Khoa học máy tính là ngành nghiên cứu về cách thức máy tính xử lý, lưu trữ và truyền đạt thông tin, đồng thời phát triển các thuật toán và hệ thống thông minh phục vụ con người. Đây là lĩnh vực cốt lõi của công nghệ hiện đại, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng với mức thu nhập hấp dẫn. Vậy cụ thể ngành khoa học máy tính học gì, ra trường làm gì và có tiềm năng phát triển ra sao? Cùng mình tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Những điểm chính
- Khái niệm ngành khoa học máy tính: Hiểu rõ khoa học máy tính là gì và vai trò cốt lõi của nó trong lĩnh vực công nghệ.
- Môn học cần chuẩn bị từ cấp ba: Biết được các môn nên đầu tư sớm như Toán, Tin học, Tiếng Anh để tạo nền tảng vững chắc.
- Tiềm năng nghề nghiệp: Nắm được nhu cầu nhân lực cao, đa dạng cơ hội việc làm và lộ trình phát triển rõ ràng trong ngành.
- Các chuyên ngành phổ biến: Nhận biết các hướng đi tiêu biểu như trí tuệ nhân tạo, lập trình web, bảo mật, robotics,…
- Chương trình đào tạo và trường học: Biết được những môn sẽ học và các trường đào tạo uy tín ở Việt Nam và quốc tế.
- Cơ hội việc làm: Hiểu rõ các vị trí có thể đảm nhiệm sau tốt nghiệp và kỹ năng cần thiết cho từng vai trò.
- Mức lương ngành khoa học máy tính: Nắm được mức thu nhập theo từng giai đoạn và vị trí công việc.
- Giới thiệu Vietnix: Biết thêm Vietnix là nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ tốc độ cao, hỗ trợ hiệu quả cho học tập và triển khai dự án công nghệ.
- Câu hỏi thường gặp: Giải đáp nhanh các thắc mắc phổ biến liên quan đến ngành học, lộ trình và cơ hội phát triển trong tương lai.
Ngành khoa học máy tính là gì?
Ngành khoa học máy tính là ngành tập trung nghiên cứu toàn diện về máy tính – từ cấu trúc phần cứng, phần mềm cho đến các hệ thống và mạng lưới vận hành. Người học sẽ được trang bị kiến thức nền tảng để thiết kế, phát triển và tối ưu các giải pháp công nghệ phục vụ nhu cầu thực tiễn. Đây là ngành dành cho những ai đam mê khám phá chiều sâu của công nghệ, muốn hiểu cách máy tính hoạt động và ứng dụng nó vào nhiều lĩnh vực trong đời sống.

Trong quá trình theo học ngành khoa học máy tính, việc triển khai các dự án thực tế như website, ứng dụng web hay hệ thống thử nghiệm là bước tiếp theo cần thiết với sinh viên hoặc người làm việc trong ngành này. Khi đó, một dịch vụ VPS giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo hiệu năng ổn định sẽ là lựa chọn lý tưởng. VPS Giá Rẻ tại Vietnix đáp ứng tốt nhu cầu này với cấu hình mạnh, tốc độ ổn định, miễn phí backup hằng tuần và hỗ trợ kỹ thuật 24/7. Bên cạnh đó, dịch vụ còn tặng kèm theme, plugin bản quyền và hỗ trợ cả Windows lẫn Linux, rất phù hợp cho các dự án học tập hoặc cá nhân cần môi trường thử nghiệm uy tín và tiết kiệm.

VPS Giá rẻ Vietnix: UPTIME VƯỢT TRỘI – chi phí tối ưu
Ổn định, an toàn, tiết kiệm – Nền tảng vững chắc cho website của bạn.
Cần đầu tư vào môn học nào ở cấp ba để học ngành khoa học máy tính?
Để theo đuổi ngành khoa học máy tính, bạn cần có nền tảng tốt về Toán học và Tin học, vì đây là hai môn cốt lõi giúp rèn tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề. Tiếng Anh cũng rất quan trọng, không chỉ để tiếp cận tài liệu chuyên ngành mà còn mở rộng cơ hội nghề nghiệp toàn cầu.
Ngoài ra, bạn nên chủ động học lập trình sớm thông qua các khóa học online miễn phí để kiểm tra mức độ yêu thích cũng như làm quen với tư duy thuật toán. Việc tự tay xây dựng một sản phẩm nhỏ sẽ là bước đệm tốt, đặc biệt nếu bạn có ý định du học hoặc theo học các chương trình chất lượng cao.

