Bằng cách kết hợp với các plugin thiết kế giao diện WordPress, bạn có thể tối ưu hóa quá trình xây dựng trang web và nâng cao trải nghiệm người dùng một cách hiệu quả. Vậy, đâu mới là plugin phổ biến và chất lượng nhất mà bạn có thể sử dụng? Hãy cùng Vietnix đến với 10 plugin chỉnh sửa giao diện WordPress hàng đầu được chia sẻ qua bài viết dưới đây!
Thiết kế giao diện website WordPress là gì?
Thiết kế giao diện website WordPress được hiểu là quá trình tạo dựng nên một giao diện đẹp mắt, thân thiện và chuyên nghiệp cho các trang web trên nền tảng WordPress. Trong quá trình đó, người dùng có thể sử dụng các công cụ hữu ích như theme, plugin để tùy chỉnh và tạo nên giao diện trang web một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Đặc biệt, các công cụ này không yêu cầu người dùng phải có kiến thức chuyên sâu về mã hóa hay tư duy thiết kế chuyên nghiệp. Toàn bộ quá trình đều được gói gọn trong một số thao tác đơn giản như kéo thả, tùy chỉnh hình ảnh, font chữ, màu sắc, thêm biểu tượng,… Hầu như mọi thứ đều có sẵn để bạn có thể sử dụng và tạo nên một trang web với giao diện ấn tượng cho riêng mình, bất kể đó là trang blog đơn giản hay một trang web doanh nghiệp có độ phức tạp cao.
Lý do nên sử dụng plugin để thiết kế giao diện WordPress là gì?
Sử dụng plugin thiết kế giao diện trang web mang lại cho người dùng nhiều lợi ích đáng kể, bao gồm:
- Không đòi hỏi cao về kiến thức lập trình: Với thao tác kéo thả, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng plugin thiết kế giao diện để xây dựng trang web.
- Cung cấp nhiều tùy chọn có sẵn giúp cá nhân hóa giao diện đúng với mong muốn.
- Đa dạng mẫu giao diện từ free đến tính phí để người dùng có thể thoải mái lựa chọn mẫu phù hợp với lĩnh vực đang hoạt động.
- WordPress là một nền tảng phổ biến và được tin dùng bởi đông đảo các nhà phát triển web. Vậy nên, bạn sẽ dễ dàng nhận được hỗ trợ nhanh chóng từ cộng đồng này khi gặp khó khăn.
- Các plugin WordPress thường hỗ trợ tối ưu hóa SEO, giúp trang web dễ đạt thứ hạng tốt hơn trong kết quả tìm kiếm.
- Tiết kiệm chi phí thiết kế, thời gian và nguồn lực mà vẫn tạo được trang web chuyên nghiệp.
Top 10 plugin chỉnh sửa giao diện WordPress chuyên nghiệp nhất hiện nay
Dưới đây là 10 plugin thiết kế giao diện WordPress chuyên nghiệp, hữu ích mà bạn có thể tham khảo:
1. Elementor – Plugin thiết kế giao diện WordPress chuyên nghiệp
Elementor là một trong những plugin WordPress được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Bạn có thể trải nghiệm các tính năng cơ bản với phiên bản miễn phí và nâng cấp lên phiên bản có phí nếu muốn sử dụng các tiện ích mở rộng nâng cao. Đặc biệt, ngoài việc hỗ trợ cho front-end và back-end, Elementor còn cung cấp tính năng Live Editing cho phép người dùng tùy chỉnh giao diện một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Ưu điểm:
- Cho phép người dùng tạo trang web một cách dễ dàng với giao diện kéo thả.
- Không yêu cầu người dùng phải có kiến thức chuyên sâu về thiết kế, mã nguồn…
- Có khả năng tương thích tốt với các theme, plugin khác của WordPress.
- Hỗ trợ SEO web – tối ưu hóa website với các công cụ tìm kiếm.
- Cung cấp hàng loạt tính năng tùy chỉnh hữu ích, từ việc tạo dựng bố cục tổng quát cho đến chỉnh sửa các chi tiết như hình ảnh, video, tiêu đề, menu, danh mục, slider, form,…
Nhược điểm:
- Dung lượng của Elementor khá lớn và điều này có thể gây ảnh hưởng đến tốc độ tải trang.
