Blacklist ra đời với mục đích phân loại, đánh dấu và hạn chế các địa chỉ IP, tên miền không lành mạnh hoặc có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc chung. Nếu như một ngày nào đó, email của bạn bỗng không gửi thư được, thì rất có khả năng IP Mail Server của bạn đã bị cho vào blacklist. Vậy, blacklist là gì? Làm sao để kiểm tra và gỡ Blacklist? Cùng Vietnix tìm hiểu qua bài viết được chia sẻ dưới đây.
Blacklist là gì?
Backlist (hay danh sách đen) là một danh sách chứa những địa chỉ IP, tên miền bị đánh dấu là spam, không lành mạnh. Danh sách này được tạo nên dựa trên những quy tắc, đánh giá chung của các tổ chức thống kê.
Nói một cách đơn giản thì blacklist là tên thường gọi của các tổ chức thống kê máy chủ gửi thư rác trên môi trường Internet. Đây là những tổ chức phi lợi nhuận, không chịu sự tác động và ảnh hưởng từ bất kỳ cơ quan hay chính phủ nào. Tổ chức này có quy tắc làm việc riêng, đôi khi không được đánh giá cao và dữ liệu cũng không hẳn là luôn luôn đáng tin cậy.
Những tổ chức này sẽ đánh giá website, địa chỉ IP hay tên miền của bạn có spam hay không dựa trên một số tiêu chí như:
- Thông tin từ nhà cung cấp dịch vụ.
- Phản hồi từ địa chỉ IP.
- Spam traps – giăng bẫy bằng nhiều email ngẫu nhiên. Email nào gửi mail vào địa chỉ này sẽ lập tức bị đánh dấu là spam.
Riêng với blacklist của Google, bạn sẽ bị cho vào danh sách đen khi vi phạm chính sách của công cụ tìm kiếm này. Phổ biến nhất là tình trạng lạm dụng trong SEO, những website, domain lạm dụng SEO Offpage với việc đi backlink hàng loạt có thể bị Google đánh giá là spam và đưa vào blacklist.
Vì vậy, bạn cần liên tục update, cập nhật thuật toán Google để không vô tình vi phạm và bị phạt. Mà điều này lại ảnh hưởng rất lớn đến thứ hạng website trên Google, thậm chí khiến bạn “mất trắng” những nỗ lực xây dựng trang web trước đó.
Nguyên nhân website bị Blacklist
Có nhiều nguyên nhân khiến website của bạn bị đưa vào danh sách đen. Hãy kiểm tra xem liệu website mình có phạm phải một trong số các trường hợp dưới đây hay không:
Source của bạn bị chèn mã độc
Trang web của bạn có thể đang chứa các mã độc hại, những phần mềm quảng cáo gây spam hoặc chuyển hướng người dùng đến các trang web độc hại.
Mã độc này thường là những loại virus độc hại, khi xâm nhập vào máy tính người dùng sẽ hoạt động như một “trình theo dõi thao tác bàn phím – keylogger”.
Mã độc này sẽ theo dõi thao tác bàn phím và hướng đến mật khẩu trong các account như Email, FTP, Cpanel,… Chúng tìm kiếm tất cả những file tên index.html, index.php, default.asp, default.aspx ở trong máy tính, sau đó theo FTP lên host rồi chèn vào những file đã có sẵn ở trên đó.
Khi chứa các thành phần trên, website của bạn sẽ bị đánh giá là không an toàn và rơi vào danh sách đen ngay lập tức.
Không có bản ghi MX
Nếu trang web của bạn không có bản ghi MX, một số Mail Server Filter sẽ đánh giá trang web là spam. Đây cũng là lý do phổ biến khiến một số website bị đưa vào blacklist.
Dùng IP động cho Mail Server
Việc dùng IP động cũng có thể khiến website của bạn bị cho vào blacklist. Bởi vì mỗi lần Mail Server phân giải sẽ cho ra một IP khác nhau, điều này khiến hệ thống đánh dấu là một dạng spam.
Trong một số trường hợp khác, website có thể bị rơi vào danh sách đen vì dùng chung địa chỉ IP hoặc server với một đơn vị khác cũng đã bị hệ thống đánh dấu là spam.
Trang web lừa đảo
Khi tổ chức thống kê hay các trình duyệt được thông báo hoặc phát hiện trang web nào đó chứa những nội dung mang tính chất lừa đảo trực tuyến, hoặc giả mạo cá nhân, tổ chức uy tín để phục vụ để thu lợi bất chính, website đó sẽ bị cho vào blacklist để bảo vệ người dùng Internet.
Ngoài ra, website cũng có thể bị cho vào danh sách đen vì tên miền không rõ ràng hoặc chứa từ khóa bị tổ chức, trình duyệt cấm. Vậy nên, trước khi đăng ký tên miền, bạn cần nghiên cứu kỹ để không phạm phải những lỗi không đáng có.
Gửi mail đến các địa chỉ email ảo
Khi bạn gửi mail đến những email ảo hoặc bị spam traps, các tổ chức thống kể sẽ đánh dấu là spam và cho vào danh sách đen.
Website chứa nội dung không lành mạnh
Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng website của bạn bị cho vào blacklist vì chứa những nội dung không lành mạnh, những nội dung bị cấm hoặc không được phép phổ biến rộng rãi.
Vì thế, bạn cần phải kiểm tra kỹ lưỡng các chính sách, nội dung bị hạn chế để tránh triển khai chúng trên website.
Tác hại của việc bị đưa vào Blacklist
Chớ nên coi nhẹ vấn đề này vì việc bị đưa vào danh sách đen sẽ kéo theo khá nhiều hệ lụy to lớn. Đầu tiên, uy tín thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng xấu, tiếp đó là những công sức xây dựng website trước nay đều sẽ “đổ sông đổ bể”. Đặc biệt, hậu quả sẽ càng nặng nề hơn với những website hoạt động với mục đích thương mại.
Dưới đây là những tác hại của việc bị đưa vào blacklist mà bạn có thể tham khảo:
Ảnh hưởng đến thứ hạng trên công cụ tìm kiếm
Website bị cho vào danh sách đen sẽ ảnh hưởng lớn đến thứ hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google. Google hiện đang áp dụng hàng loạt chính sách nghiêm ngặt đối với các trang web để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Khi website nằm trong danh sách đen, độ thân thiện của website đối với người dùng lẫn Google đều giảm. Và dĩ nhiên, Google sẽ không giới thiệu đến người dùng những website được đánh dấu là không an toàn khi bị đưa vào blacklist. Như vậy, lượng traffic cùng khả năng tiếp cận khách hàng sẽ bị ảnh hưởng xấu. Thậm chí khiến bạn khó lòng khôi phục lại như trước dù nỗ lực xây dựng nội dung và tối ưu SEO như thế nào.
Ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh thương hiệu
Không chỉ với Google, một website bị cho vào blacklist sẽ gắn liền với hình ảnh không tốt trong mắt khách hàng lẫn các đối tác. Họ sẽ cho rằng website của bạn đang có những hành vi lừa đảo hoặc những nội dung không lành mạnh.
Ngoài ra, điều này cũng thể hiện cách làm việc kém chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Và dù là nguyên nhân nào thì cũng chẳng có ai muốn hợp tác với doanh nghiệp bạn nữa.
Hạn chế hành vi trên internet
Khi website bạn bị đưa vào danh sách đen, các trình duyệt như Google và những tổ chức thống kê đều sẽ có chế độ “quan tâm và chăm sóc đặc biệt” hơn cho bạn. Tất cả các hành vi của website đều sẽ bị giám sát chặt chẽ, đồng thời bạn còn bị hạn chế một số quyền lợi trên Internet.
Đây là cách để môi trường mạng được an toàn, nhưng chắc chắn là nó cũng đem lại không ít phiền phức cho doanh nghiệp của bạn.
Cách kiểm tra IP có bị Blacklist hay không?
Bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các công cụ để kiểm tra xem liệu rằng IP của mình có bị đưa vào blacklist hay không. Trong đó, MXtoolbox và WhatIsMyIPAddress là hai trang web kiểm tra được sử dụng phổ biến hiện nay.
Bước 1: Đầu tiên, bạn truy cập vào một trong hai đường link sau:
- WhatIsMyIPAddress: https://whatismyipaddress.com/blacklist-check
- MXtoolbox: http://www.mxtoolbox.com/Blacklists.aspx
Bước 2: Nhập thông tin của IP Server Mail và đợi hệ thống check cho bạn.
Bước 3: Nếu như kết quả hiển thị biểu tượng LISTED màu đỏ thì website của bạn đã bị cho vào danh sách Blacklist. Lúc này, bạn có thể xem nguyên nhân và hướng dẫn gỡ IP khỏi Blacklist bằng cách nhấn vào Detail.
Bước 4: Để tìm phương án giải quyết tối ưu nhất, bạn hãy click vào phần màu đỏ và thực hiện theo hướng dẫn.
Trên thực tế, bạn cũng có thể dễ dàng nhận biết được website của mình có đang nằm trong blacklist hay không dựa trên sự suy giảm nhanh chóng và đột ngột của lượt truy cập tự nhiên. Bên cạnh đó, khi website bị spam, các tổ chức thống kê và Google thường sẽ gửi tin nhắn đến email của bạn để cảnh báo.
