Các cuộc tấn công DDoS SSDP khai thác lỗ hổng trong phương thức Universal Plug and Play. Với sức mạnh của hàng triệu thiết bị kết nối Internet, SSDP có thể áp đảo mục tiêu cho dù đó là cơ sở hạ tầng, hệ thống mạng vững chắc. Hãy cùng Vietnix tham khảo thêm về chủ đề tấn công DDoS SSDP qua bài viết sau đây.
Khái niệm SSDP
- Đầu tiên ta cần hiểu SSDP là gì ?
Nó là viết tắt của thuật ngữ SSDP (Simple Service Discovery Protocol) là một phần của phương thức UPnP (Universal Plug and Play ) được viết bằng C# (hoặc python) và phát triển trên nền Windows. Các thiết bị UPnP như : máy tính, máy in ,Router,… có thể kết nối với hệ thống internet và kết nối với nhau dựa vào thiết lập kết nối trên dịch vụ SSDP. Nói một cách đơn giản thì SSDP làm nhiệm vụ cung cấp các thông tin cần thiết để tạo ra các kết nối giữa các thiết bị có kết nối mạng internet.
- Vậy tấn công SSDP DDoS là gì ?
Ban đầu giao thức này sinh ra để giúp các kết nối ngoại vi trở nên tiện lợi và dễ dàng hơn qua đó mọi thao tác mượt mà và ổn định hơn.
Tuy nhiên, kẻ tấn công có thể lợi dụng các thiết bị có SSDP đang hoạt động và dễ bị khai thác để tạo ra một lượng lớn yêu cầu giả mạo đến một mục tiêu cụ thể, gây ra quá tải cho hệ thống và khiến dịch vụ trở nên không khả dụng cho người dùng hợp pháp. Điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, từ sự gián đoạn trong hoạt động trực tuyến cho đến thất thoát tài nguyên và tiền bạc.
Cách hoạt động của tấn công DDoS SSDP
Các thiết bị UPnP sử dụng giai thức SSDP để thông báo cho các thiết bị khác trong hệ thống mạng về sự có mặt của chúng. Tấn công DDoS SSDP hoạt động thông qua việc lợi dụng các thiết bị có giao thức SSDP bật trên Internet để tạo ra một lượng lớn yêu cầu giả mạo đến một mục tiêu cụ thể. Dưới đây là cách hoạt động cơ bản của loại tấn công này:
- Thu thập thông tin: Kẻ tấn công sử dụng các công cụ tự động để quét mạng Internet và tìm các thiết bị có SSDP bật. Điều này có thể bao gồm các thiết bị như camera an ninh, router, thiết bị IoT và các thiết bị khác có khả năng kết nối mạng.
- Giả mạo địa chỉ IP nguồn: Khi đã xác định được các thiết bị mục tiêu, kẻ tấn công sử dụng địa chỉ IP giả mạo để tạo ra hàng loạt yêu cầu SSDP giả mạo. Địa chỉ IP này thường được chọn để dường như là từ một nguồn đáng tin cậy hoặc ngẫu nhiên để gây khó khăn cho việc lọc yêu cầu từ bên ngoài.
- Yêu cầu phản hồi không mong muốn: Yêu cầu SSDP giả mạo này được gửi đến một máy chủ hoặc một loạt máy chủ mục tiêu. Do số lượng lớn yêu cầu này, máy chủ mục tiêu sẽ bị quá tải và không thể xử lý đủ số lượng lớn các yêu cầu đến từ kẻ tấn công, làm cho dịch vụ trở nên không khả dụng cho người dùng hợp pháp.
- Quá tải hệ thống: Với số lượng lớn yêu cầu SSDP giả mạo được gửi đến, hệ thống mục tiêu sẽ bị quá tải, dẫn đến sự gián đoạn hoặc giảm hiệu suất đáng kể của dịch vụ.
Cách giảm thiểu tấn công DDoS SSDP
Đối với các quản trị viên hệ thống/mạng, biện pháp giảm thiểu phổ biến chính là chặn lưu lượng UDP đến port 1900 với firewall. Với việc cấu hình firewall và router để hạn chế các gói tin UDP đi qua có thể giúp giảm thiểu nguy cơ tấn công SSDP bởi các đối tượng xấu.
- Cập nhật phần mềm và firmware: Các nhà cung cấp thiết bị nên thường xuyên cung cấp các bản cập nhật phần mềm và firmware để bảo vệ khỏi lỗ hổng bảo mật, bao gồm cả lỗ hổng có thể được lợi dụng để thực hiện tấn công DDoS SSDP.
- Giám sát lưu lượng mạng: Việc giám sát lưu lượng mạng có thể giúp phát hiện sớm các cuộc tấn công DDoS SSDP đang diễn ra. Các công cụ giám sát mạng có thể cung cấp thông tin về lưu lượng không bình thường hoặc không đối xứng, cho phép nhà quản trị hệ thống phát hiện và ứng phó kịp thời.
- Thiết lập bộ lọc và hạn chế truy cập: Thiết lập bộ lọc và hạn chế truy cập có thể giảm thiểu khả năng bị tấn công DDoS SSDP bằng cách chỉ cho phép các yêu cầu đến từ các nguồn đáng tin cậy hoặc từ các địa chỉ IP đã được xác minh.
- Sử dụng giải pháp chống DDoS: Các giải pháp chống DDoS chuyên nghiệp có thể giúp phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS SSDP trước khi chúng gây ra tác động đáng kể đến hệ thống mạng. Các giải pháp này thường kết hợp nhiều kỹ thuật như phân tích lưu lượng, bộ lọc, và thiết lập quy tắc để nhận diện và loại bỏ lưu lượng tấn công.
Kết luận
Qua bài viết này hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về hình thức tấn công DDoS SSDP. Từ đó trang bị cho bản thân các kiến thức cũng như các giải pháp để đối phó, giảm thiểu các hành vi tấn công DDoS trong tương lai. Đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới và đội ngũ admin Vietnix có thể hỗ trợ bạn sớm nhất. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo và tìm hiểu thêm về chủ đề DDoS ở các bài viết tiếp theo của Vietnix để tích luỹ kiến thức cho chính mình.