- Người dùng mới có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các tính năng cần thiết vì chúng chưa được sắp xếp và phân loại một cách rõ ràng.
2. Divi – Plugin thiết kế giao diện WordPress trực quan
Divi sẽ là một gợi ý hàng đầu khi thiết kế giao diện WordPress. Công cụ này được cung cấp bởi Elegant Themes, sẽ mang đến cho bạn các tính năng thiết kế hiệu quả với giao diện kéo – thả trực quan.
Ưu điểm:
- Tối ưu hóa quá trình xây dựng trang web với các tính năng hỗ trợ cho cả front-end và back-end.
- Code nhẹ, dung lượng khá thấp nên sẽ không gây ảnh hưởng đến tốc độ tải trang và điểm SEO của website.
- Cho phép sử dụng các template và module miễn phí để tạo nên trang web chuyên nghiệp, đẹp mắt nhất.
- Sử dụng cơ chế kéo – thả để tạo nên trang web chỉ với vài lượt click chuột.
Nhược điểm:
- Mặc dù không quá nặng, nhưng kích thước của Divi vẫn có phần lớn hơn so với các plugin thông thường. Vậy nên, nếu bạn sử dụng quá nhiều tính năng và tùy chọn từ Divi, tốc độ tải trang có thể bị ảnh hưởng.
- Giá của Divi khá cao và thường không phù hợp với những ai mới bắt đầu làm quen với lĩnh vực này.
- Divi có thể không tương thích với một số plugin, theme WordPress khác. Vậy nên, bạn cần kiểm tra trước khi sử dụng để tối ưu quá trình xây dựng và bận hành trang web.
3. Flatsome
Flatsome là một trong những theme quen thuộc được ứng dụng rộng rãi trên các trang web thương mại điện tử hiện nay. Công cụ này không chỉ hỗ trợ người dùng xây dựng giao diện trang web chuyên nghiệp, thân thiện với hầu hết các loại thiết bị, mà còn có khả năng tích hợp với WooCommerce để người dùng có thể sắp xếp các sản phẩm, danh mục hiển thị theo cách họ muốn.
Ưu điểm:
- Cho phép tùy chỉnh dễ dàng thông qua trình kéo thả.
- Tối ưu tốc độ tải trang và nâng cao trải nghiệm người dùng.
- Tương thích với mọi thiết bị, từ điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop cho đến PC,…
- Tích hợp mạnh mẽ với WooCommerce để xây dựng trang web thương mại điện tử hiệu quả.
- Hỗ trợ đa dạng ngôn ngữ.
Nhược điểm:
- Số lượng tính năng bị giới hạn.
- Giá khá cao nên sẽ không phù hợp với những ai mới tìm hiểu về WordPress và hạn chế về ngân sách.
- Không tương thích với một số plugin WordPress khác.
4. Plugin Beaver Builder
Plugin Beaver Builder hầu như không mấy nổi tiếng tại thị trường Việt, nhưng công cụ này lại được sử dụng một cách rộng rãi trên thế giới. Mặc dù là một plugin tốn phí, nhưng hầu hết người dùng đều sẵn sàng trả tiền để được sử dụng plugin này vì những lợi ích vượt trội.
Ưu điểm:
- Cung cấp hàng loạt tính năng tùy chỉnh giao diện trong real-time.
- Cho phép xem trước cách mà trang web sẽ hiển thị trên các màn hình thiết bị khác nhau.
- Hỗ trợ tối ưu hóa SEO, nâng cao trải nghiệm người dùng và tối ưu với các công cụ tìm kiếm.
- Tích hợp mạnh mẽ với các công cụ quản lý email marketing để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận và kết nối khách hàng.
- Sử dụng giao diện kéo thả đơn giản, không cần phải nắm kiến thức chuyên sâu về CSS, HTML,…
- Tương thích với hầu hết các theme WordPress khác nhau.
Nhược điểm:
- Giao diện hơi phức tạp và có thể gây khó khăn cho những ai mới làm quen với lĩnh vực thiết kế web.
- Có một số plugin không tương thích hoặc tích hợp không hiệu quả với Plugin Beaver Builder.
5. Plugin Bakery – WPBakery Page Builder
Để sử dụng WPBakery Page Builder, người dùng cần phải trả mức khí khoảng 59$. Tuy nhiên, đây là con số hoàn toàn xứng đáng khi bạn có thể thông qua các tính năng khác nhau để tự động hóa quá trình xây dựng trang web của mình, từ khâu tối ưu mã nguồn cho đến triển khai.
Ưu điểm:
- Hỗ trợ người dùng tạo ra các plugin WordPress chất lượng một cách hiệu quả.
- Giao diện kéo thả dễ sử dụng, không đòi hỏi người dùng phải có sẵn kiến thức chuyên môn về lập trình.
- Tự động hóa quá trình xây dựng trang web, từ việc tối ưu mã nguồn cho đến triển khai giao diện đều được thực hiện một cách nhanh chóng, dễ dàng.
- Cung cấp hàng loạt tính năng hữu ích hỗ trợ người dùng trong quá trình xây dựng và tối ưu trang web.
Nhược điểm:
- Đối với các yêu cầu tùy chỉnh phức tạp, WPBakery Page Builder vẫn chưa thể đáp ứng được.
- Đây là một công cụ tốn phí nên sẽ khó tiếp cận với những ai có nguồn ngân sách hạn chế.
6. Plugin Visual Composer
Plugin Visual Composer là một công cụ miễn phí cho phép người dùng tùy chỉnh mọi thứ trên trang web của mình một cách nhanh chóng, dễ dàng. Thông qua cơ chế kéo – thả, mọi thứ đều trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Cho đến hiện tại, plugin này đã có hơn 4 triệu lượt tải về nhờ vào những tính năng nổi bật.
Ưu điểm:
- Giao diện thân thiện, trực quan và dễ sử dụng cho cả những người mới.
- Cung cấp nhiều template để người dùng có thể tạo dựng bố cục trang web phù hợp chỉ bằng vài cú click chuột.
- Khả năng tùy biến cao, cho phép người dùng chỉnh sửa giao diện WordPress và thay đổi các thành phần nhanh chóng với thao tác kéo thả.
- Cho phép người dùng sử dụng lượng Addons bổ trợ lớn. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc trước khi dùng vì đây là một tính năng tốn phí.
- Hỗ trợ cho cả front-end lẫn back-end, tương thích với hầu hết các theme khác của WordPress.
Nhược điểm:
- Nếu bạn sử dụng quá nhiều addons của Plugin Visual Composer, tốc độ của trang web có thể bị ảnh hưởng.
- Plugin Visual Composer có giá thành đắt hơn nhiều plugin khác.
- Thiết kế được tạo bởi Plugin Visual Composer thường đơn giản và không có nhiều điểm khác biệt. Nên nếu bạn muốn xây dựng một trang web độc đáo, nổi bật hơn, bạn cần phải có kiến thức cơ bản về lập trình, thiết kế.
7. Plugin MotoPress Content Editor
Plugin MotoPress Content Editor là một plugin khá đơn giản, dễ sử dụng và gọn nhẹ. Vậy nên, nếu bạn đang tìm kiếm plugin hỗ trợ thiết kế và tối ưu giao diện WordPress, bạn có thể tham khảo cái tên này.
Ưu điểm:
- Cung cấp đa dạng tính năng, bao gồm tạo bố cục trang web, shortcode, widget, chỉnh sửa các phần tử HTML,…
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ, từ đó mang đến trải nghiệm tối ưu cho hầu hết người dùng đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới.
- Tối ưu SEO, thân thiện với công cụ tìm kiếm.
Nhược điểm:
- Ít khả năng tùy chỉnh nên sẽ không phù hợp với những ai đang tìm kiếm công cụ hỗ trợ tạo trang web chuyên nghiệp với các thiết kế phức tạp cho những dự án lớn.
- Thiếu linh hoạt và có một số giới hạn trong tùy chỉnh, đôi khi phụ thuộc vào một số plugin khác để hoạt động.
8. Plugin Brizy
Brizy là một trong những plugin phổ biến được sử dụng rộng rãi hàng đầu hiện nay. Plugin này không chỉ hỗ trợ người dùng thiết kế trang web một cách nhanh chóng, hiệu quả thông qua giao diện kéo thả, mà còn mang đến hàng loạt tiện ích khác.
Ưu điểm:
- Giao diện trực quan, đơn giản và dễ sử dụng.
- Tùy chỉnh dễ dàng thông qua trình kéo thả trực quan cùng với hơn 500 khối, 4000 biểu tượng được tạo sẵn, cho phép người dùng tạo dựng giao diện trang web chỉ với vài cú click chuột.
- Thay đổi các thuộc tính, hoàn tác, chỉnh sửa văn bản, hình ảnh, điều chỉnh nội dung… một cách nhanh chóng, dễ dàng.
- Thân thiện với hầu hết các nền tảng khác nhau, từ thiết bị di động cho đến máy tính để bàn đều được hỗ trợ.
Nhược điểm:
- Có thể gặp một số lỗi hoặc không tương thích khi sử dụng cùng các theme, plugin khác của WordPress.
- Có thể mất đi một số tính năng khi người dùng chuyển sang sử dụng trình soạn thảo khác.
- Tồn tại một số hạn chế đối với các yêu cầu tùy chỉnh nâng cao của người dùng.
9. Plugin Ultimatum
Ultimatum là một cái tên quen thuộc thường được sử dụng trong quá trình tạo dựng và quản lý landing page, trang chào hàng, trang đích, sản phẩm,… Công cụ này cũng cho phép người dùng tùy chỉnh nhanh chóng, dễ dàng thông qua giao diện kéo thả trực quan.
Ưu điểm:
- Tích hợp với trình xây dựng website kéo – thả.
- Cho phép tạo trang web nhanh chóng với các tính năng chèn nội dung vào menu, header, footer và nhiều vị trí khác nhau trên trang web.
- Cung cấp hơn 600 font chữ Google để người dùng thuận tiện trong quá trình xây dựng trang web.
- Hỗ trợ tính năng SEO để trang web thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm.
- Cho phép tích hợp dễ dàng với các plugin mạnh mẽ khác như Gravity Forms, WooCommerce, WP Forms, Contact Form 7…
Nhược điểm:
- Đi kèm với hàng loạt lợi ích trên là một mức phí khá cao so với hầu hết các plugin khác trên thị trường hiện nay.
- Ultimatum có thể không tương thích với một số plugin, theme nhất định.
- Các tính năng nâng cao có thể ảnh hưởng đến tốc độ tải trang, nhất là đối với các trang web phức tạp.
10. Plugin TemplateToaster
Plugin TemplateToaster hỗ trợ người dùng tối ưu hóa quá trình xây dựng trang web mà không đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về lập trình. Điểm đặc biệt của Plugin TemplateToaster là bạn có thể triển khai trang web ngay trên máy tính local thay vì phải kết nối internet như các plugin thông thường.
Ưu điểm:
- Không cần có kiến thức về lập trình.
- Hỗ trợ sử dụng trên đa dạng nền tảng, từ MacOS, Linux cho đến Windows.
- Có khả năng tích hợp nhanh chóng vào các nền tảng CMS khác nhau như WordPress, Drupal, Joomla.
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng toàn cầu.
Nhược điểm:
- Bạn phải tốn một khoản phí khá cao so với các công cụ khác.
- Chưa có tính năng kiểm thử trên các trình duyệt khác nhau.
- Người dùng có thể gặp khó khăn trong quá trình tùy chỉnh chi tiết đối với một số yêu cầu nhất định.
Lời kết
Bên trên là 10 plugin thiết kế giao diện WordPress chuyên nghiệp và hữu ích mà bạn có thể tham khảo. Ngoài những cái tên trên, liệu bạn có đang sử dụng plugin nào khác? Hãy chia sẻ cùng Vietnix và mọi người tại phần comment bên dưới!