Bounce Rate là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng Website. Vậy Bounce Rate là gì và cách đánh giá chỉ số này như thế nào? Hãy cùng Vietnix trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
Bounce Rate là gì?
Bounce Rate là tỷ lệ thoát trang – tức là phần trăm số lượt truy cập duy nhất một trang trên website rồi rời đi mà không nhấn vào bất cứ nội dung nào khác.
Ví dụ: Bounce Rate của website là 80%, có nghĩa là trong 100 lượt truy cập vào website, có 80 lượt chỉ xem duy nhất một trang rồi rời đi, chỉ có 20 lượt xem thêm các nội dung khác trong website.
Bounce Rate sẽ cho biết mức độ hài lòng, hứng thú của khách hàng đối với website. Bởi nếu nội dung của trang web không thu hút, không đáp ứng được trải nghiệm người dùng, họ sẽ có xu hướng rời đi.
Đồng thời, nếu người đọc rời đi ngay khi vào website, cũng có nghĩa họ không tạo ra chuyển đổi, dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi của trang thấp xuống.
Các nguyên nhân khiến tỷ lệ thoát trang cao
Biết được các nguyên nhân khiến tỷ lệ thoát trang cao, bạn sẽ trả lời được câu hỏi “Cách giảm Bounce Rate là gì? ”, qua đó tối ưu chất lượng website của mình. Bạn có thể xem xét và tối ưu những yếu tố sau:
Tốc độ tải trang chậm
Tốc độ tải trang là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thoát. Bởi nếu website của bạn có tốc độ tải chậm, dù chỉ tăng lên 1-2 giây, người đọc sẽ không đủ kiên nhẫn để chờ mà họ có xu hướng rời đi ngay.
Ngoài ra, tốc độ tải trang cũng là yếu tố để Google đánh giá thứ hạng tìm kiếm, do đó việc cải thiện tốc độ tải trang sẽ hỗ trợ cho SEO tốt hơn.
Nội dung kém chất lượng
Nội dung là yếu tố quan trọng nhất để giữ chân người đọc. Nếu trang web của bạn không cung cấp đầy đủ những thông tin mà người đọc cần, không thỏa mãn nhu cầu của họ, họ sẽ có xu hướng rời đi ngay lần đầu truy cập.
Ngược lại, nếu website của bạn có nội dung hay và chất lượng, bạn sẽ giữ chân được người đọc ở lại lâu hơn và tăng tỷ lệ chuyển đổi sang những bài viết khác trong website.
Trang không có liên kết nội bộ
Với câu hỏi nguyên nhân làm tăng Bounce Rate là gì thì phải kể đến yếu tố liên kết nội bộ. Liên kết nội bộ giống như một mạch dẫn, nó sẽ dẫn dắt người đọc đi từ bài viết này sang bài viết khác trong Website.
Cũng chính vì vậy, một website không gắn liên kết nội bộ sẽ bỏ lỡ cơ hội người đọc chuyển hướng sang những nội dung khác, có nghĩa là khiến cho Bounce Rate tăng lên.
Tiêu đề và mô tả khác với nội dung
Tiêu đề là cái thu hút người đọc đầu tiên khiến họ click vào bài viết. Tuy nhiên, nếu nội dung bài viết bên trong không liên quan hoặc không hấp dẫn như những gì họ mong đợi thì họ sẽ rời đi. Khi đó, tỷ lệ thoát tăng sẽ lên.
Trải nghiệm trên trang kém
Tính thẩm mỹ và logic của website cũng ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm người dùng (UX/UI). Một website có bố cục lộn xộn, màu sắc không hài hòa, hình ảnh xấu,… sẽ không giữ chân được người đọc, khiến tỷ lệ thoát tăng cao.
Trường hợp lượt truy cập duy nhất không được tính là Bounce Rate
Trong một vài trường hợp, lượt truy cập duy nhất không được tính vào Bounce Rate. Do đó bạn cần nắm được để có thể tối ưu Bounce Rate cho website của mình.
Event tracking
Khi người dùng truy cập vào website của bạn, khởi động một sự kiện được theo dõi thông qua Event tracking code và rời đi mà không đi đến nội dung nào khác thì không tính vào Bounce Rate.
Ví dụ: như khi người dùng truy cập vào một trang trên website, nhấn nút chạy video (video mà bạn đang theo dõi qua Event tracking) rồi rời khỏi Website từ trang đích mà không truy cập vào bất kỳ trang nào khác.
Khi đó, có 2 GIF Request được đề xuất trong cùng một session: Bởi Google Analytics để gửi dữ liệu page view và bởi Event tracking để gửi chi tiết sự kiện được theo dõi (số lượng click chuột xem video).
Xem thêm: Breadcrumb là gì? Tìm hiểu cách sử dụng và sức mạnh của Breadcrumb trong SEO website
Social Interactions Tracking
Khi người dùng truy cập vào Website của bạn, thực hiện một hành động được theo dõi thông qua mã theo dõi phân tích sự tương tác mạng xã hội rồi rời đi thì sẽ không tính vào đánh giá tỷ lệ thoát.
Chẳng hạn như người dùng đến website đọc bài rồi chia sẻ bài thông qua nút Share rồi rời đi. Khi đó, có 2 GIF Request cùng đề xuất trong cùng một session nên Google sẽ không tính đó là lần thoát trang.
Sự kiện được theo dõi tự động thực hiện
Một trong những trường hợp lượt truy cập trang không tính vào Bounce Rate là khi Tracked event tự động thực hiện. Mỗi lần trang được tải lại thì lượt truy cập không được xem là một lần thoát trang.
Ví dụ như khi người dùng truy cập vào một trang web và video ở trang đó tự động chạy. Khi đó nếu người dùng thoát trang thì cũng không tính vào đánh giá Bounce Rate.
Trùng nhiều GATC trên trang web
Nếu trang web chứa từ 2 GATC trở lên giống nhau thì có ít nhất 2 GIF Request được thực hiện. Do đó, lượt truy cập trang duy nhất này không được tính là một lần thoát trang.
Cách xem Bounce Rate trong Google Analytics
Trong Google Analytics, Bounce Rate của một trang hoặc của toàn bộ website được tính theo công thức: Tổng lượt Bounce/Tổng lượt Entrance vào trang hoặc website trong cùng một khoảng thời gian nhất định.
Bạn có thể xem chỉ số Bounce Rate trong Google Analytics qua các bước: Vào Behavior > Site Content > Landing Page > Xem tỷ lệ thoát (Tức là vào Hành vi > Nội dung trang web > Trang đích > Xem tỷ lệ thoát).
Bounce Rate bao nhiêu là tốt?
Bounce Rate của mỗi website là khác nhau. Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, website sẽ có chỉ số Bounce Rate cao hoặc thấp.
Tuy nhiên, có thể đánh giá Bounce Rate tốt nhất là dưới 60%. Với những Website dạng tin tức thường có Bounce Rate thấp. Còn những website cung cấp thông tin khi người dùng tìm kiếm trên Google hoặc quảng cáo thường có chỉ số Bounce Rate cao hơn.
Ngoài trường hợp Bounce Rate cao, bạn cũng cần lưu ý khi chỉ số Bounce Rate cực thấp (dưới 10%). Khi đó có thể do một vài vấn đề kỹ thuật như tracking code lỗi.
Cách giảm Bounce Rate cho website
Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu Bounce Rate là gì và nó ảnh hưởng đến Website như thế nào rồi. Và để giảm Bounce Rate giúp tăng chất lượng website, bạn có thể áp dụng một số nguyên tắc sau:
Cải thiện nội dung
Nội dung là yếu tố quan trọng giúp giữ chân người đọc, do đó bài viết của bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin mà người đọc cần. Bên cạnh đó, chỉ nên có khoảng 20-30% dành cho những quan điểm mới lạ.
Nếu khách dùng đọc được một bài viết dở, họ sẽ không mong đợi về những bài viết khác trên website của bạn. Khi đó, họ sẽ thoát trang để tìm những kết quả khác.
Tối ưu liên kết nội bộ
Tối ưu liên kết nội bộ ở trong bài viết sẽ giúp tăng tỷ lệ người đọc chuyển hướng sang những bài viết khác trong website. Hãy đặt liên kết nội bộ hợp lý và gây được sự chú ý của người đọc nhất.
Tối ưu giao diện website
Một giao diện đẹp, có bố cục rõ ràng, hình ảnh rõ nét,… sẽ giữ chân được người đọc ở lại website lâu hơn và tăng khả năng chuyển hướng sang những nội dung khác trong website.
Tối ưu tốc độ tải trang
Bạn có thể tối ưu tốc độ tải trang bằng cách cài plugin, dọn dẹp cơ sở dữ liệu, nén trang, giảm dung lượng hình ảnh,… Tốc độ tải trang nhanh sẽ giảm thiểu tình trạng người đọc thoát trang khi đợi trang load.
>> Xem thêm: PageSpeed Insights là gì? 8 cách tối ưu PageSpeed Insights
Câu hỏi thường gặp
Tỷ lệ thoát trang 100% nghĩa là gì?
Điều này có nghĩa là tất cả người dùng khi truy cập và trang web của bạn đều rời đi mà không tương tác với website của bạn. Bạn cần phải tối ưu trang web để có thể giảm tỉ lệ thoát trang.
Bounce rate có ảnh hưởng đến SEO không?
Theo nguồn tin trên Twitter của Gary thông báo rằng “chúng tôi không sử dụng Analytics / Bounce rate trong xếp hạng tìm kiếm”
Lời kết
Có thể thấy, Bounce Rate có ảnh hưởng lớn đến chất lượng website. Bạn có thể dựa vào tỷ lệ thoát trang được đánh giá ở Google Analytics để đo lường và cải thiện Website của mình.
Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ Bounce Rate là gì và có thể ứng dụng nó vào quá trình cải thiện Website của mình để mang lại kết quả tốt nhất.