NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
09/10/2024
Lượt xem

EPP là gì? Vai trò, cách thức hoạt động của EPP

09/10/2024
12 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

Khi sở hữu một hoặc nhiều tên miền, điều quan trọng nhất mà hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân cần làm là bảo vệ chúng. Hiện nay, mã EPP được xem là giao thức hữu hiệu nhất để bảo vệ tên miền. Vậy EPP là gì? Bài viết sau đây Vietnix sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò và cách thức vận hành của mã EPP một cách chi tiết nhất.

EPP là gì?

EPP viết tắt của Extensible Provisioning Protocol là mã bảo vệ các thiết bị đầu cuối hay còn được gọi với các tên khác như: mã xác thực, mã bí mật tên miền, mã bí mật chuyển nhượng,… Đây là giao thức liên lạc giữa Server và Client có liên quan đến tên miền. Một EPP code có khoảng 6 đến 16 bit, độ dài từ 8 đến 32 ký tự, trong đó có chứa ít nhất 01 chữ cái, 01 chữ số và 01 ký tự đặc biệt, được các nhà đăng ký tên miền chỉ định rõ ràng.

EPP là mã bảo vệ các thiết bị đầu cuối
EPP là mã bảo vệ các thiết bị đầu cuối

Thực tế, EPP đã trở thành một tiêu chuẩn quốc tế được ủy quyền bởi Internet Corporation for Assigned Names and Numbers (ICANN) và được dùng một cách phổ biến, với mục đích quản lý một số tên miền như: .org, .com, .net,… Bên cạnh đó, EPP còn hỗ trợ quản lý tên miền trong môi trường nội bộ của doanh nghiệp

Cách thức hoạt động của EPP

  • Xác định yếu tố: Người dùng cần xác định rõ ba yếu tố gồm khả năng chống lại các cuộc tấn công mạng, khả năng phát hiện bất thường và khả năng sửa chữa lỗi.
  • Một số biện pháp phát hiện và khắc phục mối đe dọa mạng: dựa trên hai phương pháp chính là Data Loss Prevention (DLP) và Endpoint Detection and Response (EDR).
  • Cập nhật các mối đe dọa theo thực tế: EPP cần có sự cập nhật nhanh chóng về các mối đe dọa mạng, đồng thời xây dựng một framework tích hợp hiệu quả.
  • Nâng cao khả năng quản lý tập trung: EPP cải thiện tính quản lý tập trung bằng cách: thiết lập KPI, định cấu hình tương thích với các loại cảnh báo, hiển thị tình trạng bảo mật và tăng khả năng truy xuất vào mối đe dọa riêng lẻ.
Cách EPP hoạt động
Cách EPP hoạt động

Vai trò của EPP

Mã EPP hoạt động như một giải pháp tập trung và tích hợp để bảo vệ điểm cuối của một nền tảng nhất định giúp cho đội ngũ IT của doanh nghiệp hoặc tổ chức có thể quản lý nhiều giải pháp công nghệ endpoint riêng biệt mà vẫn tăng hiệu quả. Đồng thời, EPP còn giữ vai trò bảo vệ các loại thiết bị như: desktop, server, router, máy in, thiết bị cảm biến, smartphone và laptop.

Vai trò của EPP
Vai trò của EPP

Các loại EPP và EPP code phổ biến hiện nay

Loại EPP và mã code EPP là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy bạn cần phân biệt rõ để tránh sự nhầm lẫn không đáng có. Xét tổng thể, có 04 loại mã code EPP và 04 loại EPP thông dụng. Trong đó:

04 loại mã code EPP:

  • Domain Mapping: Có chức năng định nghĩa theo tên miền.
  • Contact Mapping: Dùng các đầu mối liên hệ để định nghĩa.
  • DNS Records: Định nghĩa theo cấu hình DNS.
  • Host Mapping: Sử dụng máy chủ để thực hiện định nghĩa.
4 loại mã code EPP phổ biến
4 loại mã code EPP phổ biến

Mọi thông tin, mối quan hệ, trạng thái và thuộc tính giữa các mã code trên đều thông qua 03 nhóm lệnh chính để thao tác gồm: truy vấn, quản lý và thay đổi.

04 loại EPP phổ biến:

  • Mobile device security: An ninh thiết bị di động.
  • Endpoint detection and response (EDR): Hệ thống phát hiện và khắc phục các mối đe dọa tại điểm cuối.
  • Web browser security: An ninh trình duyệt web.
  • Anti-malware: Phần mềm chống lại các phần mềm độc hại.
4 loại EPP được biết đến nhiều nhất
4 loại EPP được biết đến nhiều nhất

Hiện nay, có 03 nhóm danh mục lệnh EPP để thực hiện trên mọi đối tượng gồm:

  • Nhóm các lệnh truy vấn dữ liệu gồm: Kiểm tra (check), thu thập thông tin (info), tiếp nhận thông tin thay đổi cơ quan quản lý đối tượng (transfer).
  • Nhóm các lệnh thay đổi dữ liệu gồm: Tạo mới (create), xóa và cập nhập (delete and update), duy trì (renew) và chuyển đổi cơ quản quản lý đối tượng (transfer).
  • Nhóm lệnh quản lý các phiên làm việc gồm: Đăng nhập và đăng xuất (login and logout), kết nối (hello) và phản hồi (greeting).

Lệnh truy vấn dữ liệu

  • Lệnh kiểm tra (check): Có chức năng kiểm tra tính khả dụng của tên miền và thể hiện cho người dùng biết tên miền được hoặc chưa được đăng ký.
  • Lệnh lấy thông tin (Info): Nhiệm vụ chính là truy xuất thông tin cụ thể về: chủ sở hữu, ngày hết hạn, các thiết lập khác của một tên miền.
  • Lệnh chuyển đổi đơn vị quản lý (Transfer): Dùng để truy vấn thông tin về chuyển đổi tên miền từ người đăng ký này sang một chủ thể khác.
Lệnh truy vấn dữ liệu
Lệnh truy vấn dữ liệu

Lệnh thay đổi dữ liệu

  • Lệnh tạo mới (Create): Sử dụng khi cần tạo một tên miền, máy chủ hoặc thông tin liên hệ mới.
  • Lệnh xóa (Delete): Có chức năng xóa một tên miền hoặc thông tin liên hệ ra khỏi hệ thống.
  • Lệnh cập nhật/thay đổi (Update): Cho phép người dùng thay đổi hoặc cập nhật thông tin về một máy chủ hoặc tên miền đã tồn tại trước đó.
  • Lệnh duy trì (Renew): Chỉ dùng để gia hạn tên miền hết hạn.
  • Lệnh chuyển đổi đơn vị quản lý (Transfer): tương tự như lệnh truy vấn dữ liệu.
Lệnh thay đổi dữ liệu
Lệnh thay đổi dữ liệu

Lệnh quản lý giai đoạn công việc

  • Lệnh đăng nhập (Login): Dùng để xác thực người dùng và mở phiên làm việc mới trên máy chủ có mã EPP.
  • Lệnh đăng xuất (Logout): Dùng để đăng xuất tài khoản người dùng và kết thúc phiên làm việc trên máy chủ EPP.
  • Lệnh kết nối (Hello): Thường dùng như một lệnh khởi đầu của các phiên làm việc, dùng để thực hiện xác nhận từ máy khách tới máy chủ EPP.
  • Lệnh phản hồi lại lệnh Hello (Greeting): Máy chủ EPP dùng lệnh này để phản hồi lại lệnh Hello từ máy người dùng.  
Lệnh quản lý giai đoạn công việc
Lệnh quản lý giai đoạn công việc

Mô hình hệ thống VNNIC EPP Gateway

Hệ thống VNNIC EPP Gateway là hệ thống kết nối, hỗ trợ, quản lý giữa các nhà cung cấp và người dùng trong mọi hoạt động liên quan đến: xử lý và tiếp nhận yêu cầu, truy vấn tên miền, quản lý và thống kê số liệu tên miền,…

Trong mô hình hệ thống VNNIC EPP Gateway gồm có:

  • Hệ thống EPP Gateway Server: đảm nhận nhiệm vụ xử lý các yêu cầu từ EPP Client của các nhà cung cấp.
  • Hệ thống WHOIS Service: có chức năng kiểm tra tên miền từ nhà cung cấp và người dùng bằng dịch vụ truy vấn WHOIS.
  • Hệ thống Registry Gateway: dành riêng cho các Registry của VNNIC thực hiện các thao tác thống kê, đối soát, giám sát, báo cáo,…
  • Hệ thống Registrar Webservice và phần mềm Registrar Client: Thực hiện yêu cầu thu hồi các tên miền quá hạn duy trì cho nhà đăng ký sau khi tạo và ký số danh sách các tên miền này. 
Mô hình hệ thống VNNIC EPP Gateway
Mô hình hệ thống VNNIC EPP Gateway

Tips chọn lựa EPP cho doanh nghiệp chuẩn

Để quá trình lựa chọn EPP cho doanh nghiệp trở nên đơn giản, trước hết bạn cần xem xét kỹ 03 yếu tố dưới đây để chắc chắn rằng các giải pháp Endpoint sẽ thích hợp khi triển khai EPP:

  • Khả năng phát hiện (Detection)
  • Khả năng khắc phục (Remediation)
  • Khả năng phòng ngừa các cuộc tấn công mạng (Attack Prevention).