Một số loại Blacklist phổ biến
Dưới đây là một số website đánh giá, liệt website vào blacklist phổ biến được nhiều đơn vị áp dụng để cấm IP sử dụng dịch vụ của họ.
UCE Protect Network
Blacklist của UCE Protect Network không cho phép người dùng gỡ IP. Nếu như bạn thuộc Level 1 – 2 trong danh sách đen của trang web này, bạn không cần phải quá lo lắng, vì chỉ sau 7 ngày, IP của bạn sẽ bị xóa khỏi danh sách này.
Tuy nhiên, đối với những website nằm ở Level 3, chỉ có những nhà cung cấp dịch vụ IP/DataCenter mới có thể gỡ được. Tuy nhiên, chỉ có những IP ADSL hay Dynamic mới ở Level này.
The Barracuda Reputation Block List
Bạn có thể truy cập trang web của The Barracuda Reputation Block List và điền các thông tin để gửi yêu cầu kiểm tra danh sách. Yêu cầu của bạn sẽ được xử lý trong 12 giờ.
Sau khi nhận kết quả, nếu như địa chỉ IP của bạn nằm trong blacklist, hãy theo dõi thời gian bị dính. Bởi vì sau khoảng 7 ngày, nếu server mail của địa chỉ IP đó không còn gửi thư rác nữa thì IP sẽ tự động bị gỡ khỏi danh sách đen.
Ngoài 2 cái tên trên, bạn cũng có thể tham khảo Spamhaus – một website thống kê blacklist khá phổ biến hiện nay.
Hướng dẫn gỡ bỏ IP ra khỏi Blacklist
Để gỡ bỏ IP khỏi blacklist, điều đầu tiên và quan trọng nhất là bạn phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân khiến website bị cho vào danh sách đen.
Nếu như nguyên nhân đến từ bản thân website, hãy khắc phục và loại bỏ nó trước khi yêu cầu gỡ. Bởi vì nếu không phát hiện và “chữa đúng bệnh”, dù bạn có được gỡ thì cũng sẽ nhanh chóng bị cho vào blacklist lại. Thậm chí, bạn còn có nguy cơ bị giam IP vĩnh viễn khi tình trạng vi phạm tái diễn nhiều lần. Ngoài ra, hầu hết các ISP/HP đều không cho phép đổi IP khi IP đang nằm trong danh sách hạn chế.
Ngược lại, khi bạn giải quyết được vấn đề thì IP sẽ tự động được xóa khỏi danh sách đen.
Dưới đây là cách gỡ IP ra khỏi blacklist mà bạn có thể tham khảo:
Đối với Google
Nếu IP của bạn bị đưa vào blacklist của Google, hãy đăng nhập tài khoản Google Search Console của mình để yêu cầu.
Tại đây, bạn có thể yêu cầu gỡ IP khỏi blacklist, đi kèm với đó là tùy chọn yêu cầu đánh giá và đừng quên cung cấp giải thích chi tiết về việc bạn đã sửa chữa trang web của mình như thế nào. Sau khi gửi yêu cầu, Google sẽ xét duyệt trong vòng 3 – 7 ngày.
Ngoài ra khi bạn truy cập một website bất kỳ và nhận được cảnh báo lừa đảo nhưng bạn thực sự tin rằng Google nhầm lẫn và đó là một trang web tốt. Trường hợp này bạn có thể báo cáo giúp Google thông qua đường dẫn sau: https://safebrowsing.google.com/safebrowsing/report_error/?hl=vi
McAfee
Bạn cần tạo tài khoản tại trustedsource.org vì McAfee chỉ xử lý yêu cầu xem xét lại qua địa chỉ này.
Sau khi tạo tài khoản, hãy nhập URL của bạn tại McAfee Site System/Web Control và kiểm tra xem trang web mình có nằm trong blacklist không. Nếu có, bạn cần phải giải trình cách khắc phục lỗi và chọn Submit URL for Review để hoàn tất quá trình yêu cầu gỡ IP khỏi Blacklist của McAfee.
Hướng dẫn phòng tránh để không bị đưa vào Blacklist
Website có trong blacklist và bị hạn chế nhiều quyền hạn là điều không mong muốn của bất cứ doanh nghiệp, cá nhân nào đang xây dựng website. Vì vậy, trước khi có tên trong danh sách đen trên, bạn nên có những biện pháp phòng tránh để luôn ở trong “vòng an toàn” trên Internet.
Thường xuyên cập nhật phiên bản mới
Hãy nâng cấp và cập nhật bản vá hạ tầng website thường xuyên để hạn chế lỗ hổng bảo mật còn tồn tại ở phiên bản cũ. Điều này giúp trang web của bạn luôn an toàn và tránh bị tấn công bởi các tội phạm mạng. Nếu bạn dùng website WordPress hãy sử dụng theme và plugin bản quyền.
Sử dụng phần mềm bảo mật và chứng thư số an ninh quốc tế SSL
Một website uy tín và đáng tin cậy là một website có thể đảm bảo an toàn thông tin người dùng. SSL giúp mã hóa kết nối giữa người dùng và server để không bị nghe lén và đánh cắp thông tin trên đường truyền. Hơn nữa đây cũng là tiêu chuẩn bắt buộc hiện nay đối với nhiều trình duyệt web, đối với Google Ads và SEO.
Đầu tư vào hạ tầng mạnh mẽ
Bạn nên đầu tư vào hạ tầng mạnh mẽ ngay từ khi thành lập website để phục vụ cho công tác tối ưu SEO và đảm bảo về độ an toàn, bảo mật. Bên cạnh đó, đừng quên tìm kiếm và hợp tác với những đơn vị cung cấp giải pháp mạng uy tín để được hỗ trợ kịp thời nhất mỗi khi có phát sinh sự cố, vấn đề liên quan đến kỹ thuật.
Sử dụng các công cụ theo dõi và quản lý website hiệu quả
Việc sử dụng các plugins hoặc các tool để cập nhập tình hình trang web và khắc phục sự cố kịp thời cũng hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc phòng tránh bị đưa vào blacklist. Ngoài ra, đây còn là giải pháp tối ưu giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và luôn chủ động trước mọi tình huống xấu nhất.
Cụ thể, công cụ hỗ trợ cần được tích hợp các chức năng sau: Kiểm tra bảo mật hiệu quả, phát hiện spam, phần mềm độc hại nhanh chóng, sao lưu – khôi phục dữ liệu tự động, quét spam SEO, cảnh báo web đen…
Bạn có thể tham khảo các gợi ý như: MalCare, Sucuri, SiteLock…
Phương pháp ngăn chặn phát tán thư rác
Trước khi bị đánh dấu spam và nằm “chễm chệ” trong danh sách đen, bạn nên ngăn chặn phát tán thư rác với các biện pháp sau:
Sử dụng IP “sạch”
Trong trường hợp IP chính bị liệt vào danh sách spam, bạn dùng địa chỉ IP sạch để gửi email. Sau đó, hãy đổi mật khẩu các tài khoản email với độ khó cao hơn, đồng thời sử dụng công cụ quét mã độc để rà soát lại toàn bộ các mã nguồn.
Bạn có thể tham khảo dịch vụ IP tại AWS hoặc Alibaba Cloud. Tuy nhiên, đây là những nhà cung cấp quốc tế, nên giá thành cũng có phần đắt đỏ hơn chút. Vì vậy, nếu muốn tối ưu chi phí, hãy chọn những dịch vụ trong nước để được cung cấp giá hợp lý hơn.
Giải pháp Email Relay
Với Email Relay, toàn bộ email của bạn sẽ được gửi và lưu trữ sang một server mail khác. Khi đó, nhà cung cấp dịch vụ Email Relay sẽ giúp bạn chuyển mail với nguồn IP sạch cùng kỹ thuật monitor chất lượng.
Để chọn được phương pháp giải quyết hiệu quả nhất, bạn cần căn cứ vào tính chất công việc và nhu cầu sử dụng của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ đến sự cố vấn của các đơn vị chuyên môn để giải quyết vấn để một cách tối ưu nhất.
Để ngăn chặn tình trạng thư rác, tăng tỷ lệ vào inbox, bạn có thể tham khảo sử dụng dịch vụ Email Doanh Nghiệp của Vietnix. Các gói Email Doanh Nghiệp Vietnix đều sử dụng IP uy tín, giúp đăng tỷ lệ mail vào inbox đến 99%. Đồng thời được tích hợp phần mềm bảo mật cao cấp, giảm thiểu tối đa tình trạng spam email, virus, blacklist IP,…
Không chỉ vậy, sử dụng Email Doanh Nghiệp Vietnix sẽ tương tự như bạn dùng Email Relay server. Bạn hoàn toàn có thể tích hợp vào ứng dụng, website hoặc máy chủ đang vận hành để thực hiện quá trình email một cách hiệu quả, nhanh chóng.
Liên hệ với Vietnix để tìm hiểu kỹ hơn và được hỗ trợ tư vấn gói dịch vụ có cấu hình phù hợp nhu cầu nhé!
Lời kết
Như vậy, bài viết trên đã giải thích Blacklist là gì và mang đến những thông tin liên quan khác như: Cách kiểm tra IP có trong Blacklist hay không, cách ngăn chặn thư rác và phòng chống bị đưa vào Blacklist. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và đừng quên chia sẻ bài viết này để mọi người cùng áp dụng nhé.