NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
11/09/2024
Lượt xem

Nghẽn mạng là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục nghẽn mạng nhanh nhất

11/09/2024
13 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

Trong quá trình sử dụng mạng máy tính, đôi khi người dùng gặp phải tình trạng mạng yếu, không thể truy cập website hoặc xem video bị giật lag. Điều này xảy ra do hiện tượng mạng bị tắc nghẽn, gây giảm hiệu suất mạng. Hãy cùng tôi tìm hiểu chi tiết các nguyên nhân gây nghẽn mạng là gì cùng cách khắc phục trong bài viết bên dưới.

Tắc nghẽn mạng là gì?

Tắc nghẽn mạng là tình trạng xảy ra khi lượng dữ liệu trên hệ thống mạng vượt quá khả năng xử lý, dẫn đến hiệu suất mạng giảm và độ trễ tăng cao trong việc truyền tải thông tin. Khi mạng bị nghẽn, người dùng có thể trải nghiệm kết nối chậm, chất lượng video giảm sút, thậm chí không thể truy cập vào các tài nguyên mạng hoặc mất kết nối hoàn toàn.

Tìm hiểu tắt nghẽn mạng
Tìm hiểu tắt nghẽn mạng

Có khá nhiều nguyên nhân gây gián đoạn mạng, bao gồm:

Mạng phải hoạt động quá mức

Nguyên nhân gây nghẽn mạng rõ ràng nhất là việc mạng bị quá tải. Khi quá nhiều thiết bị cạnh tranh băng thông, tốc độ truyền dữ liệu sẽ bị chậm lại để xử lý toàn bộ lượng dữ liệu trong hệ thống.

Cấu hình mạng không tối ưu

Một mạng được tối ưu hóa sẽ kết nối hiệu quả giữa các phân khúc và tối đa hóa hiệu suất của từng phần. Nếu mạng không được cấu hình đúng cách, ngay cả với lượng hoạt động vừa phải, cũng có thể dẫn đến tình trạng nghẽn mạng. 

Thiết bị sử dụng quá nhiều băng thông

Khi thiết bị trong mạng hoạt động quá mức, khả năng truyền tải của mạng có thể bị giảm. Khi thiết bị truyền tải quá nhiều dữ liệu hoặc hoạt động quá thường xuyên, gây ra “lỗ hổng băng thông”, các gói dữ liệu có thể bị tắc nghẽn trên đường truyền. 

Thiết bị sử dụng nhiều băng thông sẽ dễ gây quá tải, tắc nghẽn mạng
Thiết bị sử dụng nhiều băng thông sẽ dễ gây quá tải, tắc nghẽn mạng

Các vấn đề về bảo mật

Các cuộc tấn công bảo mật như worm, virus và các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) cũng có thể gây ra nghẽn mạng. Bởi những mối đe dọa này làm gia tăng lưu lượng không mong muốn và làm giảm hiệu suất.

Phần cứng lỗi thời

Việc sử dụng các thiết bị mạng, bao gồm switch, router, máy chủ và cáp kết nối có phần cứng lỗi thời hoặc không tương thích có thể làm giảm hiệu suất mạng, đặc biệt là ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ (QoS). 

Đăng ký quá mức

Tình trạng đăng ký quá mức có thể làm cho trải nghiệm lướt mạng bị chậm đi do phải chia sẻ tài nguyên. Đặc biệt trong các giờ cao điểm, khi nhiều người dùng cùng yêu cầu tài nguyên mạng, tốc độ có thể giảm đáng kể so với ban đêm – thời điểm số lượng người dùng thấp hơn.

Quản lý mạng con kém

Trong các mô hình mạng lớn, việc chia thành các mạng con giúp quản lý tài nguyên mạng sẽ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu cấu hình của mạng con không được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu sử dụng và yêu cầu tài nguyên, tình trạng tắc nghẽn mạng có thể xảy ra.

Broadcast Storms

Broadcast Storms xảy ra khi số lượng yêu cầu đối với mạng tăng đột ngột, khiến mạng không thể xử lý tất cả các yêu cầu đồng thời, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn.