Sau đó, bạn cần chắc chắn rằng các EPP đó đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Tiêu chí 1: Một EPP hoàn chỉnh cần được tổng hợp các công nghệ như: bảo vệ trình duyệt (web browser security), khóa vector đe dọa (threat vector blocking), credential theft monitoring, rollback remediation,… Đặc biệt, một EPP không thể thiếu công nghệ ngăn chặn thất thoát dữ liệu (data loss prevention), phát hiện điểm cuối và phản hồi (Endpoint Detection and Response).
  • Tiêu chí 2: Luôn cập nhật EPP để kịp thời ngăn chặn và khắc phục các mối đe dọa mạng mới không chỉ trong nước Việt Nam mà còn trên toàn cầu.
  • Tiêu chí 3: Cần xây dựng EPP trên một khuôn khổ (framework) nhất định. Vì chúng có khả năng bảo mật, chia sẻ thông tin giữa các sản phẩm với nhau và với một bên thứ 3.
  • Tiêu chí 4: EPP giúp cho đội ngũ an ninh mạng cảm thấy dễ dàng hơn trong việc quản lý bởi EPP có khả năng quản lý tập trung hiệu quả thông qua nhiều giải pháp Endpoint Protection. Đồng thời, EPP phải có giao diện dễ nhìn, hiển thị đầy đủ các cảnh báo, KPI và trạng thái bảo mật,…
4 tiêu chí EPP cần đáp ứng
4 tiêu chí EPP cần đáp ứng

Cách lấy mã EPP Code phổ biến hiện nay dựa trên phương pháp thủ công hoặc hỗ trợ từ nhà cung cấp, cụ thể:

Phương pháp thủ công

Bước 1: Truy cập vào website của nhà cung cấp tên miền, đăng nhập vào tài khoản quản lý tên miền của người dùng. 

Bước 2: Tìm phần quản lý tên miền trên website, sau đó tìm tên miền cần lấy mã EPP.

Bước 3: Bạn click chọn Auth Code hoặc Auth-info Code.

Bước 4: Người dùng sao chép mã mà hệ thống hiển thị để dùng khi thực hiện chuyển đổi tên miền.

Bước 5: Trước khi thực hiện chuyển đổi, hãy nhớ mở khóa tên miền.

Nhờ hỗ trợ từ nhà cung cấp

Khi doanh nghiệp cần lấy mã EPP, họ có thể trực tiếp liên hệ với các nhà cung cấp bằng email, dịch vụ khách hàng hoặc số hotline. Sau đó, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn của nhà cung cấp để lấy mã EPP, đồng thời lưu lại để dùng cho các lần chuyển đổi tên miền kế tiếp.

Liên hệ với nhà cung cấp để được hỗ trợ
Liên hệ với nhà cung cấp để được hỗ trợ

Lưu ý cần biết khi transfer tên miền

Khi chuyển đổi tên miền, doanh nghiệp cần lưu ý 04 yếu tố sau:

  • Tên miền cần đủ 60 ngày mới có thể chuyển đổi: Các tên miền còn trong thời hạn sử dụng hoặc vừa được đăng ký mới phải hoạt động đủ 60 ngày thì mới có thể thực hiện chuyển đổi. 
  • Cần lấy mã EPP Code và mở khóa tên miền: Người dùng cần thực hiện sớm và làm trước khi chuyển đổi tên miền.
  • Dùng Nameserver để làm trung gian khi thực hiện chuyển đổi: Nhằm hỗ trợ quá trình truy cập vào website luôn được thuận lợi, tránh gián đoạn.
  • Mọi chức năng ẩn thông tin tên miền cần được tắt hết: Người dùng cần xác thực chủ sở hữu trước khi chuyển đổi tên miền. Vì vậy bạn sẽ không thể làm được nếu chưa tắt chức năng ẩn thông tin.
Cần lưu ý khi transfer tên miền
Cần lưu ý khi transfer tên miền

Lời kết

Bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về EPP là gì và sự quan trọng của mã lệnh này. Đồng thời, người dùng cần nắm rõ các lưu ý khi chuyển đổi tên miền. Qua đó, Vietnix hy vọng bạn sẽ biết cách lấy mã EPP đơn giản, hiệu quả và nhanh chóng nhất.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hưng Nguyễn

Co-Founder
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG