Jenkins là một server tự động, mã nguồn mở cho phép quản lý tác vụ và triển khai phần mềm dễ dàng. Trong bài viết này, Vietnix sẽ hướng dẫn cài đặt Jenkins trên Ubuntu 20.04 chi tiết và thiết lập các bước cơ bản.
Điều kiện để cài đặt Jenkins trên Ubuntu 20.04
Jenkins được xây dựng dựa trên Java, có thể được cài đặt từ các package của Ubuntu hoặc download file WAR. Trong bài viết này, bạn sẽ cài đặt Jenkins và khởi động server phát triển, đồng thời tạo user quản trị để bắt đầu quản lý bằng Jenkins.
Trước khi bắt đầu, cần đảm bảo bạn có một server Ubuntu 20.04, một user non-root có quyền sudo và tường lửa được cấu hình sẵn. Hệ thống của bạn nên có ít nhất 1GB RAM để đáp ứng yêu cầu phần cứng của Jenkins. Bên cạnh đó bạn cũng cần cài đặt sẵn Oracle JDK 11 trên máy.
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp thuê VPS với chi phí hợp lý hoặc bạn chưa sở hữu một máy chủ thì dịch vụ VPS tại Vietnix là một trong những giải pháp tốt nhất dành cho bạn. Với VPS Vietnix, bạn toàn quyền truy cập vào máy chủ của mình, thực hiện các tác vụ quản trị và cấu hình máy chủ một cách dễ dàng và linh hoạt.
Không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, VPS Vietnix còn giúp tối ưu hiệu suất hoạt động tốt hơn và tăng tính bảo mật cho hệ thống. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn các gói VPS NVMe, VPS Giá Rẻ, VPS SSD, VPS AMD và VPS GPU. Liên hệ với đội ngũ Vietnix để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết nhất.
Bước 1 – Cài đặt Jenkins
Các phiên bản Jenkins có sẵn trong những package mặc định của Ubuntu thường đã lỗi thời, do đó bạn nên sử dụng các package được bảo trì trực tiếp bởi dự án để được cập nhật các tính năng mới nhất.
Trước tiên, thêm key repo vào hệ thống bằng lệnh sau:
wget -q -O - https://pkg.jenkins.io/debian-stable/jenkins.io.key | sudo apt-key add -
Sau đó hệ thống sẽ trả về thông báo OK
. Bây giờ hãy thêm địa chỉ repo package Debian vào sources.list
của server:
sudo sh -c 'echo deb http://pkg.jenkins.io/debian-stable binary/ > /etc/apt/sources.list.d/jenkins.list'
Sau đó chạy lệnh update
để apt
cập nhật repo mới:
sudo apt update
Cuối cùng là cài đặt Jenkins cùng với các dependency:
sudo apt install jenkins
Bước 2 – Khởi động server Jenkins
Chạy lệnh systemctl
sau để khởi động server Jenkins:
sudo systemctl start jenkins
Sau đó dùng lệnh status
để kiểm tra trạng thái của dịch vụ:
sudo systemctl status jenkins
Hệ thống sẽ hiển thị thông báo cho biết Jenkins đang hoạt động, đồng thời được cấu hình để tự khởi động khi máy boot:
Output
● jenkins.service - LSB: Start Jenkins at boot time
Loaded: loaded (/etc/init.d/jenkins; generated)
Active: active (exited) since Fri 2020-06-05 21:21:46 UTC; 45s ago
Docs: man:systemd-sysv-generator(8)
Tasks: 0 (limit: 1137)
CGroup: /system.slice/jenkins.service
Bước 3 – Mở firewall
Theo mặc định thì Jenkins sẽ chạy trên cổng 8080
. Hãy mở cổng bằng lệnh ufw
như sau:
sudo ufw allow 8080
Lưu ý: Nếu tường lửa chưa active thì bạn cần cho phép OpenSSH và bật tường lửa bằng hai lệnh sau:
sudo ufw allow OpenSSH
sudo ufw enable
Sau đó kiểm tra trạng thái của ufw
để xác nhận các quy tắc tường lửa mới:
sudo ufw status
Bây giờ mọi lưu lượng đến cổng 8080
sẽ được cho phép:
Output
Status: active
To Action From
-- ------ ----
OpenSSH ALLOW Anywhere
8080 ALLOW Anywhere
OpenSSH (v6) ALLOW Anywhere (v6)
8080 (v6) ALLOW Anywhere (v6)
Như vậy là bạn đã cài đặt Jenkins và cấu hình xong tường lửa, ở bước tiếp theo bạn có thể bắt đầu thiết lập cấu hình cho Jenkins.
Bước 4 – Thiết lập Jenkins
Để thiết lập cài đặt, hãy vào cổng mặc định 8080
của Jenkins bằng tên miền server hoặc địa chỉ IP: http://your_server_ip_or_domain :8080
.
Sau đó bạn sẽ nhận được màn hình Unlock Jenkins như sau, chứa vị trí của file password ban đầu:
Dùng lệnh cat
để hiển thị password trong terminal:
sudo cat /var/lib/jenkins/secrets/initialAdminPassword
Copy chuỗi 32 ký tự trong terminal rồi paste vào phần Administrator password ở màn hình trên, sau đó click vào nút Continue.
Tiếp theo bạn sẽ được yêu cầu chọn phương thức cài đặt các plugin: Cài các plugin được khuyến nghị hoặc tự chọn plugin cần cài đặt.
Ở hướng dẫn này, Vietnix sẽ chọn Install suggested plugins và quá trình cài đặt sẽ bắt đầu.
Sau khi quá trình hoàn tất, bạn sẽ được yêu cầu thiết lập user quản trị. Bạn có thể bỏ qua bước này nếu muốn sử dụng user admin
cùng với password ban đầu như ở trong file trước đó. Bài viết này vẫn sẽ hướng dẫn tạo một user mới:
Nhập các thông tin tương ứng vào từng phần, sau đó bạn sẽ được chuyển đến trang Instance Configuration để xác nhận URL muốn sử dụng cho dịch vụ Jenkins. Nhập tên miền hoặc địa chỉ IP của server để tiếp tục:
Sau đó click Save and Finish và màn hình sẽ hiển thị thông báo Jenkins is Ready! như sau:
Click vào Start using Jenkins để vào dashboard chính.
Như vậy là bạn đã hoàn tất việc cài đặt Jenkins và thiết lập user quản trị để sử dụng.
Lời kết
Qua bài viết này, bạn đã cài đặt thành công Jenkins bằng package được cung cấp bởi dự án, đồng thời cũng khởi động server, mở tường lửa và tạo một user quản trị để quản lý các tác vụ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại ở phần comment bên dưới để được Vietnix hỗ trợ nhanh nhất nhé.