NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
16/05/2024
Lượt xem

Tấn công DDoS Cryptocurrency

16/05/2024
8 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (63 bình chọn)

DDoS cryptocurrency dần trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh mạng trong bối cảnh tiền mã hóa (cryptocurrency) đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Các cuộc tấn công này không chỉ gây gián đoạn các hoạt động giao dịch mà còn có thể dẫn đến tổn thất tài chính lớn và làm suy yếu độ uy tín của các loại tiền mã hóa nói chung. Hãy cùng Vietnix tìm hiểu thêm về chủ đề Tấn công DDoS Cryptocurrency qua bài viết sau đây.

Giới thiệu Cryptocurrency

Tiền mã hóa (cryptocurrency) là một dạng tiền tệ kỹ thuật số hoặc còn gọi là tiền ảo, được thiết kế để hoạt động như một phương tiện giao dịch. Nó sử dụng mã hóa để bảo mật các giao dịch, kiểm soát việc tạo ra các đơn vị mới và xác minh việc chuyển giao tài sản. Không giống như các loại tiền tệ truyền thống được phát hành bởi các cơ quan tài chính hoặc chính phủ, tiền mã hóa hoạt động trên một hệ thống phân tán của công nghệ gọi là blockchain.

Cryptocurrency là gì ?
Cryptocurrency là gì ?

Có hai điểm khác biệt chính giúp phân biệt các loại tiền kĩ thuật số với tiền tệ truyền thống. Trước hết, tiền mã hoá không bị ràng buộc hoặc hỗ trợ bởi bất kỳ chính phủ nào, khiến nó trở thành một dạng tiền tệ quốc tế thực sự. Thứ hai, các loại tiền mã hoá luôn được phân cấp (decentralized).

Sự khác biệt giữa tiền tệ tập trung và phi tập trung là gì?

Tiền tệ truyền thống được quản lý tập trung (centralized). Nếu một người gửi tiền vào ngân hàng truyền thống, nơi đó sẽ chịu trách nhiệm theo dõi loại tiền đó. Người sở hữu số tiền đó sẽ phải quay lại ngân hàng đó để rút tiền của mình ra.

Tương tự, nếu người đó muốn gửi tiền vào ngân hàng trực tuyến, ngân hàng trực tuyến đó sẽ lưu giữ hồ sơ số tiền trong tài khoản của người đó ở máy chủ trung tâm. Máy chủ trung tâm của ngân hàng đó là nguồn thông tin có thẩm quyền cho tài khoản của người đó. Trong cả hai trường hợp này, tiền tệ được tập trung hóa, nghĩa là nó được theo dõi từ một nơi.

Phân biệt giữa tiền tệ tập trung và phi tập trung
Phân biệt giữa tiền tệ tập trung và phi tập trung

Đối với tiền mã hoá, thông tin về số tiền mà mỗi nhà đầu tư sở hữu được lưu trữ trên nhiều (thường là hàng nghìn) máy tính khác nhau, được gọi là node.Thông tin trên các node này có thể truy cập công khai và không có tổ chức hay cơ quan thẩm quyền nào chịu trách nhiệm theo dõi các tài khoản này. Điều này có nghĩa là bất cứ khi nào một giao dịch xảy ra, mọi node phải được cập nhật đồng thời để đảm bảo rằng thông tin gian dịch trong tất cả các node vẫn được đồng bộ hóa.

Điều rất quan trọng là tất cả các node này vẫn được đồng bộ hóa, vì nếu không thì tiền tệ sẽ bị vô hiệu do có khả năng ai đó chi tiêu cùng một số tiền hai lần trước khi tất cả các hồ sơ giao dịch có cơ hội cập nhật; điều này được gọi là chi tiêu gấp đôi. Việc chi tiêu gấp đôi tiền điện tử được ngăn chặn bằng một quy trình gọi là blockchain.

Blockchain là gì ?

Blockchain là một công nghệ lưu trữ dữ liệu phân tán, nổi tiếng nhất với vai trò là nền tảng của các loại tiền mã hoá như Bitcoin. Tuy nhiên, ứng dụng của blockchain không giới hạn chỉ trong lĩnh vực tài chính. Công nghệ này cung cấp một cách minh bạch, an toàn và không thể thay đổi để ghi lại, xác nhận và lưu trữ một loạt các giao dịch hoặc dữ liệu.

Blockchain là gì ?
Blockchain là gì ?

Blockchain thường được sử dụng để lưu trữ thông tin về giao dịch tiền mã hóa như Bitcoin, nhưng cũng có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác như quản lý chuỗi cung ứng, bầu cử điện tử, chứng nhận và quản lý tài sản, v.v.

Cryptocurrency Mining là gì ?

Có thể hiểu các hoạt động này là quá trình mà các hệ thống máy tính dành thời gian giải các bài toán rất phức tạp và một khi hoàn tất, một tập hợp các giao dịch tiền mã hoá (cryptocurrency) sẽ được đưa vào hàng đợi bao gồm các tập hợp tương tự được phân phát tới các node và cập nhật vào tài khoản.

Để khuyến khích tăng cường hiệu suất khai thác, các hệ thống giải thành công các bài toán sẽ được thưởng bằng các loại tiền mã hoá mới làm ra từ loại tiền đang được khai thác. Hiểu một cách ngắn gọn thì đây là cách để loại tiền mã hoá mới đi vào lưu thông.

Tại sao xuất hiện loại hình tấn công DDoS Cryptocurrency ?

Cũng như hầu hết các hoạt động kinh doanh có độ nhận diện cao, tiền mã hoá (cryptocurrency) đã trở thành mục tiêu của tấn công DDoS. Với sự quan tâm cao và sự gia tăng lưu lượng truy cập xung quanh Cryptocurrency, việc nhanh chóng đoạt được hay tấn công phá hoại tài nguyên hệ thống, từ chối quyền truy cập tiền của người dùng với tiền mã hoá.

DDoS nói theo một cách ngắn gọn là hình thức tấn công gây gián đoạn trên Internet. Chúng sẽ làm mục tiêu bị quá tải bằng lượng cực lớn các truy cập giả mạo từ nhiều nguồn khác nhau và mục tiêu sẽ bị ảnh hưởng thậm chí ngừng hoạt động. Sự phổ biến và tầm quan trọng cũng như các đặc điểm, lợi ích mà tiền Cryptocurrency mang lại khiến chúng trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu với các mục đích xấu.

DDoS cryptocurrency sẽ nhằm vào các dịch vụ hoặc hệ thống liên quan đến tiền mã hóa, làm gián đoạn các hoạt động giao dịch hay dịch tại đây.

Dựa trên một số cuộc tấn công DDoS trên nhiều sàn giao dịch cryptocurrency từ Cloudflare, qua đó thấy được khối lưu lượng DDoS bắt nguồn từ các cuộc tấn công khuếch đại SSDP, NTP và tấn công lớp ứng dụng.

Dưới đây là biểu đồ hiển thị số lượng các cuộc tấn công lớp ứng dụng tiềm năng nhắm vào các thuộc tính web tiền mã hoá (cryptocurrency) phổ biến cho đến giữa tháng 12 năm 2017.

Biểu đồ số lượng các cuộc tấn công DDoS Cryptocurrency
Biểu đồ số lượng các cuộc tấn công DDoS Cryptocurrency

Có điều đặc biệt là các cuộc tấn công tăng đột biến vào khoản ngày 11-11. Các trang web về tiền mã hoá (cryptocurrency) đều trở thành mục tiêu tấn công.

Ngay cả trong những trường hợp đã có chuẩn bị trước, tuy nhiên nhiều trang web và ứng dụng liên quan đến bitcoin và các loại tiền mã hoá khác cũng không có đủ nguồn lực để đối phó với sự gia tăng lớn về lưu lượng truy cập. Sự gia tăng như vậy có thể xảy ra trong một cuộc tấn công DDoS hoặc trong khi hoạt động bình thường ở mức độ cao, dẫn đến ngừng hoạt động tạm thời và từ chối dịch vụ.

Lưu trữ nội dung trên CDN có thể là điều cần thiết để duy trì một trang web hoạt động ổn định, mặc dù cũng có thể cần một hệ thống server cân bằng tải mạng hợp lý để có thể xử lý số lượng yêu cầu cơ sở dữ liệu mà các đợt tăng đột biến có thể tạo ra.

Kết luận

Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về chủ đề tấn công DDoS Cryptocurrency. Qua đó giúp bạn chủ động hơn trong việc ứng phó và giảm thiểu cuộc tấn công mạng. Đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới và đội ngũ admin Vietnix có thể hỗ trợ bạn sớm nhất. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo và tìm hiểu thêm về chủ đề DDoS ở các bài viết tiếp theo của Vietnix để tích luỹ kiến thức cho chính mình.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hưng Nguyễn

Co-Founder
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG