Máy tính hoạt động nhờ phần mềm hệ thống, vậy phần mềm hệ thống là gì? Phần mềm hệ thống có vai trò như thế nào và có khác biệt gì so với phần mềm ứng dụng? Bài viết hôm nay Vietnix sẽ giải đáp cho bạn tất cả những thắc mắc này, cùng tham khảo nhé.
Phần mềm hệ thống là gì?
Phần mềm hệ thống là tập hợp những chương trình sử dụng để quản lý tài nguyên của máy tính và những thiết bị đã kết nối trực tiếp với máy tính. Từ đó, cho phép người dùng và phần mềm ứng dụng có thể tương tác với các phần cứng của máy tính một cách hiệu quả.
Hay có thể hiểu, phần mềm hệ thống là phần mềm được thiết kế nhằm hỗ trợ người dùng giao tiếp với những phần cứng hay các phần mềm ứng dụng đã có sẵn trên máy tính hiện nay.
Thuật ngữ phần mềm hệ thống này bao gồm tất cả những công cụ phát triển mềm như: trình biên dịch, trình liên kết hay trình sửa lỗi,…
Các phần mềm hệ thống trên máy tính
Các phần mềm hệ thống là những ứng dụng chủ yếu được sử dụng để quản lý và điều khiển hệ thống máy tính. Dưới đây là một số phần mềm hệ thống phổ biến:
- Hệ điều hành (Operating System): Như Windows, macOS, Linux, chúng là nền tảng cơ bản quản lý tài nguyên và cung cấp giao diện giữa người dùng và phần cứng.
- Trình quản lý tệp và thư mục (File Explorer/File Manager): Explorer trên Windows, Finder trên macOS, và Nautilus trên Linux giúp bạn quản lý tệp và thư mục trên máy tính.
- Trình điều khiển (Device Drivers): Là các chương trình giúp hệ điều hành tương tác với phần cứng, đảm bảo các thành phần như máy in, card đồ họa hoạt động đúng cách.
- Trình quản lý tác vụ (Task Manager): Cho phép bạn xem các tiến trình, ứng dụng và tài nguyên hệ thống đang được sử dụng và quản lý chúng.
- Bảng điều khiển (Control Panel): Tích hợp trên Windows, đây là nơi để bạn điều chỉnh cài đặt hệ thống như mạng, âm thanh, và tài khoản người dùng.
- Trình quản lý năng lượng (Power Management): Giúp quản lý việc tiết kiệm năng lượng và quản lý chế độ ngủ của máy tính.
- Bảo mật hệ thống (Security Software): Bao gồm phần mềm diệt virus, firewall, và các công cụ bảo mật để bảo vệ máy tính khỏi các mối đe dọa trực tuyến.
- Cập nhật hệ thống (System Updater): Đảm bảo rằng hệ điều hành và các ứng dụng khác đều được cập nhật với phiên bản mới nhất để bảo đảm tính ổn định và bảo mật.
Đây chỉ là một số ví dụ và có nhiều phần mềm hệ thống khác nhau tùy thuộc vào hệ điều hành và môi trường làm việc của bạn.
Ví dụ về phần mềm hệ thống
Microsoft Windows:
- Hệ điều hành Windows: Quản lý tài nguyên và cung cấp giao diện người dùng cho máy tính.
- File Explorer: Cho phép bạn quản lý và duyệt qua các tệp và thư mục trên máy tính.
- Task Manager: Hiển thị thông tin về các tiến trình và ứng dụng đang chạy, cũng như quản lý chúng.
MacOS:
- Hệ điều hành macOS: Được xây dựng đặc biệt cho máy tính Apple Macintosh.
- Finder: Hệ thống quản lý tệp và thư mục trực quan.
- System Preferences: Bảng điều khiển cho phép người dùng điều chỉnh các cài đặt hệ thống.
Linux:
- Hệ điều hành Linux: Có nhiều biến thể như Ubuntu, Fedora, CentOS, dựa trên kernel Linux.
- Nautilus (hoặc Thunar, Dolphin tuỳ hệ điều hành): Trình quản lý tệp và thư mục.