Nhu cầu nhân lực của ngành khoa học máy tính
Ở Hoa Kỳ, lĩnh vực Khoa học máy tính được đánh giá là một trong những lĩnh vực có thị trường việc làm phát triển mạnh mẽ nhất, với mức lương trung bình 86.320 USD/Tháng, cao hơn khoảng 38.640 USD so với các lĩnh vực khác. Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng trong ngành này lên đến hơn 500.000 vị trí, trong khi chỉ có khoảng 50.000 Kỹ sư khoa học máy tính tốt nghiệp ra trường mỗi năm.

Ở Việt Nam, Khoa học máy tính được xem là một trong những ngành nghề chủ chốt của công nghệ 4.0. Theo công bố mới nhất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin là một trong hai lĩnh vực có nhu cầu nhân lực cao nhất. Báo cáo từ VietnamWorks, trang tuyển dụng lớn nhất tại Việt Nam, cho thấy rằng trong 10 năm qua, nhu cầu về nhân lực khoa học máy tính và công nghệ thông tin đã tăng gấp 04 lần và không có dấu hiệu giảm sút.
Theo các đánh giá đến từ Google Brain, nhu cầu về nhân lực phục vụ cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) là 1 triệu người, nhưng hiện chỉ có khoảng 10.000 nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu này. Dự báo cho thị trường Việt Nam là sẽ thiếu khoảng 900.000 nhân sự trong lĩnh vực khoa học máy tính trong năm 2022, trong khi tổng nhu cầu là 350.000 người.
Nguyên nhân khiến nhu cầu nhân lực trong ngành khoa học máy tính tăng cao trong những năm gần đây được xác định là do sự du nhập của các dự án công nghệ từ nước ngoài. Tốc độ phát triển của ngành công nghệ thông tin rất cao, tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành công nghệ trong đó có khoa học máy tính.
Các chuyên ngành của khoa học máy tính
Nhìn chung, khoa học máy tính là ngành nghề rất triển vọng được nhiều sinh viên lựa chọn bởi tính đặc thù công việc mà chúng mang lại cho doanh nghiệp sau này. Bạn nên nắm rõ thông tin về 5 chuyên ngành hiện tại của lĩnh vực này ngay sau đây.
1. Trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo ở thời điểm hiện tại được ví như sự khởi đầu cho kỷ nguyên công nghệ vượt bật trong tương lai gần. Chính vì thế, nếu bạn theo chuyên ngành này thì cơ hội phát triển bản thân cũng như công việc là vô cùng lớn. Hiện nay, trí tuệ nhân tạo đã và đang được ứng dụng nhiều vào đời sống của con người thông qua: Điều khiển thiết bị bằng giọng nói, xe hơi tự động lái, khả năng nhận diện gương mặt,… Nếu bạn vẫn chưa biết ngành khoa học máy tính ra làm gì thì AI sẽ là hướng đi đầy triển vọng.

2. Lập trình web
Website là nền tảng bán hàng hiệu quả mà hầu hết các doanh nghiệp đều nhắm đến. Với nhiều đặc tính nổi trội hỗ trợ cho công việc kinh doanh, họ luôn sẵn sàng thuê lập trình viên làm trang web với chi phí hậu hĩnh. Đối với chuyên ngành này, bạn sẽ được đào tạo về tư duy thiết kế website hoàn chỉnh, hoạt động ổn định, tính tiện dụng với người dùng, khả năng bảo mật tối ưu. Về cơ hội việc làm thì chắc hẳn nhà lập trình web sẽ có nhiều mảnh đất màu mỡ để phát huy năng lực của mình.
3. An ninh hệ thống
Dữ liệu của một doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi nhằm duy trì hoạt động vận hành cũng như phát triển sản phẩm và dịch vụ. Thế nên, toàn bộ doanh nghiệp luôn chú trọng đặc biệt đến hệ thống bảo mật nhằm tránh khỏi sự xâm nhập trái phép. Các trường đào tạo khoa học máy tính sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng của việc lập trình an ninh hệ thống. Bên cạnh đó, bạn nên thực tập sớm hơn ở các công ty nhỏ ngay từ những năm đại học đầu tiên để có được kiến thức thực tiễn cùng kinh nghiệm dồi dào hơn.

4. Lập trình ứng dụng
Khoa học máy tính chuyên ngành lập trình ứng dụng sẽ mang đến bạn những kiến thức cụ thể về việc tạo ra những phần mềm vận hành trên nền tảng di động hoặc các dạng công nghệ khác. Chỉ cần bạn tạo ra sản phẩm theo thị hiếu người dùng, bạn có thể kiếm được số tiền khổng lồ từ lượt tải lớn.
5. Lập trình game
Với sự phát triển của thể thao điện tử như hiện nay thì làm game là thị trường mang tính đột phá thu về lợi nhuận lâu dài. Nếu bạn yêu thích lĩnh vực này, chuyên ngành lập trình game sẽ giúp sinh viên hiểu được quy trình sản xuất và phát triển tốt một tựa game.
Các trường đào tạo ngành khoa học máy tính lĩnh vực lập trình game sẽ giảng dạy cho sinh viên cách thiết kế ra sản phẩm dùng cho di động và cả thiết bị chuyên dụng. Về cơ bản, dù là game cho nền tảng nào thì đây cũng là thị trường với vô vàn tiềm năng.

6. Robotics
Một lĩnh vực khác trong khoa học máy tính rất đặc thù và đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao là Robotics. Robotics tập trung vào việc đào tạo kỹ năng, lý thuyết và thực hành liên quan đến lĩnh vực robot – một lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, chương trình cũng cung cấp kiến thức về các chủ đề cơ bản như kỹ thuật và lập trình. Chuyên ngành Robotics cung cấp nền tảng vững chắc cho các vai trò như kỹ sư robot và kỹ sư phần mềm. Các sinh viên tốt nghiệp cũng có thể trở thành kỹ sư phần cứng.
Khoa học máy tính học những môn gì?
Đối với các ngành công nghệ nói chung thì việc am hiểu cặn kẽ bộ môn tin và toán chắc chắn là lợi thế và tiền đề cho sự tiếp thu nhanh chóng. Ngoài ra, tiếng Anh cũng được xem là kỹ năng tất yếu nếu bạn muốn phát triển dài lâu. Việc trang bị ngoại ngữ sẽ giúp quá trình học tập và tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn, cơ hội việc làm sau khi ra trường cũng được đảm bảo hơn. Vì đây là ngành nghề ở lĩnh vực công nghệ và nghiên cứu, thế nên bạn cần chủ động cập nhật thông tin trên toàn cầu.
Thực tế, nếu có đủ tiềm lực về tài chính, bạn nên tham gia các khóa đào tạo lập trình viên vào mùa hè hay thời gian rảnh. Ngược lại, bạn hoàn toàn dễ dàng tìm hiểu thêm thông tin qua các nền tảng Internet để tích lũy thêm kiến thức.

Khoa học máy tính học trường nào?
Ngành khoa học máy tính học trường nào chắc hẳn là vấn đề mà bạn đang quan tâm. Dưới đây, mình sẽ đưa đến bạn những sự lựa chọn về trường đào tạo mảng nghiên cứu máy tính nổi bật trong và ngoài nước.
Khu vực Việc Nam
Tại nước ta, bạn có thể tham khảo qua các trường Đại học ở 2 miền Nam – Bắc:
- Thành phố Hồ Chí Minh: Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Công nghệ thông tin, Đại học FPT, Đại học Tôn Đức Thắng.
- Hà Nội: Đại học Bách khoa, Đại học Công nghệ.

Khu vực ngoại quốc
Đối với trường hợp du học, bạn sẽ nhận được nhiều ưu thế hơn về bằng cấp cũng như kiến thức được tối ưu và chuyên sâu hơn. Bạn có thể tham khảo:
- Anh: University of London, University of Portsmouth, University of Cumbria, University of Chester, University of Reading.
- Mỹ: University of Wisconsin-Milwaukee, University of Hartford, University of Minnesota-Twin Cities, Oregon State University, Central Connecticut State University.
- Canada: George Brown College, Bow Valley College, Mount Royal University, Cape Breton University, University of Northern British Columbia.
- New Zealand: Media Design School, Victoria University of Wellington, University of Otago, Manukau Institute of Technology, The University of Waikato.

