vậy, Domain Authority và Page Authority khác nhau như thế nào?
- Domain Authority được sử dụng với vai trò phỏng đoán thứ hạng của toàn bộ domain chính hoặc miền phụ.
- Page Authority đóng vai trò trong việc đo lường độ mạnh của một trang.
9 bước tăng điểm Domain Authority cho Website của bạn
Điểm Domain Authority là một trong những yếu tố rất quan trọng của một trang web. Nhưng để có thể tăng điểm DA cũng thực sự là một vấn đề gây đau đầu cho nhiều người. Để giúp bạn có thể dễ dàng tăng điểm, Vietnix sẽ chia sẻ đến bạn 9 bước tăng điểm Domain Authority ngay dưới đây!
Bước 1: Lựa chọn tên miền tốt
Lựa chọn tên miền là giai đoạn vô cùng quan trọng, đóng vai trong quyết định trong điểm DA của trang web. Nếu bạn chưa có sẵn một website, trước tiên bạn sẽ cần lựa chọn một domain phù hợp. Chú ý rằng tên domain phải phù hợp với chủ đề chính của trang web.
Tốt nhất bạn nên lựa chọn một tên domain đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ. Điều này sẽ giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc tìm lại website của bạn. Nếu không có quá nhiều thời gian bạn cũng có thể mua tên miền cũ, những tên miền này sẽ có sẵn tuổi miền.
Trong trường hợp bạn đã có domain thì phải kiểm tra về thời gian hoạt động, để đảm bảo tên miền không bị hết hạn.
Bước 2: Tối ưu hóa On-Page
Tối ưu on-page là công việc không thể thiếu nếu muốn tăng điểm Domain Authority. SEO cũng có sự tác động lên thứ hạng của website ở kết quả tìm kiếm lẫn điểm DA. Vì thế, hãy chắc chắn rằng code website luôn được tối ưu một cách tốt nhất. Cần tối ưu các tag tiêu đề, hình ảnh và nội dung của website. Cách tối ưu on-page hiệu quả nhất chính là tạo ra những biến thể in đậm, gạch chân, in nghiêng.
Đồng thời, các đường liên kết cũng chính là mấu chốt để giúp website hoạt động hiệu quả hơn. Các liên kết phải ngắn gọn và có sự liên quan đến nội dung chính của bài viết.
Tối ưu từ khóa cũng chính là một phương pháp hiệu quả để cải thiện chất lượng của bài viết. Bạn cần xây dựng những bài viết có nội dung cụ thể và mang đến giá trị cho người dùng. Những việc làm này sẽ giúp tăng điểm Domain Authority vô cùng nhanh chóng.
Bước 3: Tạo ra những nội dung có thể liên kết
Bước tiếp theo cần phải thực hiện để tăng điểm Domain Authority chính là tạo ra các nội dung có thể liên kết được với nhau. Để có thể thực hiện được việc này bạn cần phải tạo ra nội dung chất lượng và đăng tải chúng thường xuyên.
Những nội dung có chất lượng tốt sẽ giúp tăng lượng traffic cho bài viết. Từ đó, trang web sẽ được nhiều người biết đến hơn. Bạn cũng nên chú ý mang đến những nội dung phù hợp với trang của mình.
Bước 4: Nâng cao cấu trúc các liên kết nội bộ
Các liên kết nội bộ cũng có tác động đến điểm Domain Authority của website. Những điều này vẫn thường bị nhiều người bỏ qua bởi không biết được tầm quan trọng của các liên kết này. Chúng là yếu tố có thể hướng người xem truy cập tới những thông tin mà họ muốn tìm kiếm.
Không những thế, chúng còn tạo nên sự tiện lại cho người đọc, họ có thể trở lại trang chủ một cách dễ dàng hơn thông qua các liên kết nội bộ. Bạn có thể đề xuất những bài viết có nội dung liên quan với bài viết hiện tại để thu hút người xem click vào bài đăng. Từ đó, giúp giữ chân người xem và tăng trải nghiệm người đọc.
Bước 5: Loại bỏ các liên kết độc hại
Cần phải kiểm tra thường xuyên các liên kết của trang web để kịp thời loại bỏ những đường liên kết xấu và độc hại. Chúng sẽ gây ra những tác động không tốt lên website của bạn, khiến cho trang web chạy chậm hơn và điểm DA cũng giảm xuống.
Vì thế, việc xóa chúng khỏi trang là vô cùng cần thiết. Việc làm này giúp dọn dẹp website, trang sẽ trở nên thân thiện và sạch hơn. Bạn có thể sử dụng Link Manager để loại bỏ cùng một lúc nhiều liên kết độc hại một cách nhanh chóng.
Bước 6: Giao diện website thân thiện với thiết bị di động
Các thiết bị di động hiện nay được sử dụng vô cùng phổ biến. Hầu hết, mọi người thường tìm kiếm thông tin và truy website bằng điện thoại di động. Do đó, việc tối ưu giao diện trang thân thiện với điện thoại di động là một trong những yếu tố hàng đầu, nếu muốn tăng điểm Domain Authority.
Với những giao diện không thân thiện với thiết bị di động có ảnh hưởng rất lớn đến thứ hạng trên trang tìm kiếm. Với người dùng di động rất cao nên sẽ làm bạn mất đi một lượng truy cập lớn từ những người dùng này.
Bạn có thể sử dụng công cụ Mobile-Friendly Test by Google Developers để kiểm tra độ thân thiện của trang trên di động. Trang web này sẽ phân tích website của bạn dựa trên nhiều yếu tố và trả kết quả nhanh chóng.
Bước 7: Nâng cao danh tiếng của website
Một website có danh tiếng chính là công cụ thúc đẩy người dùng truy cập vào trang. Từ đó, cũng góp phần làm tăng điểm Domain Authority cho website. Để tạo danh tiếng cho trang của mình, cách tốt nhất bạn cần làm chính là tạo ra những nội dung có giá trị.
Những nội dung có ích sẽ tạo được sự tin tưởng đối với người dùng. Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để tạo sự thu hút cho website của mình.
Nhờ đó, số lượng người truy cập vào website sẽ tăng lên đáng kể, tạo nên được một danh tiếng thương hiệu tốt. Cũng dựa vào đó mà số lượt liên kết ngoài cũng sẽ tăng lên một cách dễ dàng.
Bước 8: Tăng tốc độ tải của website
Tốc độ tải của website không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng mà còn ảnh hưởng đến điểm DA. Nếu một trang web có tốc độ chạy chậm sẽ khiến người dùng khó chịu và dẫn đến tỷ lệ thoát trang cũng tăng theo.
Có rất nhiều công cụ để hỗ trợ kiểm tốc độ tải trang, bạn có thể sử dụng PageSpeed để kiểm tốc độ tải trang web của mình. Hãy thường xuyên kiểm tra tốc độ tải trang để khắc phục kịp thời những vấn đề tiêu cực và tránh gây ra ảnh hưởng tới điểm Domain Authority.
Nếu bạn xem tốc độ cho website của mình bạn có thể xem qua 15 Công cụ test tốc độ website để có thể biết được tốc độ website của mình.
Bước 9: Sử dụng mạng xã hội để quảng bá nội dung
Một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc tăng điểm Domain Authority chính là mạng xã hội. Hãy tận dụng các kênh truyền thông này để thu hút người dùng truy cập vào trang web của bạn.
Để có thể quảng bá nội dung qua mạng xã hội bạn có thể xem qua các kênh media phổ biến và hiệu quả để quảng bá nội dung
Câu hỏi thường gặp
Domain Authority có quan trọng không?
Domain Authority rất quan trọng bởi vì nó đại diện cho website của bạn được xếp hạng trên công cụ tìm kiếm. Nó sẽ giúp bạn hiểu rõ về độ tin cậy của một website trong mắt của công cụ tìm kiếm và bạn có thể so sánh nó với các đối thủ cạnh tranh.
Domain Authority có ảnh hưởng đến SEO không?
Domain Authority của website cao sẽ tương quan thứ hạng trên công cụ tìm kiếm cao hơn. Vì thế bạn có thể thấy DA có tác động như thế nào đến kết quả của SEO. Ví dụ như một website có điểm DA 94 sẽ có khả năng website của nó sẽ xếp hạng cao hơn một trang web có chỉ số DA là 70.
Lời kết
Domain Authority là một nhân tố rất quan trọng trong việc vận hành và phát triển một trang web. Website chỉ hoạt động hiệu quả khi điểm DA đạt được mức tiêu chuẩn. Vì thế, việc cải thiện điểm Domain Authority là việc làm rất cần thiết. Hy vọng với những chia sẻ trên có thể giúp bạn biết được cách tăng điểm DA cho website của mình.