- Terminal: Cho phép người dùng tương tác với hệ thống thông qua dòng lệnh.
Trình quản lý năng lượng:
- Trên Windows: Power Options cho phép bạn cấu hình chế độ ngủ và tiết kiệm năng lượng.
- Trên macOS: Energy Saver giúp quản lý thời gian máy tính tự động ngủ.
Trình diệt virus và tường lửa:
- Windows Defender (trên Windows): Cung cấp bảo vệ chống virus và malware.
- XProtect (trên macOS): Quét và ngăn chặn các ứng dụng độc hại.
Đây chỉ là một số ví dụ và có nhiều phần mềm hệ thống khác nhau tùy thuộc vào hệ điều hành và môi trường làm việc của bạn.
Phần mềm hệ thống bao gồm những loại phần mềm nào?
Sau khi tìm hiểu khái niệm phần mềm hệ thống là gì? Vietnix sẽ giúp bạn tìm hiểu về các loại của phần mềm này. Được biết, hiện nay phần mềm hệ thống gồm 3 loại cơ bản là hệ điều hành, phần mềm tiện ích và phần mềm điều khiển thiết bị. Cụ thể bạn có thể theo dõi chi tiết định nghĩa dưới đây.
Hệ điều hành
Hệ điều hành là phần mềm hệ thống cực kỳ quan trọng, có thể giúp quản lý những thiết bị thuộc phần cứng và điều hành những tài nguyên phần mềm đa dạng ở trên máy tính.
Hay nói cách khác, hệ điều hành là cầu nối trung gian giúp cho người dùng có thể giao tiếp trực tiếp với phần cứng trên máy tính. Từ đó, tạo ra môi trường giúp cho người dùng phát triển được các ứng dụng của họ dễ dàng hơn trong một số những công việc có sử dụng những ứng dụng có sẵn ở trên máy tính.
Tại thời buổi hiện nay, hệ điều hành không chỉ có phạm vi ở trên máy tính mà nó còn được mở rộng và áp dụng trên rất nhiều các thiết bị di động thông minh khác nhau như: Microsoft Windows, Mac OS, Window Phone hay Android, IOS…
Phần mềm tiện ích
Phần mềm tiện ích là những chương trình máy tính được thiết kế để cung cấp các tính năng hữu ích và thuận tiện cho người dùng trong quá trình sử dụng máy tính. Các ứng dụng như trình duyệt web, trình soạn thảo văn bản, ứng dụng quản lý file, hay các công cụ tối ưu hóa hệ thống là những ví dụ điển hình. Điều quan trọng là chúng giúp tối ưu hóa và đơn giản hóa công việc hàng ngày của người dùng máy tính.
Phần mềm điều khiển thiết bị
Một loại phần mềm hệ thống tiếp theo chính là điều khiển thiết bị. Vậy điều khiển thiết bị của phần mềm hệ thống là gì? Được biết, phần mềm điều khiển thiết bị còn có tên gọi khác là Driver, đây được xem là cây cầu nối giữa phần mềm với phần cứng. Điều này giúp tạo ra sự tương tác giữa các chương trình của máy tính, hệ điều hành với các ứng dụng khác nhau hoặc với một thiết bị phần cứng nào đó.
Hiểu đơn giản hơn, phần mềm điều khiển thiết bị chính là để những phần cứng trên máy tính hiểu được chương trình cũng như giao tiếp với nhau. Thông qua đó, ta có thể thực hiện được tốt nhất những nhiệm vụ của mình.
Loại phần mềm này cũng giống như các chương trình máy tính khác, luôn cập nhật hoặc có các gói dịch vụ nhằm được hỗ trợ tiến hành sửa lỗi hoặc bổ sung thêm những tính năng mới,.. Phần mềm điều khiển thiết bị cũng cần được cập nhật một cách thường xuyên để có thể đảm bảo vai trò cũng như phát huy tốt nhất tác dụng của chúng.
Phần mềm ứng dụng là gì?
Phần mềm ứng dụng là những chương trình máy tính được phát triển để thực hiện một nhiệm vụ hoặc chức năng cụ thể, nhằm đáp ứng nhu cầu hay giải quyết vấn đề cho người sử dụng. Các ứng dụng này có thể rất đa dạng, từ trò chơi điện tử, trình duyệt web, ứng dụng văn phòng, đến các ứng dụng chuyên ngành như thiết kế đồ họa hay quản lý dự án.
Nói một cách đơn giản, phần mềm ứng dụng là những công cụ mà chúng ta sử dụng hàng ngày để thực hiện các công việc cụ thể trên máy tính hoặc thiết bị di động
Điểm khác biệt giữa phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ thống
Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng có một sự liên kết tương đối chặt chẽ và được ứng dụng rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, chúng có những sự khác biệt rõ rệt, để biết điểm khác biệt giữa phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ thống là gì mời bạn cùng Vietnix theo dõi ở phần dưới đây.
Tiêu chí so sánh | Phần mềm hệ thống | Phần mềm ứng dụng |
---|---|---|
Cách sử dụng | Được sử dụng để quản lý cũng như điều khiển cả phần mềm ứng dụng. | Không thể thực hiện được các nhiệm vụ khi không thuộc vào phạm vi ứng dụng của riêng nó. |
Cách cài đặt | Cài đặt trực tiếp vào cùng thời điểm cài đặt hệ điều hành. | Chỉ cài đặt khi người dùng có nhu cầu sử dụng. |
Thời gian triển khai | Khởi chạy ngay khi mở máy tính. | Chỉ hoạt động khi có yêu cầu. |
Sự trừu tượng | Không thể tương tác với phần mềm khi chúng đang hoạt động. | Cho phép tương tác trực tiếp với phần mềm. |
Sự phụ thuộc | Không phụ thuộc vào hành vi hoạt động của phần mềm khác. | Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. |
Mức độ phức tạp | Lập trình phức tạp. | Không quá phức tạp. |
Cách sử dụng
Điểm khác biệt đầu tiền giữa phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ thống chính là ở cách sử dụng. Cụ thể:
- Phần mềm hệ thống: Được sử dụng để quản lý cũng như điều khiển phần cứng và một vài phần mềm ứng dụng khác được cài đặt trực tiếp trên máy tính để sử dụng. Hiểu một cách khác, phần mềm hệ thống có thể sử dụng để quản lý cũng như điều khiển cả phần mềm ứng dụng.
- Phần mềm ứng dụng: Điểm khác nhau ở phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ thống chính là thực hiện những nhiệm vụ chi tiết và cụ thể phụ thuộc theo những ứng dụng do chính nó tạo ra và thiết kế nên. Điều này cũng có nghĩa với việc nó sẽ không thể thực hiện được các nhiệm vụ khi không thuộc vào phạm vi ứng dụng của riêng nó.
Cách cài đặt
Một điểm điểm khác nhau tiếp theo giữa phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ thống chính ở cách cài đặt. Cụ thể:
- Phần mềm hệ thống: Với nền tảng này, thường sẽ được cài đặt một cách trực tiếp vào cùng thời điểm cài đặt hệ điều hành cho máy tính. Để có thể sử dụng được chiếc máy tính cần tiến hành cài đặt phần mềm hệ thống trực tiếp vào máy tính hoặc vào các thiết bị di động ngay sau khi sản xuất xong để có thể hoạt động hiệu quả khi tới tay người dùng.
- Phần mềm ứng dụng: Phần mềm này chỉ được cài đặt trong trường hợp người dùng có nhu cầu sử dụng chúng. Ví dụ, nếu bạn cần có một phần mềm hỗ trợ quản lý đồ gia dụng, bạn chỉ cần tải ứng dụng quản lý đồ gia dụng về máy. Khi hoàn thành nhu cầu của mình, bạn có thể giữ lại trong máy hoặc xóa đi tùy thích.
Thời gian triển khai
Nhắc đến điểm khác biệt giữa phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng phải nhắc đến vấn đề thời gian triển khai.
- Phần mềm hệ thống: Tại đây, thông thường sẽ bắt đầu chạy ngay khi mở máy tính, phần mềm này sẽ thực hiện chạy xuyên suốt trong toàn bộ quá trình làm việc cho đến khi tắt máy tính đi.