Ngành khoa học máy tính ra làm gì?
Với thời đại thừa nhân lực công nghệ thông tin nhưng thiếu những người có chuyên môn thực sự như hiện nay, bạn nên chuẩn bị cho mình bản CV với đầy đủ thông tin, kỹ năng, dự án đã từng hoạt động để được đánh giá cao khi ứng tuyển. Nhìn chung, mức thu nhập cá nhân ngành khoa học máy tính sẽ khá cao khi so sánh với những mảng khác nếu bạn đạt đến trình độ nhất định. 3 cơ hội cho cho bạn gồm:
1. Chuyên viên an ninh mạng
Những chuyên viên an ninh mạng nắm giữ vai trò cốt yếu của hệ thống bảo mật thông tin doanh nghiệp. Bạn cần thực hiện các phương pháp ngăn chặn sự xâm nhập của bên khác vào hệ thống dữ liệu công ty ở bất kỳ thời điểm nào. Với thời đại công nghệ tiên tiến như hiện tại và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường kinh doanh thì việc chống rò rỉ thông tin là cần thiết. Với đặc thù về công việc, doanh nghiệp sẵn sàng chi trả số tiền khủng cho những chuyên viên an ninh có năng lực.

2. Kỹ sư phần mềm
Có thể nói đây là một vị trí mà bạn có thể thoải mái phát triển công việc của mình theo hướng tự do hoặc đầu quân cho các công ty công nghệ trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, bạn còn có thể tự sản xuất ra những phần mềm và kiếm về lợi nhuận khi được người dùng công nhận.

3. Lập trình viên truyền thông đa phương tiện
Đối với loại công việc này đòi hỏi bạn có khả năng triển khai và hiện thực hóa các ý tưởng hay dự án đã đề ra từ phía chuyên viên đồ họa. Từ các ý tưởng đó, bạn phải biến chúng thành sản phẩm hiển thị đa phương tiện: Âm thanh, hình ảnh, chữ, chuyển động hoạt hình, mẫu dựng 3D,…
Ngoài ra, lập trình viên truyền thông đa phương tiện còn đảm nhận việc bảo trì cũng như sửa lỗi những sản phẩm đã được lên sóng. Công việc này mang tính gắn kết với doanh nghiệp và mức lương mà bạn nhận được cũng vô cùng xứng đáng.

4. Viết bài chuyên ngành
Nếu bạn đam mê viết văn, bạn có thể tìm kiếm cơ hội để viết về lĩnh vực máy tính và kỹ thuật cho các trang tin hoặc tạp chí. Với sự hiểu biết sâu rộng được học trong ngành khoa học Máy tính, bạn sẽ có lợi thế so với những người chỉ dựa vào tra cứu Google. Người đọc luôn cần sự hướng dẫn cụ thể từ những người có chuyên môn về những vấn đề phức tạp một cách dễ hiểu nhất.
Ngành khoa học máy tính lương bao nhiêu?
Mức lương trong ngành khoa học máy tính có sự chênh lệch đáng kể tùy vào kinh nghiệm, kỹ năng và vị trí đảm nhiệm. Sinh viên mới ra trường thường nhận mức lương từ 12–20 triệu đồng/tháng, trong khi người có 3–5 năm kinh nghiệm có thể đạt từ 30–60 triệu đồng/tháng. Với các chuyên gia hoặc người làm việc tại công ty công nghệ lớn, thu nhập có thể vượt mốc 100 triệu đồng/tháng.
Một số vị trí phổ biến và mức thu nhập tham khảo:
- Kỹ sư phần mềm: 15–40 triệu/tháng.
- Chuyên viên dữ liệu: 15–25 triệu/tháng.
- Kỹ sư AI, chuyên gia bảo mật: thu nhập cao, tùy thuộc vào quy mô dự án và công ty.

Các yếu tố như năng lực chuyên môn, kỹ năng tiếng Anh và khả năng bắt kịp công nghệ mới đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao thu nhập. Ngoài ra, việc chủ động học tập và triển khai các dự án thực tế trên môi trường riêng như máy chủ VPS cũng giúp ứng viên nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
Vietnix – Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ tốc độ cao
Vietnix là đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ tốc độ cao, phù hợp cho cá nhân và doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp hạ tầng ổn định để vận hành website, ứng dụng hay hệ thống riêng. Với nền tảng hạ tầng hiện đại và tối ưu, dịch vụ tại Vietnix mang lại khả năng truy cập nhanh, ổn định và khả năng mở rộng linh hoạt theo nhu cầu. Ngoài ra, Vietnix còn tích hợp sẵn tính năng sao lưu dữ liệu định kỳ hàng tuần, giúp đảm bảo an toàn thông tin và hỗ trợ khôi phục nhanh chóng khi cần thiết.
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 18001093
- Email: sales@vietnix.com.vn
- Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường Bảy Hiền, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Website: https://vietnix.vn/
Câu hỏi thường gặp
Ngành khoa học máy tính có bắt buộc giỏi toán học không?
Khoa học máy tính là một lĩnh vực rộng lớn, vì vậy nếu bạn đang muốn lấy bằng khoa học máy tính, loại toán bạn cần biết sẽ phụ thuộc vào chương trình cụ thể và con đường sự nghiệp của bạn. Nhưng nói chung, hầu hết các chương trình cấp bằng yêu cầu hiểu biết cơ bản về giải tích, đại số, toán học rời rạc và thống kê.
Học ngành khoa học máy tính mất bao nhiêu năm?
Bằng cử nhân về khoa học mấy tính thường sẽ mất khoảng bốn năm để hoàn thành nếu bạn đi học toàn thời gian, vì hầu hết các chương trình yêu cầu bạn hoàn thành 120 đến 128 tín chỉ.
Khoa học máy tính khác gì công nghệ thông tin?
Khoa học máy tính và công nghệ thông tin có những điểm khác biệt chính sau:
Mục tiêu:
– Khoa học máy tính: Nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản, lý thuyết và kỹ thuật liên quan đến máy tính, tập trung vào việc phát triển các nền tảng và thuật toán mới.
– Công nghệ thông tin: Ứng dụng các nguyên tắc và kỹ thuật của khoa học máy tính để giải quyết các vấn đề thực tế trong các lĩnh vực khác nhau.
Ngành nghề:
– Khoa học máy tính: Các nhà khoa học máy tính thường làm việc trong các lĩnh vực như nghiên cứu, phát triển phần mềm, hệ thống nhúng, trí tuệ nhân tạo,…
– Công nghệ thông tin: Các chuyên viên công nghệ thông tin thường làm việc trong các lĩnh vực như lập trình, quản trị mạng, an ninh mạng, quản trị hệ thống,…
Khoa học máy tính điểm chuẩn khoảng bao nhiêu?
Điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính thường khá cao, đặc biệt tại các trường top đầu và chương trình chất lượng cao. Năm 2023, Đại học Kinh tế Quốc dân lấy tới 35,35 điểm (Toán nhân đôi), Đại học Bách khoa TP.HCM dao động 79,84–84,16, trong khi Đại học CNTT TP.HCM và Học viện BCVT lấy khoảng 26,5–27 điểm.
Điểm chuẩn bị ảnh hưởng bởi:
– Trường đào tạo: Trường càng uy tín, điểm càng cao
– Phương thức xét tuyển: Thi THPT, học bạ, tuyển thẳng, đánh giá năng lực…
– Nhu cầu nhân lực & chất lượng đào tạo: Ngành “hot”, chương trình tốt sẽ kéo điểm chuẩn tăng.
Kỹ thuật máy tính là gì?
Kỹ thuật máy tính là một lĩnh vực nghiên cứu về nguyên lý và phương pháp để thiết kế, phát triển các hệ thống phần cứng – phần mềm phục vụ cho các thiết bị phần cứng. Kỹ thuật máy tính bao gồm nhiều khía cạnh, từ việc thiết kế mạch điện tử đơn giản đến việc phát triển vi xử lý, máy tính cá nhân và cả siêu máy tính. Đặc biệt, kỹ thuật máy tính đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế các hệ thống nhúng được sử dụng trong nhiều thiết bị điện – điện tử như điện thoại di động, ô tô, bộ điều khiển trong các máy móc và robot công nghiệp.
Lời kết
Những vấn đề xoay quanh khoa học máy tính và những cơ hội sau khi ra trường của lĩnh vực này đã được mình chia sẻ cụ thể qua nội dung trên. Hy vọng, bài viết giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành khoa học máy tính, cũng như có những bước chuẩn bị chu đáo trước khi bắt đầu theo đuổi ngành nghề này. Chúc bạn thành công!