Nếu bạn đang quản lý trang web hay là chủ sở hữu của website nào đó thì chắc chắn cần phải biết tới khái niệm disclaimer. Bởi lẽ, nếu website không có tuyên bố disclaimer, việc bị vướng phải các cáo buộc của người đọc hay người dùng, thậm chí bị kiện ra tòa là điều rất dễ xảy ra. Vậy disclaimer là gì? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Disclaimer là gì?
Hiểu theo nghĩa chung nhất, disclaimer là sự từ chối về trách nhiệm để giới hạn quyền cũng như nghĩa vụ của đối tượng này với đối tượng kia trong một mối quan hệ đã được pháp luật thừa nhận.
Với những website đang hoạt động trên internet, disclaimer là một thông báo được đặt trên mỗi trang web, nội dung xoay quanh việc giới hạn trách nhiệm pháp lý của trang web đó đối với các kết quả xảy ra với người đọc hay người sử dụng. Hiện nay, 100% website trên mạng đều sẽ có tuyên bố này.
Tầm quan trọng của disclaimer
Disclaimer có tầm quan trọng như thế nào mà được hầu hết các website sử dụng hiện nay? Thông tin chi tiết được giải thích dưới đây, cụ thể như sau:
Hạn chế ảnh hưởng của những nội dung sai lệch, độc hại
Đầu tiên, Vietnix sẽ lấy một ví dụ đơn giản để bạn có thể hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của content xấu và cách disclaimer bảo vệ website như sau:
Một người đọc và làm theo hướng dẫn trị nám theo như nội dung của bài viết trên một trang web làm đẹp. Tuy nhiên, cách này không những không trị hết nám mà còn gây ra dị ứng khiến cho tình trạng da càng thêm tồi tệ. Vì thế người đọc đó quyết định kiện website này. Nếu website đã có thông báo tuyên bố từ chối trách nhiệm thì sẽ không phải chịu bất kỳ một cáo buộc hay trách nhiệm nào trước tòa.
Mặt khác, hiện nay, cùng với hàng trăm website được lập ra hàng ngày, việc sao chép, tham khảo nội dung từ các trang web này sang trang web kia trở nên phổ biến. Điều này trở nên nghiêm trọng nếu thông tin tham khảo bị sai lệch ở một số lĩnh vực đặc thù như: Y tế, Pháp luật, Chính trị,… Khi người dùng gặp phải hậu quả từ thông tin đó, chủ sở hữu website rất dễ đối mặt với việc liên quan đến các cáo buộc, kiện tụng.
Như vậy, đặt trường hợp trang web chưa có disclaimer thì nguy cơ bị kiện cáo, bị xử phạt, đối diện với các mức án là rất cao. Vì thế, tuyên bố disclaimer là điều cần thiết để người đọc xác định được tất cả thông tin đều chỉ mang tính chất tham khảo, không hoàn toàn chính xác trong mọi trường hợp.
Nhược điểm khi sử dụng tuyên bố này đó chính là nội dung và độ tin cậy của website sẽ giảm bớt. Trên thực tế, bất kỳ ai cũng không thể đảm bảo tất cả nội dung được đăng tải là hoàn hảo và chính xác tuyệt đối. Hoặc để tránh sự vu oan giá họa không cần thiết thì tuyên bố disclaimer là một điều vô cùng quan trọng.
Đóng vai trò bảo vệ cho website
Ngoài các nội dung không được kiểm chứng, disclaimer còn tránh rủi ro cho các chủ website về các yếu tố khác. Chẳng hạn như dính mã độc, gặp vấn đề về bản quyền,… Một vai trò khác nữa đó chính là hạn chế trách nhiệm với hành vi của một bên thứ ba không nằm trong sự kiểm soát.
Lấy ví dụ trong phần bình luận trên website, có một bên thứ ba vào quảng cáo sản phẩm hay đưa ra những thông tin tiêu cực. Tình huống sẽ trở nên phức tạp hơn vô tình có người đọc sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc hay làm theo những thông tin sai lệch của bên thứ ba.
Như vậy, tuyên bố từ chối trách nhiệm trên website sẽ như một lớp phòng thủ kiên cố. Giúp chủ sở hữu website tránh khỏi việc truy cứu trách nhiệm từ các hành vi của những tổ chức, công ty không nằm trong sự quản lý, sở hữu của mình.
Nếu như bạn có một sản phẩm nào đó trên internet như nội dung văn bản, hình ảnh cá nhân, video tự thiết kế,… nhưng bị người khác sao chép và đăng tải. Lúc này bạn có thể đăng ký DMCA cho website và có thể kiện người đã sao chép thông tin của bạn.
Khẳng định chủ quyền website
Nếu website đang thuộc quyền sở hữu của một công ty hay tổ chức thì ở mục liên hệ thường sẽ thêm số điện thoại, địa chỉ, các trang mạng xã hội liên kết đến công ty đó. Lúc này, thông báo disclaimer đóng vai trò bảo vệ đến uy tín, sức ảnh hưởng của công ty. Nếu có vấn đề gì xảy ra, disclaimer sẽ giúp khẳng định các nội dung có trên website thuộc quyền sở hữu cá nhân, không liên quan đến công ty hay tổ chức lập nên website này.
Thế nhưng, dù có disclaimer thì nhiều người dùng vẫn có thể đệ đơn kiện website lên tòa như thường. Nhưng khi ra toà sẽ được đơn vị tòa án xem xét trang web đã có disclaimer hay chưa? Liệu bản tuyên bố này có phù hợp với quy định của pháp luật hay không?
Nếu có thì chủ website sẽ được bảo vệ tuyệt đối trước tòa. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi trường hợp tuyên bố từ chối trách nhiệm bị vô hiệu hóa toàn bộ hoặc một phần. Thông thường thì do disclaimer có lỗ hổng hoặc có một số điều khoản không phù hợp với quy định của pháp luật.
Cách viết một disclaimer hoàn chỉnh
Thực ra, không có một công thức chung cho việc viết một tuyên bố disclaimer. Tuỳ vào lĩnh vực, nội dung của website và những nhu cầu của chủ sở hữu mà điều chỉnh nội dung disclaimer cho phù hợp. Tuy nhiên, có 5 vấn đề cơ bản mà bất kỳ tuyên bố từ chối tránh nhiệm nào cũng đều đề cập tới như sau:
1. Tuyên bố về quyền sở hữu
Nêu rõ quyền sở hữu nội dung đối với các thông tin được đăng tải trên website. Việc đưa ra tuyên bố càng chi tiết sẽ càng giúp bạn bảo vệ tài nguyên web, tránh việc bị sao chép vô tội vạ. Bên cạnh đó, cũng khiến mọi cáo buộc về sao chép từ những website khác trở nên vô nghĩa.
2. Giới hạn trách nhiệm pháp lý
Dựa trên những quy định của pháp luật về từng lĩnh vực để liệt kê các nội dung, phạm vi mà website sẽ chịu trách nhiệm. Đồng thời đưa ra những vấn đề không liên quan đến các trách nhiệm pháp lý của website.
Lấy một ví dụ đơn giản, nếu website chuyên bán hàng thì cần phải chịu trách nhiệm về mẫu mã, chất lượng những sản phẩm giao tới tay khách hàng. Không thể chối bỏ trách nhiệm hay không chịu xử lý nếu sản phẩm không đúng như những gì khách hàng đã lựa chọn.
3. Cho người đọc biết nội dung chỉ mang tính tham khảo
Cảnh báo cho người đọc về những nội dung trên rang web chỉ mang tính chất tham khảo và không đúng chính xác 100% cho mọi trường hợp. Như vậy, có bất kỳ vấn đề nào xảy ra liên quan đến các cáo buộc về nội dung gây ảnh hưởng đến người đọc, chủ sở hữu website sẽ được bảo vệ.
4. Trách nhiệm từ phía người đọc
Bởi vì tất cả nội dung chỉ mang tính chất tham khảo nên người đọc sẽ phải tự chịu trách nhiệm khi làm theo bất kỳ thông tin nào trên website.
5. Trách nhiệm với các hành vi của bên thứ ba
Cần trực tiếp tuyên bố sẽ không chịu bất kỳ hậu quả gì từ các bên thứ ba gây ra cho khách hàng. Bởi lẽ các website hay các trang mạng xã hội hiện nay thường sẽ không hạn chế việc người dùng bình luận. Nên các đối tượng lừa đảo có thể sẽ lợi dụng điểm này và uy tín của trang web để gây hại cho người đọc. Vậy nên, bất kỳ vấn đề gì liên quan tới bên thứ ba ngoài sự kiểm soát thì mọi hậu quả xảy ra, phía trang web sẽ không chịu trách nhiệm.
Câu hỏi thường gặp
Khi nào nên sử dụng disclaimer?
Disclaimer được sử dụng để bảo vệ công ty hay website của bạn khỏi các khiếu nại. Bạn có thể sử dụng disclaimer để giới hạn phạm vi quyền và trách nhiệm của mình. Cả hai bên có thể thực hiện và thi hành các điều khoản này trong một mối quan hệ hợp đồng. Disclaimer cũng rất quan trọng để bảo vệ bạn khỏi các khiếu nại của bên thứ ba.
Làm thế nào để bắt đầu một disclaimer?
Trong disclaimer của bạn, bao gồm mọi trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Bạn nên cảnh báo người tiêu dùng về bất kỳ mối nguy hiểm nào do sản phẩm của bạn gây ra. Bạn nên liệt kê những rủi ro có thể, đồng thời thừa nhận danh sách này không đầy đủ. Ví dụ bạn có thể viết “THÔNG BÁO RỦI RO”.
Lời kết
Trên đây là những thông tin cơ bản để trả lời cho câu hỏi disclaimer là gì? Hy vọng với những nội dung mà Vietnix vừa cung cấp, bạn đã nắm được các kiến thức cơ bản về disclaimer. Bên cạnh đó, hiểu thêm tầm quan trọng của tuyên bố này và biết cách viết disclaimer phù hợp để bảo vệ cho trang web của mình.