NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
17/09/2024
Lượt xem

OOP là gì? Giải thích lập trình hướng đối tượng là gì?

17/09/2024
15 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (113 bình chọn)

OOP là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến thời gian gần đây. Chính vì vậy, bài viết hôm nay Vietnix sẽ cập nhật thông tin chi tiết từ A-Z để bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết và có cái nhìn khách quan hơn về OPP!

Lập trình hướng đối tượng (OOP) là gì?

OOP (viết tắt của Object-oriented programming) có nghĩa là lập trình hướng đối tượng. Đây là kỹ thuật cho phép lập trình viên tạo ra đối tượng ở trong code, sau đó trừu tượng hóa các đối tượng thực thế trong cuộc sống.

Lập trình hướng đối tượng là một kỹ thuật giúp lập trình viên tạo ra đối tượng trong code rồi trừu tượng các đối tượng đó
Lập trình hướng đối tượng là một kỹ thuật giúp lập trình viên tạo ra đối tượng trong code rồi trừu tượng các đối tượng đó

Lập trình hướng đối tượng dùng để làm gì?

Lập trình hướng đối tượng được sử dụng để tối ưu việc quản lý source code, giúp tăng khả năng tái sử dụng, tiết kiệm tài nguyên đáng kể cho hệ thống.

Ngoài ra, thông qua việc sử dụng các đối tượng, OOP còn giúp người dùng tóm gọn các thủ tục đã biết trước tính chất.

Lập trình hướng đối tượng OOP đáp ứng tính ứng dụng linh hoạt.
Lập trình hướng đối tượng OOP đáp ứng tính ứng dụng linh hoạt

Lập trình hướng đối tượng sẽ hỗ trợ công nghệ OOP để gia tăng năng suất và đẩy nhanh tiến độ công việc. Đảm bảo lập trình viên có thể tác động vào các chủ thể giống như thực tế nhằm phục vụ cho việc sửa lỗi phần mềm, chủ động bảo trì và duy trì hệ thống.

Đây là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đang được sử dụng vô cùng phổ biến. Mọi người dùng đều có khả năng nhận được thông báo, tiếp nhận – xử lý dữ liệu và gửi trả lời đến những đối tượng khác.

Đối tượng (Object) và Lớp (Class) trong OOP là gì?

Với những tính năng đầy đặc biệt như trên thì lập trình hướng đối tượng (OOP) là phương pháp lập trình mang tới tác dụng sử dụng vô cùng nổi bật đối với thiết kế giao diện website và phát triển phần mềm. OOP sẽ dựa trên kiến trúc lớp và đối tượng để quản lý luồng cùng dữ liệu khi code.

Nhắc đến khái niệm thường dùng chắc chắn không thể bỏ qua 2 khái niệm chính của phương pháp lập trình này là: Đối tượng (Object)Lớp (Class). Cụ thể như sau:

Lập trình hướng đối tượng OOP có 2 khái niệm chính là: Đối tượng (Object) và Lớp (Class).
Lập trình hướng đối tượng OOP có 2 khái niệm chính là: Đối tượng (Object) và Lớp (Class)

1. Đối tượng (Object) trong OOP

Đối tượng (Object) bao gồm: Thuộc tính – Attribute (thông tin, đặc điểm của 1 đối tượng), phương thức – Method (hành vi mà đối tượng có thể thực hiện).

2. Lớp (Class) trong OOP

Còn lớp (Class) lại biểu thị cho một lớp bao gồm những đối tượng sở hữu những đặc tính tương tự nhau về phương thức và thuộc tính. Ví dụ một cách dễ hiểu thì: LG, Samsung,… đều là các đối tượng thuộc lớp tivi thông minh.

3. Sự khác biệt giữa Object và Class trong OOP

Lớp (Class) như một bản thiết kế: Hãy hình dung lớp như một bản thiết kế chi tiết cho một loại đối tượng cụ thể. Bản thiết kế này nêu rõ tất cả các đặc điểm và hành động mà các đối tượng thuộc loại đó có thể có. 

Ví dụ: lớp Chó sẽ định nghĩa rằng một con chó có 4 chân, 2 mắt, có đuôi, và có thể thực hiện các hành động như sủa, chạy, ăn và ngủ.

Đối tượng (Object) là một thực thể: Một đối tượng là một thực thể cụ thể được tạo ra dựa trên một lớp nhất định. Mỗi đối tượng là một bản sao của lớp đó, nhưng với các giá trị khác nhau cho các thuộc tính của nó. 

Ví dụ: con chó Phú Quốc mà bạn đang nuôi là một đối tượng thuộc lớp Chó. Nó có cùng các đặc điểm chung với các con chó khác, nhưng lại có màu lông, kích thước và tính cách riêng biệt.

Ưu và nhược điểm của lập trình hướng đối tượng

Nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn chính xác hơn về lập trình hướng đối tượng (OOP), Vietnix đã tổng hợp chi tiết từ A-Z về ưu, nhược điểm. Bạn hãy tham khảo để phần nào nắm được tip sử dụng hiệu quả và hữu ích hơn nhé, cụ thể:

  • default icon

    Lập trình hướng đối tượng có khả năng mô hình hóa những thứ phức tạp chuyển đổi thành dạng cấu trúc đơn giản hơn.

  • default icon

    Người dùng có thể tái sử dụng code OOP, nhờ đó giúp tiết kiệm tài nguyên.

  • default icon

    Quản lý code dễ dàng mỗi khi có những sự thay đổi từ chương trình.

  • default icon

    Việc sửa lỗi trở nên dễ dàng và nhanh chóng nhờ tìm lỗi trong các lớp (được cấu trúc từ trước) đơn giản hơn.

  • default icon

    Tính bảo mật cao, bảo vệ thông tin an toàn thông qua việc đóng gói.

  • default icon

    Có thể dễ dàng mở rộng, phát triển dự án theo nhu cầu.

  • default icon

    Khả năng bảo trì, điều chỉnh chương trình vừa nhanh chóng vừa hiệu quả.

  • default icon

    Tăng năng suất, đơn giản hóa độ phức tạp mỗi khi bảo trì và mở rộng phần mềm.

  • default icon

    OOP có thể khiến cho dữ liệu được xử lý tách rời, đồng nghĩa với việc khi cấu trúc dữ liệu thay đổi sẽ khiến thuật toán thay đổi theo.

  • default icon

    Không tự động khởi tạo, giải phóng dữ liệu động.

  • default icon

    Không mô tả được hệ thống trong thực tế một cách đầy đủ và chân thật.

Các nguyên lý cơ bản của OOP

Lập trình hướng đối tượng có tổng cộng 4 nguyên lý cơ bản nhất, bao gồm: Encapsulation, Polymorphism, Inheritance và Abstraction. Mỗi nguyên lý cơ bản này sẽ có tính vận hành cùng những ưu điểm cực kỳ riêng biệt như sau:

Lập trình hướng đối tượng OOP tích hợp 4 nguyên lý cơ bản.
Lập trình hướng đối tượng OOP tích hợp 4 nguyên lý cơ bản.

1. Tính đóng gói (Encapsulation)

Encapsulation thường thể hiện qua việc các đối tượng và phương thức có liên quan đến việc đóng gói thành từng lớp nhỏ. Đồng thời được xây dựng để thực hiện một nhóm có chức năng đặc trưng riêng biệt. Thường xuyên che giấu một số thông tin và những cài đặt nội bộ để tránh sự rò rỉ thông tin ra bên ngoài.

Tính đống gói thể hiện qua phương thức có liên quan đến việc đóng gói thành từng lớp nhỏ
Tính đống gói thể hiện qua phương thức có liên quan đến việc đóng gói thành từng lớp nhỏ

Ví dụ: Hãy tưởng tượng một class đại diện cho một tài khoản ngân hàng (Account). Tài khoản này có hai thuộc tính chính là tên (name) và số dư (balance). Để bảo vệ thông tin nhạy cảm này, chúng ta sẽ khai báo chúng là private.

Để tương tác với các thuộc tính private, chúng ta sử dụng các method public như:

  • GetName(): Trả về tên của tài khoản.
  • GetBalance(): Trả về số dư hiện tại của tài khoản.
  • Deposit(amount): Nạp tiền vào tài khoản.
  • Withdraw(amount): Rút tiền từ tài khoản.

2. Tính kế thừa (Inheritance)

Inheritance là nguyên lý cơ bản chuyên kế thừa các lớp dữ liệu, ví dụ như những lớp dữ liệu cha sẽ chia sẻ thông tin và phương thức cho các lớp dữ liệu con. Qua đó các lớp con có thể kế thừa và bổ sung thêm nhiều thành phần mới cho riêng mình. Trong đó có một số loại kế thừa phổ biến như:

  • Đơn kế thừa.
  • Đa kế thừa.
  • Kế thừa đa cấp.
  • Kế thừa thứ bậc.

Với 4 loại trên, lập trình viên sẽ tiết kiệm được tối ưu thời gian và công sức trong việc lập trình lên các lớp sở hữu những đặc tính giống nhau.

Ví dụ: Hãy xem xét hai lớp phổ biến trong thế giới smartphone là Android và iPhone. Cả hai đều có những thuộc tính chung như khả năng gọi điện, nhắn tin và chụp hình.

Thay vì viết lại các mã này cho từng lớp, chúng ta có thể tạo một lớp cha có tên là Smartphone để chứa các thuộc tính chung này. Sau đó, các lớp Android và iPhone sẽ kế thừa từ lớp Smartphone và chỉ cần định nghĩa những đặc điểm riêng biệt của mình.

3. Tính đa hình (Polymorphism)

Polymorphism là một hành động giúp người dùng có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, nói một cách đơn giản thì tính đa hình là khái niệm. Trong đó có nhiều lớp sở hữu các phương thức giống nhau nhưng lại phát triển bằng các cách thức riêng biệt.

Ví dụ: Chó và mèo đều kế thừa từ lớp động vật. Cả hai đều có phương thức kêu. Tuy nhiên, khi gọi phương thức kêu cho từng đối tượng, chúng sẽ ghi đè lại phương thức này và tạo ra những âm thanh khác nhau: chó sẽ kêu “gâu gâu”, mèo sẽ kêu “meo meo”.

4. Tính trừu tượng (Abstraction)

Abstraction là nguyên lý cơ bản của OOP có tính tổng quát hóa, thường không quá chú ý đến những cái bên trong. Do đó khi sử dụng, người dùng cần chọn ra các thuộc tính và phương thức của đối tượng trong việc lập trình.

Ví dụ: Chúng ta có thể tạo một class trừu tượng tên là UIElement để đại diện cho tất cả các thành phần trong giao diện người dùng (UI). Class này sẽ có một phương thức trừu tượng là render() để hiển thị các thành phần này.

Tại sao lại cần một phương thức trừu tượng? Bởi vì chúng ta chưa biết chính xác loại element nào sẽ được tạo ra (ví dụ: Button, Link, Image). Mỗi loại element sẽ có cách hiển thị khác nhau. Do đó, phương thức render() sẽ được định nghĩa cụ thể trong các class con kế thừa từ UIElement.

Những ngôn ngữ OOP phổ biến nhất

Trong lập trình hướng đối tượng OOP sở hữu tổng cộng 5 ngôn ngữ phổ biến nhất, bao gồm: Java, C++, PHP, Python và Javascript. Mỗi một ngôn ngữ đều tích hợp vô vàn ưu điểm nổi bật, đảm bảo tính vận hành thông minh phù hợp với từng phần mềm, ứng dụng khác nhau cho lập trình viên. Cụ thể:

Lập trình hướng đối tượng OOP cung cấp đến người dùng 5 ngôn ngữ phổ biến.
Lập trình hướng đối tượng OOP cung cấp đến người dùng 5 ngôn ngữ phổ biến.

1. Java

Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng vận hành đa nền tảng, hoàn toàn độc lập với đa mục đích. Người dùng không cần thực hiện biên dịch mã nguồn thành mã máy tại những nền tảng cụ thể bởi lẽ ngôn ngữ Java sẽ biên dịch code thành bytecode.

Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng vận hành đa nền tảng
Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng vận hành đa nền tảng

Qua đó, bytecode sẽ vận hành tại môi trường thực thi. Thông qua ưu điểm này, code Java chỉ cần viết một lần duy nhất là đã dễ dàng vận hành tại mọi phần mềm, ứng dụng rồi.

2. C++

Nhắc đến những ngôn ngữ OOP phổ biến nhất, chắc chắn không thể bỏ qua C++. Ngôn ngữ này vận hành, phát triển theo 2 phong cách là lập trình hướng cấu trúc tương tự C và nhiều phong cách mang hướng đối tượng.

 C++
C++

3. PHP

PHP là ngôn ngữ lập trình OOP được người dùng ứng dụng với mục đích đa dạng nên được phần lớn lập trình viên đánh giá cao. Sử dụng PHP giúp người dùng mở ra nhiều ngôn ngữ kịch bản có mã nguồn mở vận hành tại phía server giúp người dùng tạo ra các ứng dụng web.

PHP là ngôn ngữ lập trình OOP
PHP là ngôn ngữ lập trình OOP

4. Python

Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao chuyên sử dụng nhằm phát triển những ứng dụng web & nhiều phần mềm khác nhau. Cú pháp của ngôn ngữ Python tương đối đơn giản, do đó đây là ngôn ngữ hoàn hảo dành cho những lập trình viên newbie.

Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao
Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao

5. JavaScript

Nhắc đến những ngôn ngữ OOP phổ biến nhất, phần lớn lập trình viên đều lựa chọn sử dụng JavaScript để đáp ứng tối ưu nhu cầu xây dựng những website có tính tương tác cao thông qua mức độ phổ biến lớn.

javascript
JavaScript

Câu hỏi thường gặp

Tại sao OOP lại hữu ích?

OOP cho phép bạn chia nhỏ chương trình thành các vấn đề có kích thước nhỏ như bit để có thể được giải quyết một cách dễ dàng. Cùng với công nghệ mới hứa hẹn năng suất lập trình viên cao hơn, chất lượng phần mềm tốt hơn cũng như chi phí bảo trì thấp hơn. Hệ thống OOP có thể dễ dàng nâng cấp từ hệ thống nhỏ lên thành một hệ thống lớn.

Các tính năng chính của OOP là gì?

Có e tính năng của OOP làm cho OOP khác biệt so với các ngôn ngữ khác: tính đóng gói, tính kế thừa và cuối cùng là tính đa hình.

Lập trình hướng đối tượng Java là gì?

Lập trình hướng đối tượng (Object Oriented Programming – OOP) là một phương pháp lập trình mạnh mẽ, được sử dụng rộng rãi để thiết kế các phần mềm phức tạp. Trong OOP, mọi thứ đều được xem như một đối tượng, có các thuộc tính (dữ liệu) và phương thức (hành động). Java, một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay, hỗ trợ đầy đủ các đặc tính của OOP.

Lời kết

Qua các thông tin vừa được cập nhật tại bài viết này, chắc hẳn bạn đọc đã tìm ra câu trả lời chính xác cho OOP là gì, ưu – nhược điểm như thế nào,… Có thể thấy rõ OOP đã mang tới vô vàn lợi ích nổi bật dành cho lập trình viên nhờ vào nguyên lý hoạt động chặt chẽ, đa dạng. Hy vọng sau khi tham khảo, bạn đọc sẽ có cái nhìn khách quan và sử dụng OOP đúng cách hơn nhé!

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Black Friday Hosting & VPS

Chương trình bắt đầu sau

Giảm giá 40% hosting VPS

50 coupon mỗi ngày

Gia hạn giá không đổi

NHẬN DEAL NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG