So sánh plugin WordPress và Functions.php khác biệt ra sao? Cài đặt hàng chục plugin WordPress sử dụng một lần có thể làm chậm hiệu suất trang web của bạn. Tuy nhiên, việc thêm đoạn code trực tiếp vào file functions.php lại khá phức tạp, nhất là với những người mới sử dụng. Cùng Vietnix tìm hiểu ưu nhược điểm của plugin WordPress so với file functions.php để từ đó có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất.
Cài đặt plugin WordPress so với đoạn code tùy biến trong file functions.php
Trong WordPress, bạn thường có hai cách để thêm các thành phần vào website: Cài đặt plugin WordPress hoặc thêm một đoạn code vào file functions.php của theme.
Cả hai cách đều đúng và thực hiện tương tự nhau. Tuy nhiên, bạn cần biết cái nào tốt hơn cho tốc độ và hiệu suất của website.
Nhiều người lo lắng về việc cài đặt quá nhiều plugin có thể ảnh hưởng đến tốc độ website và vấn đề bảo mật WordPress. Một số khác thì lo lắng việc thêm code tùy biến có thể khiến website gặp lỗi và khó khắc phục.
Hãy so sánh để tìm ra giải pháp nào tốt hơn cho hiệu suất WordPress ở nội dung tiếp theo.
Ưu và nhược điểm của file functions.php
File functions.php trong WordPress cho phép các nhà phát triển theme xác định chức năng tùy chỉnh cho theme của họ. File này hoạt động giống như một plugin WordPress khổng lồ và có thể được sử dụng để thêm bất kỳ đoạn code tùy biến mà bạn muốn thêm vào website.
Dưới đây là những lợi ích khi thêm code tùy biến vào file functions.php của theme.
Ưu điểm
- Bạn có thể dễ dàng dùng trình chỉnh sửa theme tích hợp trong khu vực quản trị để chỉnh sửa file functions.php.
- Bạn có thể sao chép và dán tất cả các đoạn code vào một file.
- Bạn có cơ hội nghiên cứu code và cách thức hoạt động của nó.
Nhược điểm
- Đoạn code tùy biến sẽ không hoạt động nếu thay đổi theme.
- Việc cập nhật theme của bạn sẽ ghi đè lên file functions.php. Trừ khi bạn đang sử dụng một theme con.
- Việc biết được theme code kết thúc ở đâu và code tùy biến bắt đầu từ đâu trở nên khó hiểu hơn.
- Một số snippet code có thể quá lớn, cần script và style bổ sung.
Có nhiều cách để tăng tốc độ website, một trong số đó là sử dụng dịch vụ hosting chất lượng và tốc độ cao. Vietnix hiện đang cung cấp nhiều gói hosting với tốc độ cao với giá chỉ từ 5.000 VND/Tháng, bao gồm Hosting Giá Rẻ, Hosting Cao Cấp, Business Hosting, SEO Hosting và WordPress Hosting. Tất cả các gói hosting của Vietnix đều sử dụng 100% ổ cứng SSD/NVMe và công nghệ Litespeed Enterprise, giúp tải website nhanh dưới 2 giây.
Ngoài ra, khi mua hosting từ Vietnix, bạn sẽ nhận được miễn phí bộ theme và plugin WordPress bản quyền trị giá lên đến 26.000.000 VND/Năm (bao gồm: Plugin Rank Math SEO PRO, WP Rocket, Elementor Pro, WPML, WP Smush PRO, Divi,…). Nhờ đó giúp bạn dễ dàng xây dựng một wesbite chuyên nghiệp và đẹp mắt trên nền tảng WordPress mà không cần tốn nhiều chi phí.
Với những dịch vụ hosting chất lượng và tốc độ cao cùng các ưu đãi hấp dẫn, Vietnix là một lựa chọn tuyệt vời để nâng cao hiệu suất cho website của bạn. Liên hệ ngay với Vietnix để được tư vấn chi tiết.
Những hạn chế của file functions.php WordPress
Có rất nhiều mẹo hữu ích cho file functions.php trong WordPress, điều này làm cho nó trở nên rất hấp dẫn. Tuy nhiên, việc quản lý các snippet code theo cách này có thể rất lộn xộn.
Không phải tất cả chức năng và tính năng bạn cần đều có thể được thêm vào file functions.php. Ví dụ: Đoạn code tùy biến có thể cần các script và stylesheet để hoạt động bình thường.
Ngoài ra, lỗi nhỏ nhất có thể phá vỡ website của bạn. Một giải pháp tốt hơn cho bạn là thêm snippet code tùy biến trong WordPress bằng cách sử dụng plugin WPCode.

WPCode là plugin snippet code phổ biến, được hơn 1 triệu wesbite sử dụng. Nó giúp người dùng dễ dàng thêm các snippet code PHP, JavaScript, CSS và HTML vào WordPress. Tất cả đều tương thích mà không cần chỉnh sửa các file của wesbite.
Bạn có thể dễ dàng quản lý tất cả các snippet code từ một màn hình trung tâm và chuyển đổi theme một cách an toàn, không làm mất các tùy chỉnh website quan trọng.
Việc xác thực snippet code thông minh cũng sẽ giúp bạn ngăn ngừa các lỗi code thông thường để đảm bảo không làm hỏng website.
Ngoài ra còn có một thư viện code built-in bao gồm các snippet code sẵn sàng sử dụng cho các yêu cầu tính năng phổ biến như tắt API REST, tắt comment, cho phép tải lên file SVG, tắt Gutenberg,…
Điều này cho phép bạn thay thế một số plugin chỉ sử dụng một lần, có thể làm chậm hiệu suất WordPress và làm lộn xộn khu vực quản trị.

Các tính năng mạnh mẽ khác bao gồm thư viện snippet trên cloud riêng, conversion pixel, lên lịch snippet, vị trí eCommerce nâng cao, dynamic content element,…
Ưu điểm và nhược điểm của việc cài đặt plugin WordPress
Các plugin WordPress giống như các ứng dụng cho website WordPress của bạn. Nó chứa contain code kết nối với phần mềm WordPress cốt lõi để cung cấp nhiều tính năng và chức năng hơn.
Dưới đây là một số lợi thế của việc sử dụng plugin WordPress:
Ưu điểm
- Một plugin WordPress không phụ thuộc vào theme của bạn
- Nếu cùng một code thì nó sẽ có tác động hiệu suất giống như file functions.
- Dễ dàng tắt, cập nhật hoặc cài đặt lại khi cần.
- Dễ dàng quản lý hơn khi bạn biết chức năng của từng plugin từ mô tả.
Nhược điểm
- Cần phải cài đặt các bản cập nhật cho plugin khác.
- Nhà phát triển plugin có thể từ bỏ hỗ trợ plugin trong tương lai, đặc biệt là những plugin miễn phí.
- Không được thực hành với code.
- Cài đặt một số plugin khiến khu vực quản trị WordPress lộn xộn và có thể ảnh hưởng đến hiệu suất.
So sánh plugin WordPress và Functions.php – Cái nào tốt hơn?
Nếu muốn thêm một chức năng duy nhất vào WordPress mà không muốn sử dụng code thì bạn có thể chọn dùng plugin.
Về mặt hiệu suất, code chạy ở đâu không quan trọng. Nếu cùng code thì dù nó tải từ file functions.php hay dưới dạng một plugin riêng biệt đều có tác động đến hiệu suất.
Khi chọn plugin, bạn cũng có thể hưởng lợi từ các bản cập nhật tương lai có thể cải thiện hiệu suất, sửa lỗi hoặc vá các lỗ hổng bảo mật.
Nhưng nếu bạn muốn thêm nhiều chức năng vào website, bạn nên thêm code tùy biến bằng plugin WPCode.
Thông thường, một website cài đặt 6-8 plugin tính năng dùng một lần, nên có thể ảnh hưởng đến hiệu suất. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng WPCode để thay thế các plugin đó, giúp tăng tốc website của bạn.
Ngoài ra, thay vì quản lý 6 – 8 plugin, bạn có thể sắp xếp tất cả các code snippet tùy chỉnh từ một màn hình trong WPCode. Điều này sẽ đơn giản hóa việc quản lý website của bạn.
Khi nào nên thêm code vào file Functions.php?
Bạn có thể thêm code vào file function.php của theme khi thêm chức năng liên quan đến theme WordPress hoặc theme con của bạn. Ví dụ như tạo kích thước hình ảnh mới, hiển thị ngày tháng, thêm code tùy biến trước hoặc sau nội dung,…
Như đã đề cập trước đó, bạn nên thêm code này bằng cách sử dụng plugin WPCode. Đó là cách an toàn và dễ nhất để thêm code tùy biến vào WordPress mà không cần chỉnh sửa file functions.php của theme.

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp lưu trữ chất lượng và tối ưu cho website WordPress của mình, thì dịch vụ của Vietnix là lựa chọn không thể bỏ qua.
- Vietnix là nhà cung cấp hosting chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam
- Có công nghệ chống DDoS độc quyền
- Hơn 11 năm kinh nghiệm và hơn 50.000 khách hàng đã tin tưởng lựa chọn dịch vụ
- Sự uy tín và chất lượng đã được khẳng định trên thị trường
- 97% khách hàng đánh giá dịch vụ 5 sao
- Được vinh danh với giải thưởng Thương hiệu Việt Nam xuất sắc năm 2022
- Sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành 24/7
Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn, vui lòng liên hệ:
- Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 1800 1093
- Email: sales@vietnix.com.vn
Lời kết
Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn nắm rõ ưu nhược điểm của plugin WordPress và file Functions.php, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp. Nếu còn điều gì chưa rõ, bạn hãy bình luận ngay bên dưới để được Vietnix hỗ trợ nhanh chóng.