Broadcast Storms xảy ra khi số lượng yêu cầu đối với mạng tăng đột ngột
Broadcast Storms xảy ra khi số lượng yêu cầu đối với mạng tăng đột ngột

Multicasting

Trong môi trường multicasting, khi nhiều máy tính giao tiếp cùng lúc và gửi 2 gói dữ liệu đồng thời, điều này rất dễ xảy xung đột. Những lần va chạm dữ liệu này có thể làm giảm hiệu suất và gây tắc nghẽn mạng.

Border Gateway Protocol

Khi Border Gateway Protocol hay BGP định tuyến lưu lượng mạng qua tuyến ngắn nhất mà không xem xét lưu lượng hiện tại của tuyến đó, thì điều này có thể dẫn đến tắc nghẽn. Đặc biệt là khi tất cả các gói dữ liệu được định tuyến qua cùng một đường truyền sẽ gây ra tình trạng quá tải mạng.

Những ảnh hưởng tiêu cực của nghẽn mạng

Trường hợp nghẽn mạng có thể gây ra những tác động tiêu cực cho cả người dùng cá nhân lẫn doanh nghiệp như:

  • Tốc độ mạng chậm: Khi mạng bị tắc nghẽn, đột trễ tăng lên sẽ làm giảm tốc độ truy cập trang web, ứng dụng và dịch vụ trực tuyến.
  • Mất gói dữ liệu: Việc nghẽn mạng có thể gây mất gói dữ liệu, dẫn đến các vấn đề như hình ảnh không rõ nét, âm thanh không liên tục và video bị dừng đột ngột.
  • Giảm trải nghiệm người dùng: Người dùng có thể thấy bực bội và từ bỏ việc sử dụng các dịch vụ trực tuyến nếu mạng bị nghẽn liên tục.
  • Hiệu quả hoạt động giảm: Đối với các doanh nghiệp phụ thuộc vào mạng để cung cấp dịch vụ, làm việc từ xa, lưu trữ dữ liệu thì tắc nghẽn có thể gây gián đoạn trong các hoạt động, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận.
  • Chi phí gia tăng: Khi xảy ra tắc nghẽn mạng, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với chi phí tăng cao do cần mua thêm băng thông hoặc nâng cấp thiết bị mạng.
  • Rủi ro mất dữ liệu: Việc mất dữ liệu do tắc nghẽn mạng có thể gây ra tổn thất nghiêm trọng cho doanh nghiệp, bao gồm mất thông tin khách hàng và tài liệu quan trọng.
Kết nối mạng kém do tắc nghẽn gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc của người dùng
Kết nối mạng kém do tắc nghẽn gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc của người dùng

Cách kiểm tra tắc nghẽn mạng

Những chỉ số giúp bạn xác định tình trạng tắc nghẽn mạng bao gồm:

  • Băng thông: Khi băng thông không đủ để đáp ứng nhu cầu dữ liệu, mạng có thể gặp sự cố kết nối hoặc giảm hiệu suất.
  • Độ trễ: Đây là thời gian cần thiết để dữ liệu di chuyển từ nguồn đến đích, bao gồm thời gian thu thập, truyền tải và xử lý dữ liệu. Số liệu độ trễ cao cho thấy tốc độ mạng đang bị chậm.
  • Jitter: Chỉ số này chỉ sự biến động của độ trễ khi truyền dữ liệu từ nguồn đến đích. Khi lưu lượng mạng không ổn định, Jitter xuất hiện và có thể ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh và hình ảnh.
  • Gửi lại gói: Khi gói dữ liệu bị mất, hỏng hoặc gặp vấn đề trong quá trình truyền, việc gửi lại gói trở nên cần thiết. Việc gửi lại gói làm tăng tắc nghẽn mạng do tăng thêm lưu lượng dữ liệu.
  • Xung đột gói: Khi nhiều thiết bị mạng cố gắng gửi dữ liệu đồng thời sẽ dẫn đến việc mất gói dữ liệu và cần phải gửi lại. Điều này lại gây giảm hiệu suất mạng và có thể gây ra tắc nghẽn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện các thao tác kiểm tra điểm nghẽn mạng sau:

  • Mở Command Prompt bằng tư cách là tài khoản Web Amin.
  • Nhập lệnh tracert google.com vào cửa sổ CMD.
  • Ghi chú số lượng bước nhảy cần thiết để đến máy chủ cuối cùng.
  • Đối với từng bước nhảy, bạn kiểm tra giá trị của ping để xác định độ trễ.
Kiểm tra thường xuyên để xác định xem mạng có bị nghẽn hay không
Kiểm tra thường xuyên để xác định xem mạng có bị nghẽn hay không

Cách khắc phục tắc nghẽn mạng

Khi gặp tình trạng nghẽn mạng, bạn có thể thực hiện các cách khắc phục điểm nghẽn như sau:

  • Phân chia mạng: Tạo các mạng con có kích thước phù hợp để xử lý lưu lượng mạng hiệu quả hơn.
  • Cân bằng tải: Điều chỉnh chỉ số Congestion control TCP/IP để cân bằng tốc độ gửi và yêu cầu gói tin.
  • Kiểm tra lại kiến trúc mạng: Triển khai mạng phân phối nội dung (CDN) để giảm thời gian tải và tăng tốc độ truyền tải.
  • Giảm đầu ra: Áp dụng các gói cuộn cảm để giảm lượng dữ liệu từ thiết bị gửi.
  • Định tuyến nhiều chặng: Sử dụng bộ định tuyến đa chặng để quản lý lưu lượng khi tuyến đường chính bị tắc nghẽn mạng.
  • Nâng cấp gói Internet: Tăng băng thông và số lượng thiết bị kết nối mạng thông qua việc nâng cấp gói Internet cao cấp hơn.
  • Kiểm tra thiết bị Modem: Việc kiểm tra và nâng cấp thiết bị là cần thiết để giảm thiểu hoặc ngăn chặn tình trạng nghẽn mạng do thiết bị cũ lỗi thời.
  • Giám sát và phân tích lưu lượng mạng: Theo dõi sự thay đổi bất thường trong lưu lượng để phát hiện sớm và lên kế hoạch tối ưu hóa mạng.
Nâng cấp gói Internet khi sử dụng nhiều giúp hạn chế nghẽn mạng
Nâng cấp gói Internet khi sử dụng nhiều giúp hạn chế nghẽn mạng

Câu hỏi thường gặp

Tại sao mạng nhà tôi thường bị nghẽn vào giờ cao điểm, nhưng mạng công ty lại ổn định hơn?

Mạng nhà bạn thường bị nghẽn vào giờ cao điểm chủ yếu do thiết bị mạng Router, modem tại nhà thường có khả năng xử lý lượng dữ liệu nhỏ, cấu hình hạn chế và số lượng thiết bị kết nối quá nhiều. Trong khi đó, mạng công ty thường sử dụng thiết bị chuyên dụng và có đường truyền ổn định hơn.

Làm thế nào để đo lường mức độ nghẽn mạng một cách chính xác?

Để đo lường mức độ nghẽn mạng chính xác, bạn có thể sử dụng:
– Công cụ kiểm tra tốc độ mạng để kiểm tra tốc độ tải và độ trễ của mạng.
– Phần mềm chuyên dụng giúp theo dõi các thông số quan trọng của mạng.
– Lệnh ping giúp đo thời gian phản hồi của máy chủ, từ đó đánh giá độ trễ của mạng.
– Ứng dụng Task Manager giúp kiểm tra ứng dụng nào đang tiêu thụ nhiều băng thông.

Nghẽn mạng có liên quan gì đến hiện tượng chậm mạng xã hội không?

Câu trả lời là có liên quan. Nghẽn mạng là một trong những nguyên nhân chính khiến mạng xã hội hoạt động chậm. Khi quá nhiều người cùng truy cập, mạng trở nên quá tải, khiến lưu lượng dữ liệu bị tắc nghẽn, gây ra tình trạng giật lag, video load lâu. Ngoài ra, các vấn đề về đường truyền, thiết bị cũng có thể làm trầm trọng thêm tình hình.

Lời kết

Nhìn chung, tắc nghẽn mạng là một vấn đề phổ biến có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và chất lượng dịch vụ mạng. Bạn nên kiểm tra và tối ưu hóa cấu hình mạng để hạn chế nghẽn mạng. Theo dõi Vietnix để có thêm các kiến thức hữu ích của chủ đề Network!

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hưng Nguyễn

Co-Founder
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG