Hệ điều hành FreeDos được cài đặt trên các máy tính để chúng ta có thể có các phương án dự phòng trong trường hợp máy tính bị lỗi windows. Vậy FreeDOS là gì? Nó được ứng dụng như thế nào?
FreeDOS là gì?
Hệ thống có freeDOS là gì? là hệ thống không đi kèm với một hệ điều hành trả phí được cài đặt sẵn. Cụ thể hơn, nó đi kèm với một hệ điều hành dựa trên MS-DOS cũ. Chỉ nên mua các máy này khi bạn muốn chạy phần mềm rất cũ chỉ có thể chạy HĐH dựa trên DOS. Những hệ điều hành hiện đại như Windows, Linux KHÔNG được cài đặt sẵn trên máy tính này.
Vì vậy, bạn cần có bản copy của hệ điều hành như windows khi mua hệ thống có freeDOS. Vậy chúng ta bắt đầu tìm hiểu hệ điều hành freeDOS là gì ?
Kỹ sư phần mềm Jim Hall đã hợp tác cùng một nhóm lập trình viên khác để phát triển nên FreeDOS sau khi Microsoft chính thức dừng kinh doanh MS-DOS. Hệ điều hành này đem tới nhiều cải tiến để tăng tính tương tác và bổ sung nhiều tính năng.
Ứng dụng của hệ điều hành FreeDOS là gì?
Sử dụng cho mục đích thương mại
Ngày nay, công nghệ này được một số công ty sử dụng:
- Dell đã preload FreeDOS với desktop n-series để giảm giá thành. Công ty đã bị chỉ trích vì các máy thậm chí không rẻ hơn, mà còn khó mua hơn so với các hệ thống tương tự với Windows.
- HP cung cấp FreeDOS như một tùy chọn trong desktop dc5750. Các netbook Mini 5101 và Probook FreeDOS cũng được sử dụng làm phương tiện khởi động để cập nhật BIOS firmware trong hệ thống HP.
- GRC’s SpinRite 6, chương trình phục hồi và bảo trì ổ cứng, bao gồm FreeDOS.
- Intel’s Solid-State Drive Firmware Update Tool cài sẵn FreeDOS kernel.
- Lenovo đã áp dụng công nghệ này trong Lenovo Yoga, Ideapad, Thinkpad, v.v…
Sử dụng cho mục đích phi thương mại
FreeDOS cũng được sử dụng trong nhiều dự án độc lập:
- FUZOMA là bản phân phối dựa trên FreeDOS có thể boot từ đĩa mềm. Và nó chuyển đổi các máy tính cũ thành công cụ giáo dục cho trẻ em.
- FED-UP là Floppy Enhanced DivX Universal Player.
Khả năng tương thích
Phần cứng
FreeDOS yêu cầu máy PC / XT có bộ nhớ ít nhất 640kB. Các chương trình không đi kèm thường yêu cầu tài nguyên hệ thống bổ sung.
MS-DOS và Win32 Console
FreeDOS hầu hết tương thích với MS-DOS. Nó hỗ trợ các COM executables, DOS executables tiêu chuẩn và DPMI 16-bit executables của Borland. Các DPMI 32-bit executables cũng có thể chạy bằng cách sử dụng DOS extender. Hệ điều hành có một số cải tiến so với MS-DOS. Nó chủ yếu hỗ trợ các tiêu chuẩn và công nghệ mới hơn khi Microsoft ngừng hỗ trợ cho MS-DOS. Hơn nữa, với việc sử dụng HX DOS Extender, nhiều Win32 console apps có thể hoạt động bình thường trong hệ điều hành này. Một số GUI program hiếm gặp, như QEMU và Bochs cũng hoạt động tốt.
Windows dựa trên DOS
FreeDOS có thể chạy các bản phát hành Microsoft Windows 1.0 và 2.0. Các bản phát hành Windows 3.x, bộ xử lý i386, không thể chạy hoàn toàn ở 386 Enhanced Mode. Ngoại trừ một phần trong FreeDOS kernel 2037 thử nghiệm. Windows 95, 98 và ME sử dụng phiên bản rút gọn của MS-DOS. Không thể sử dụng hệ điều hành này để thay thế. Vì undocumented interface giữa MS-DOS 7.0-8.0 và Windows 4.xx không được mô phỏng. Tuy nhiên, nó có thể được cài đặt và sử dụng bên cạnh các hệ thống này bằng chương trình quản lý boot. Chẳng hạn như BOOTMGR hoặc METAKERN đi kèm.
Windows NT và ReactOS
Hệ điều hành dựa trên Windows NT, bao gồm Windows 2000, XP, Vista và 7 cho desktop. Và Windows Server 2003, 2008 và 2008 R2 cho server, không sử dụng MS-DOS làm thành phần cốt lõi của hệ thống. Các hệ thống này có thể sử dụng hệ thống file FAT, được sử dụng bởi MS-DOS và các phiên bản Windows trước đó. Tuy nhiên, chúng thường sử dụng NTFS theo mặc định vì lý do bảo mật và các lý do khác. FreeDOS có thể cùng tồn tại trên các hệ thống này trên một partition riêng biệt. Hoặc trên cùng một partition trên các hệ thống FAT. FreeDOS kernel có thể được boot bằng cách thêm nó vào file cấu hình Windows 2000 hoặc XP’s NT Boot Loader, boot.ini, [35] hoặc freeldr.ini tương đương cho ReactOS.
File System
FAT32 được hỗ trợ đầy đủ và là định dạng ưa thích cho boot drive. Tùy thuộc vào BIOS được sử dụng, tối đa bốn đĩa cứng LBA có kích thước lên đến 128 GB hoặc 2 TB, được hỗ trợ. Đã có rất ít thử nghiệm với đĩa lớn. Nột số BIOS dù hỗ trợ LBA nhưng lại tạo ra lỗi trên đĩa lớn hơn 32 GB. Driver như OnTrack hoặc EZ-Drive giải quyết vấn đề này. FreeDOS cũng có thể được sử dụng với driver LFNDOS để cho phép hỗ trợ các tên file dài kiểu Windows 95.
Nhưng hầu hết các chương trình cũ trước Win95 không hỗ trợ LFN ngay cả khi đã tải driver trừ khi chúng đã được biên dịch lại. Không có kế hoạch hỗ trợ cho NTFS, ext2 hoặc exFAT, nhưng có một số driver bên ngoài có sẵn cho mục đích đó. Để truy cập ext2fs, LTOOLS có thể được sử dụng để sao chép dữ liệu đến và đi từ các ổ đĩa ext2fs.
Cho mình hỏi. Minh định mua asus zenbook 14. Minh Phan Vân giữa free dos và win 10. Nên chọn loại nào vay. Minh chi de cho học và giải trí