Tên miền cấp cao nhất hay còn được gọi là TLD chính là một trong những yếu tố quan trọng mở rộng khả năng hiển thị và truy cập cho website trên môi trường. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về tên miền cấp cao hay những vấn đề liên quan đến tên miền phổ biến thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
TLD là gì?
TLD (Top level domain) có nghĩa là tên miền cấp cao nhất, TLD là phần mở rộng sau cuối tên miền. Có thể nhận biết thông qua vị trí nằm sau một hoặc nhiều dấu chấm ở cuối cùng.
Lấy ví dụ, với tên miền www.vietnix.com, Top Level Domain là phần .com.
Tên miền được chia ra thành ba cấp độ, cụ thể như sau:
- Subdomain: Nằm tại phần ngoài cùng bên trái
- Second level domain: Nằm ngay bên trái dấu chấm
- Top level domain (TLD – Tên miền cao nhất): Nằm ở phần ngoài cùng bên phải, cuối tên miền
Để tạo thành một tên miền hoàn chỉnh, cần có hai thành phần chính: second-level domain và Fully Qualified Domain Name. Ví dụ, một tên miền hoản chỉnh sẽ được hiển thị như sau: sub.example.com. Trong đó:
- sub: Subdomain
- example: Second level domain
- .com: Tên miền cấp cao nhất
Hiện tại, .com là một TLD được sử dụng phổ biến nhất hiện nay và .com chính là viết tắt của từ commercial (thương mại). Mọi thành phần tên miền đều được điều hành và phân phối bởi The Internet Corporation for Assigned Names and Numbers (ICANN).
Mục đích của tên miền cấp cao nhất là gì?
Tên miền cấp cao nhất được sử dụng để xác định mục đích, chủ sở hữu và vị trí địa lý của website. Chẳng hạn như những trang web hay tổ chức liên quan đến giáo dục thường sẽ chỉ sử dụng tên miền cấp cao .edu
Một số trang web có tên giống nhau, người dùng có thể phân biệt thông qua tên miền cấp cao. Chẳng hạn như “example.com” không giống với “example.edu”.
Ngoài những thông tin về tên miền, bạn có thể tham khảo thêm:
Ý nghĩa của việc sử dụng TLD
Các loại tên miền cấp cao nhất sẽ được phân loại dựa trên mức độ liên quan của website. Mục đích là để có thể xác định được chủ sở hữu, mục đích hay vị trí của trang web kể cả khi không xem chi tiết các nội dung có trên trang web đó. Đặc biệt, có khá nhiều website hiện nay trùng tên, điểm khác nhau nằm tại tên miền cấp cao TLD.
TLD có ảnh hưởng gì đến SEO không?
Năm 2015, Google đã xác nhận rằng việc sử dụng TLD tùy chỉnh với các từ khóa không giúp cho các bài viết có thứ hạng tìm kiếm cao hơn. Chính vì thế, trên cơ bản, TLD không có nhiều tác động đến xếp hạng trên Google.
Dù vậy, tên miền cấp cao có ảnh hưởng đến cái nhìn của khách hàng về thương hiệu. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng .net và .com nhận được nhiều sự tin tưởng của người dùng để có thể sử dụng cho website. Với tên miền phổ biến như .net và .com thì website sẽ nhận được nhiều lượng truy cập hơn so với các tên miền ít phổ biến khác. Do đó, TLD vẫn có thể tác động gián tiếp đến thứ hạng của bài viết trên Google.
Phân loại các TLD quan trọng nhất
Dựa theo chủ sở hữu, mục đích và vị trí địa lý của website, tên miền cao cấp nhất được phân ra bốn loại chính như dưới đây. Danh sách đã bao gồm đầy đủ các TLD được công bố trên trang web của IANA (Tổ chức Cấp phát Số hiệu Internet).
Tên miền cấp cao chung (gTLD)
Tính đến thời điểm hiện tại, gTLD đang là loại tên miền phổ biến nhất. Ưu điểm lớn nhất của tên miền này là có thể hỗ trợ tất cả các phạm vi người dùng khi đăng ký.
Những tên miền cấp cao chung được sử dụng phổ biến là:
Tên miền | Chủ sở hữu |
---|---|
.com | Cho trang thương mại. |
.info | Cho nền tảng thông tin. |
.space | Cho sự sáng tạo hoặc ngành không gian. |
.me | Cho những trang web đậm dấu ấn cá nhân. |
.site | Cho những trang web đậm dấu ấn cá nhân. |
.xyz | Cho sử dụng thông thường. |
.net | Cho mạng lưới. |
org | Cho tổ chức. |
.name | Cho cá nhân. |
.biz | Cho doanh nghiệp. |
Tuy nhiên, có một số gTLD bị hạn chế với một số người dùng nhất định, đó chính là tên miền cấp cao nhất được tài trợ.
Tên miền cấp cao nhất được tài trợ (sTLD)
sTLD là một loại tên miền cấp cao chung và được sử dụng bởi các tổ chức tư nhân. Để đăng ký trang web dưới tên miền sTLD, chủ sở hữu cần tuân thủ những quy tắc quy tắc nhất định.
Một số ví dụ về các tên miền sTLD phổ biến là:
Tên miền | Chủ sở hữu |
---|---|
.gov | Cho những trang của chính phủ hoa Kỳ. |
.asia | Cho những trang khu vực châu Á – Thái Bình Dương. |
.edu | Cho các tổ chức giáo dục. |
.mil | Cho quân đội Hoa Kỳ. |
.int | Cho tổ chức quốc tế có những mục đích liên quan đến hiệp ước. |
.mobi | Cho các trang web về sản phẩm di động hoặc dịch vụ. |
.tel | Cho website có dịch vụ giao tiếp trên Internet. |
.jobs | Cho công ty, tổ chức về pháp luật. |
.post | Cho các trang về dịch vụ chuyển phát. |
Tên miền cấp cao nhất theo Mã quốc gia (ccTLD)
Các tên miền theo mã quốc gia được viết tắt là ccTLD và ghi chú mã ISO vị trí hoặc lãnh thổ.
Những tên miền ccTLD phổ biến là:
Tên miền | Quốc gia |
---|---|
.vn | Việt Nam |
. | Ấn Độ |
.jp | Nhật Bản |
.nl | Hà Lan |
.es | Tây Ban Nha |
.ru | Nga |
.fr | Pháp |
.us | Hoa Kỳ |
.ca | Canada |
.de | Đức |
.br | Brazil |
.id | Indonesia |
.ch | Thụy Sĩ |
.cn | Trung Quốc |
Ngoài ra còn có ARPA là viết tắt của Địa chỉ và Khu vực được tham số định tuyến, được IANA và cho IETF quản lý (Lực lượng Chuyên trách về Kỹ thuật Liên mạng). Đây là một tên miền cấp cao nhất về cơ sở hạ tầng có sẵn, được dùng để giải quyết những vấn đề về cơ sở hạ tầng và kỹ thuật.
Cách chọn TLD tốt nhất và phù hợp cho trang web
TLD được nhiều doanh nghiệp hiện nay sử dụng cho các đối tượng người dùng mục tiêu nhất định. Chẳng hạn như nếu người dùng mục tiêu theo các quốc gia thì tên miền ccTLD sẽ vô cùng thích hợp. Còn nếu các người dùng mục tiêu thuộc phạm vi toàn cầu thì lựa chọn gTLD là điều đúng đắn.
Tuy nhiên, điều đầu tiên bạn nên làm là kiểm tra và đo lường TLD để có thể đảm bảo sẽ hoạt động tốt trên website. Ngoài ra, việc nắm vững kiến thức về TLD cũng vô cùng quan trọng để có thể lựa chọn được tên miền cao cấp phù hợp cho website.
Câu hỏi thường gặp
TLD là gì?
TLD (Top level domain) có nghĩa là tên miền cấp cao nhất, TLD là phần mở rộng sau cuối tên miền. Có thể nhận biết thông qua vị trí nằm sau một hoặc nhiều dấu chấm ở cuối cùng.
Phân loại Top Level Domain quan trọng nhất ?
Top level Domain có bốn loại chính bao gồm: Tên miền cấp cao nhất dùng chung (gLTD), Tên miền cấp cao nhất được tài trợ (sTLD), Tên miền cấp cao nhất theo mã quốc gia (ccTLD). ARPA.
Lời kết
Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về tên miền cấp cao nhất TLD. Từ đó có thể lựa chọn cho website một TLD phù hợp với định hướng phát triển kinh doanh. Nếu thấy bài viết cung cấp những thông tin hữu ích, hãy cùng chia sẻ cho mọi người cùng biết.