Thuật ngữ CPD được nhắc đến rất nhiều trong ngành marketing bởi sự hiệu quả của phương thức quảng cáo này. Vậy CPD là gì? Mức độ quan trọng của CPD đối với doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
CPD là gì?
CPD (viết tắt của Cost Per Duration) là chi phí quảng cáo dựa trên thời gian hiển thị. Những quảng cáo được trả theo chi phí này thường xuất hiện trên các kênh truyền hình đại chúng, báo, đài,…
Bởi vì CPD có rất nhiều phương thức quảng cáo, cho nên mức chi phí bỏ ra sẽ tuỳ thuộc vào cách thức mà doanh nghiệp sử dụng.
Nếu không sử dụng CPD doanh nghiệp sẽ như thế nào?
Trên thực tế, nếu không sử dụng CPD, sẽ rất khó để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và thậm chí có thể đứng trên bờ vực phá sản. Bởi lẽ, việc quảng cáo theo thời gian hiển thị có vai trò quan trọng giúp khách hàng tiềm năng tiếp cận được với doanh nghiệp. Từ đó đẩy mạnh doanh thu nhanh chóng.
Đặt biệt, CPD giúp thương hiệu doanh nghiệp phổ biến đến với nhiều người dùng hơn. Nhờ đó, nhận thức thương hiệu (Brand Awareness) của người dùng về hình ảnh cùng sản phẩm của doanh nghiệp có thể trở nên thịnh hành chỉ trong khoảng thời gian ngắn.
Mục đích cuối cùng của phương thức quảng cáo này là tăng độ nhật diện của doanh nghiệp với đông đảo người dùng. Từ đó, tạo nên sự tin tưởng và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Chính vì thế, rất khó để tăng độ nhận diện của thương hiệu nếu không sử dụng CPD. Đặc biệt, khi thị trường ngày càng có nhiều doanh nghiệp cùng nhiều sản phẩm cạnh tranh thì việc khẳng định tên tuổi của mình trong lòng người tiêu dùng là điều bắt buộc.
Một số đặc điểm của quảng cáo CPD
Là một phương thức quảng cáo vô cùng phổ biến hiện nay, CPD có một số đặc điểm chính như sau:
- Cách thức thực hiện khá đơn giản, phí hợp đồng quảng cáo sẽ được tính dựa theo thời gian, kích thước và vị trí hiển thị. Ví dụ: Khi quảng cáo sản phẩm trên ti vi, thời gian quảng cáo càng lâu thì chi phí càng cao.
- Chỉ những tập đoàn, doanh nghiệp vừa và lớn mới đủ điều kiện triển khai quảng cáo CPD vì chi phí của quảng cáo này khá lớn.
- CPD phụ thuộc nhiều vào website quảng cáo. Cụ thể, nếu website có lưu lượng truy cập cao, phù hợp với sản phẩm thì việc quảng cáo mới phát huy được kết quả như mong muốn.
- Vị trí của quảng cáo thường được đặt ở các vị trí nổi bật nhất của trang chủ, nơi khách hàng dễ dàng nhìn thấy mới có thể đạt hiệu quả cao.
Ngoài quảng cáo CPD, hiện nay việc áp dụng nhiều phương pháp quảng cáo khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp định hướng và phát triển nhanh chóng hơn so với đối thủ. Những quảng cáo được sử dụng phổ biến hiện nay và mạng lại thành công có thể kể đến như: Quảng cáo PPC, Billboard, Native Ads, quảng cáo ngoài trời,… Hiểu rõ được khái niệm của những loại hình quảng cáo này sẽ giúp bạn ứng dụng được nhiều phương pháp khác nhau giúp cho chiến lược marketing trở nên đa dạng và giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và thành công nhanh chóng.
Lưu ý quan trọng khi ứng dụng quảng cáo CPD trong doanh nghiệp
Tuy chạy quảng cáo đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng nếu thực hiện sai cách thì sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn. Chính vì thế, khi ứng dụng quảng cáo CPD, doanh nghiệp cần chú ý những điều sau đây.
Chú trọng hình ảnh/video
Trên thực tế, nhiều người hiện nay không muốn tiếp cận với các thông tin thiếu hấp dẫn, quá nhiều chữ vì dễ gây nên sự nhàm chán. Do vậy, việc chăm chút cho hình ảnh hay video là điều được ưu tiên.
Vì vậy, quảng cáo nên đầu tư nhiều vào hình ảnh và video bắt mắt, ưu tiên hình ảnh và video xuất hiện hàng đầu để thu hút người xem. Đồng thời tạo ấn tượng để người xem ghi nhớ đến sản phẩm.
Nội dung cuốn hút, phù hợp với sản phẩm
Nội dung của bất kỳ quảng cáo nào cũng phải liên quan mật thiết đến sản phẩm, bên cạnh đó còn phải đảm bảo tính hấp dẫn để giữ chân khách hàng.
Nếu xây dựng nội dung quảng cáo không liên quan đến sản phẩm sẽ khiến khách hàng cảm thấy mất niềm tin và ảnh hưởng đến uy tín cũng như sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp.
Cân đối thời gian hợp lý
Với những đoạn quảng cáo ngắn có nội dung thú vị sẽ khiến nhiều khách hàng dành thời gian xem hết. Còn những quảng cáo quá dài, nội dung thiếu hấp dẫn thì chỉ gây lãng phí chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. Người dùng thương sẽ có kiên nhẫn để xem hết những quảng cáo đó.
Chẳng hạn, việc quảng cáo chen ngang khi bạn đang xem một chương trình hay bộ phim yêu thích sẽ khá khó chịu. Nếu là một đoạn quảng cáo ngắn thì đa số người dùng sẽ chờ tiếp. Tuy nhiên, nếu đoạn quảng cáo quá dài thì nhiều người sẽ lựa chọn chuyển kênh.
Cách để giữ chân người xem dễ nhất đó chính là đặt ra những vấn đề, tình tiết gay cấn hoặc gây nên sự tò mò lên đầu. Khi đó người xem sẽ bị thu hút và phải nán lại tìm hiểu.
Xác định đúng phân khúc khách hàng
Việc xác định đúng phân khúc khách hàng là yếu tố vô cùng quan trọng. Khi xác định đúng đối tượng khách hàng, doanh nghiệp có thể chọn địa điểm áp dụng quảng cáo chính xác, giảm thiểu những quảng cáo tại website không cần thiết. Từ đó tối ưu chi phí một cách đáng kể và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Chẳng hạn như đối tượng khách hàng tiềm năng là giới trẻ thì quảng cáo CPD hiệu quả nhất sẽ nằm tại các chuyên trang báo chí, trang tin có nhiều nội dung mà giới trẻ quan tâm như VnExpress.net, Kenh14.vn, Tienphong.vn, Thanhnien.vn,…
Câu hỏi thường gặp
CPD là viết tắt của từ gì?
CPD là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Cost Per Duration”, dịch ra có nghĩa là chi phí quảng cáo dựa trên thời gian hiển thị. Ví dụ quảng cáo trên báo, đài, tivi,…
Nên sử dụng CPD trong trường hợp nào?
Quảng cáo CPD thông thường sẽ phù hợp với các Tập đoàn, doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa. Với mục đích quảng cáo thương hiệu tăng độ uy tín, giới thiệu sản phẩm mới,…
Lời kết
Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã biết CPD là gì cùng những ứng dụng của quảng cáo CPD trong doanh nghiệp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, nếu thấy các thông tin Vietnix vừa cung cấp hữu ích, đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng biết.