- Phần mềm ứng dụng: Chỉ hoạt động khi có yêu cầu đưa ra để sử dụng với nó. Cụ thể, khi có nhu cầu sử dụng một ứng dụng nào đó và nhấn vào để mở thì đây chính là khoảng thời gian nó bắt đầu chạy ứng dụng. Sau khi đã hoàn thành công việc, thoát ứng dụng mà chưa tắt máy tính thì phần mềm ứng dụng đó cũng đã kết thúc.
Sự trừu tượng
Nói về sự trừu tượng, vậy điểm khác biệt giữa phần mềm ứng dụng và hệ thống phần mềm là gì?
- Phần mềm hệ thống: Sau khi sử dụng cho thấy không thể tương tác với phần mềm này khi chúng đang chạy và hoạt động ở chế độ nền.
- Phần mềm ứng dụng: Cho phép người dùng tương tác một cách trực tiếp với phần mềm mà nó tạo ra. Trên thực tế, người dùng chính là đang kiểm soát các phần mềm này hoạt động.
Sự phụ thuộc
Một điểm khác biệt tiếp theo chính ở sự phụ thuộc.
- Phần mềm hệ thống: không phụ thuộc vào hành vi hay hoạt động của bất cứ phần mềm nào khác. Có nghĩa là việc phần mềm hệ thống chạy và hoạt động của máy tính hoàn toàn độc lập với nhau. Hiểu đúng hơn, phần mềm hệ thống chính là phần mềm cung ứng các điều kiện cần thiết cho các ứng dụng khác chạy trên máy tính đã cài đặt hệ điều hành.
- Phần mềm ứng dụng: Ngược lại, để có thể hoạt động được bắt buộc phải phụ thuộc vào các điều kiện cho phép và tương thích được hệ điều hành. Điều này đồng nghĩa với việc phần mềm ứng dụng hoạt động phụ thuộc vào hệ điều hành trên máy tính hoặc thiết bị di động đó.
Mức độ phức tạp
Điểm khác biệt cuối cùng chính là mức độ phức tạp. Cụ thể như sau:
- Phần mềm hệ thống: Hệ thống phần mềm lập trình khá phức tạp. Do đó, đòi hỏi các lập trình viên cần phải được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm. Cụ thể hơn cần phải biết về các phần mềm hệ thống, cứng hệ thống cơ bản, và các ngôn ngữ ở cấp thấp phổ biến hiện nay.
- Phần mềm ứng dụng: Trong khi đó, phần mềm ứng dụng có yêu cầu lập trình không quá phức tạp. Lập trình viên/ nhà phát triển phần mềm, ứng dụng chỉ cần có nền tảng kiến thức cơ bản về phần mềm hệ thống, các ngôn ngữ lập trình bậc cao là đã có thể tạo ra được các phần mềm khác nhau.
Câu hỏi thường gặp
Ví dụ về phần mềm hệ thống là gì?
Phần mềm hệ thống là phần mềm được thiết kế để cung cấp nền tảng cho phần mềm khác . Ví dụ về phần mềm hệ thống bao gồm các hệ điều hành (OS) như macOS, GNU / Linux, Android và Microsoft Windows, phần mềm khoa học tính toán, công cụ trò chơi, công cụ tìm kiếm, tự động hóa công nghiệp và phần mềm như một ứng dụng dịch vụ.
Sự cần thiết của phần mềm hệ thống là gì?
Phần mềm hệ thống là một tập hợp các chương trình hỗ trợ các hoạt động của máy tính. Bằng cách đảm nhận các nhiệm vụ cơ bản như đầu vào, đầu ra và lưu trữ dữ liệu,… Những nền tảng này cho phép các nhà phát triển ứng dụng tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể mà phần mềm của họ cần hoàn thành.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ về phần mềm hệ thống là gì, các loại phần mềm hệ thống cũng như sự khác biệt giữa phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Hy vọng đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn và có những thông tin hữu ích về các phần mềm của máy tính.