Đối với người tiếp xúc nhiều đến website thì subdomain đã trở nên quen thuộc. Nhưng với nhiều người mới tìm hiểu để xây dựng website kinh doanh thì có lẽ vẫn chưa hiểu rõ subdomain là gì, cách sử dụng subdomain hiệu quả và cách tạo như thế nào là tối ưu nhất. Bài viết này, Vietnix sẽ chia sẻ chi tiết về subdomain cũng như mục đích sử dụng subdomain sao phù hợp nhất.
Subdomain là gì?
Subdomain là phần mở rộng, phần bổ sung xuất hiện trước của tên miền chính. Subdomain là một phần tách ra từ domain và hoạt động như một website bình thường. Đặc biệt, subdomain có thể được tạo hoàn toàn miễn phí, giảm thiểu đáng kể chi phí đăng ký tên miền mới. Sub domain giúp bạn tạo ra nhiều website trên các lĩnh vực khác nhau thuộc tên miền chính.
Cụ thể để bạn dễ hiểu hơn về subdomain là gì thông qua hình ảnh minh họa dưới đây:
Subdomain có thể tạo hoàn toàn miễn phí và nó có đầy đủ chức năng như một tên miền chính. Tách biệt ra khỏi domain chính nên khi triển khai SEO website thì subdomain sẽ không được hưởng lợi từ website chính.
Cấu trúc tạo subdomain
Tên miền phụ đơn giản gồm ba phần: “sub”, dấu chấm, và tên miền chính của bạn. Ví dụ, nếu tên miền chính của bạn là “vietnix.vn”, bạn có thể tạo các tên miền phụ như “kinhdoanh.vietnix.vn”,”’tintuc.vietnix.vn”, và nhiều hơn nữa.
Để tạo tên miền phụ, bạn cần truy cập vào tài khoản quản trị DNS mà nhà cung cấp tên miền cung cấp cho bạn. Sau khi đăng nhập, bạn có thể tạo các bản ghi A (record A) để chỉ định địa chỉ IP cho các tên miền phụ, hoặc tạo các bản ghi CNAME để ánh xạ các tên miền phụ đến các tên miền khác.
Phân biệt Domain và Subdomain
Dưới đây là 2 khái niệm về domain và subdomain, phần nào giúp bạn hiểu và phân được subdomain khác gì với domain.
- Domain: Là tên miền chính của một website hoạt động trên Internet. Khi muốn xây dựng một website thì đầu tiên phải đăng ký tên miền và sử dụng dịch vụ thuê dịch vụ lưu trữ phát triển một website.
- Subdomain: Là tên miền phụ, là phần mở rộng của tên miền chính, có các chức năng và hoạt động độc lập như một tên miền chính.
Tuy domain và subdomain không có quá nhiều sự khác biệt. Nhưng nhiều người vẫn bị nhầm lẫn và cho rằng “www
” là phần thiết yếu của một tên miền. Nhưng thực tế, domain name chỉ có dạng “xyz.com
” còn “www.xyz.com
” là một subdomain. Bạn có thể nhìn chúng quen thuộc với các domain khác nhau nên dễ bị nhầm. Bạn có thể thay thế “www
” thành “docs.xyz.com
” hay “tailieu.xyz.com
”.
Từ những khái niệm và ví dụ trên bạn có thể phân biệt giữa domain và subdomain khi truy cập vào các website khác nhau.
Lợi ích khi sử dụng subdomain
Sự xuất hiện của subdomain mang lại nhiều giá trị hữu ích cho người dùng. Đặc biệt là những người quản trị viên hoặc doanh nghiệp sử dụng subdomain với nhiều lợi ích khác nhau. Điểm qua những lợi ích sau khi sử dụng subdomain để giải đáp thắc mắc cho câu hỏi vì sao bạn nên tạo subdomain ngay bên dưới.
Tiết kiệm chi phí khi tận dụng subdomain
Subdomain có cần phải trả tiền không? Subdomain có thể tạo hoàn toàn miễn phí khi bạn đã đăng ký tên miền. Giúp bạn tiết kiệm chi phí khi không phải mua một domain mới mà vẫn có thể tạo ra được nhiều website với mục đích khác nhau dưới dạng subdomain. Hơn thế nữa, bạn cũng có thể tận dụng được giao diện thiết kế trên site domain chính mà không phải tốn kém thêm chi phí cho dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO.
Tách blog hoặc chủ đề mới ra khỏi website chính
Tận dụng subdomain để tách các module ở website chính ra một hoặc nhiều website độc lập khác. Đôi khi, việc quản lý nhiều website độc lập với từng mục đích cụ thể dễ hơn so với việc quản trị và phát triển một website đa năng.
Tạo website dưới dạng subdomain cho một nhóm đối tượng
Đa phần nhiều người áp dụng subdomain vào mục đích này. Bởi vì, doanh nghiệp với nhiều chủ đề, việc quản lý nội dung hay chủ đề mới, có thể làm cho website chính bị ảnh hưởng và khó quản lý. Mục đích tách ra để có thể quản lý và xây nội dung phù hợp cho một tệp đối tượng nhất định.
Vì vậy, việc sử dụng subdomain khá phù hợp để giải quyết vấn đề này. Bạn có thể tách riêng chủ đề, blog sang một website mới dưới dạng tên miền phụ và lên kế hoạch xây dựng nội dung phù hợp mà không ảnh hưởng đến website chính.
Phát triển một website dành riêng cho giao diện mobile
Việc sử dụng subdomain dành riêng cho giao diện mobile không còn quá xa lạ. Ví dụ như “m.facebook.com
”, nhưng hiện tại thì việc sử dụng kiểu này không còn nhiều. Nếu người dùng truy cập bằng PC thì địa chỉ URL trả về “xyz.com
” ngược lại nếu người dùng sử dụng thiết bị di động thì URL sẽ trả về “m.xyz.com
”
Đa phần bây giờ thiết kế website tương thích với thiết bị di động (Responsive). Khi người dùng truy cập vào website đó, trang web sẽ tự động xác định đó là thiết bị PC hay Mobile và trả về layout phù hợp với thiết bị đó.
Sử dụng bản ghi ‘ * ‘ trong DNS
Khi bạn tạo một bản ghi ” * ” trong DNS (còn được gọi là wildcard record) trong DNS để chỉ định một địa chỉ IP chung cho tất cả các subdomain chưa được xác định cụ thể.
Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận khi sử dụng wildcard record vì nó có thể tạo ra lỗ hổng bảo mật. Khi bạn cho phép mọi subdomain chưa được xác định điều hướng đến cùng một địa chỉ IP, điều này có thể làm cho website của bạn trở nên dễ bị tấn công bởi các kẻ tấn công có ý định xâm nhập thông qua các subdomain không được quản lý.
Ưu nhược điểm của subdomain
Việc tạo và sử dụng subdomain là hoàn toàn miễn phí nên sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định, cụ thể như:
Ưu điểm
Ưu điểm | Nội dung |
Tương thích nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể | Sử dụng subdomain giúp bạn dễ dàng xây dựng site phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau, tối ưu trải nghiệm người dùng đáng kể. |
Phân tách nội dung, content rõ ràng | Sử dụng subdomain giúp tổ chức và phân chia nội dung trên trang web rõ ràng và hiệu quả, bằng cách tạo ra các không gian độc lập. |
Tối ưu SEO | Việc sử dụng subdomain cho phép tối ưu hóa SEO cho subdomain trong từng phần cụ thể của trang web, giúp nâng cao khả năng hiển thị và xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm. |
Phủ rộng thương hiệu, tiết kiệm chi phí | Bạn có thể duy trì thương hiệu của mình và quảng cáo nhiều loại sản phẩm với một tên miền chính và các subdomain khác nhau, giúp tiết kiệm chi phí đăng ký tên miền mới. |
Hệ thống cơ sở dữ liệu tách biệt | Subdomain cho phép bạn tạo ra hệ thống file và cơ sở dữ liệu riêng biệt cho trang web, giúp tăng tính bảo mật và quản lý dễ dàng. |
Quản lý DNS riêng | Bạn có thể quản lý DNS riêng cho từng subdomain, cho phép tối ưu hóa cấu hình và quản lý linh hoạt hơn. |
Dễ dàng quản lý | Quản lý một trang web có nhiều subdomain thường dễ dàng hơn so với việc quản lý nhiều domain riêng biệt, giúp tăng tính hiệu quả và giảm bớt công việc quản trị. |
Hạn chế sự cố | Nếu subdomain của bạn gặp sự cố, trang web chính của bạn sẽ không bị ảnh hưởng, giúp duy trì tính ổn định và tin cậy của trang web. |
Nhược điểm
Nhược điểm | Nội dung |
Dễ bị phạt bởi Google | Khi bạn tạo quá nhiều tên miền phụ, nghĩa là bạn đang bàn giao trang web của mình cho một người dùng khác để quản lý một trang mới. Khi một trong các tên miền phụ của bạn bị tố cáo, tên miền chính của bạn dễ bị phạt và có nguy cơ bị trục xuất vĩnh viễn khỏi Google, ngay cả khi khôi phục lại thì thủ tục khôi phục của bạn cũng sẽ rất rườm rà và phức tạp. |
Hình ảnh thương hiệu khó đồng nhất | Sử dụng nhiều subdomain có thể tạo ra sự phân tán hình ảnh thương hiệu, đặc biệt là nếu mỗi subdomain có một thiết kế và cảm nhận riêng. Điều này có thể làm giảm tính nhất quán và khả năng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. |
Subdomain ảnh hưởng đến việc SEO website | Với nhiều cập nhật thuật toán của Google thì domain và subdomain được xếp vào dạng gần giống nhau. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến domain chính. Vì vậy, có càng nhiều subdomain sẽ càng ảnh hưởng đến thứ hạng website. Khi search một từ khóa thì kết quả xuất hiện bên tên miền chính sẽ nhiều hơn, việc này có thể làm giảm hiệu suất tổng thể của chiến lược SEO của bạn. |
Hướng dẫn cách tạo và quản lý subdomain
Làm thế nào để tạo subdomain Vietnix trên cPanel?
Bạn có thể tạo subdomain dễ dàng thông qua công cụ quản lý cPanel bằng cách đăng nhập vào tài khoản cPanel nơi quản lý hosting website của bạn.
Bước 1: Để thêm tên miền mới, bạn chọn mục Domains > Chọn Domains. Hoặc có thể gõ Domains vào ô Search Tool để tìm kiếm nhanh hơn.
Bước 2: Tiếp theo bạn bấm Create A New Domain.
Bước 3: Để thêm subdomain bạn điền và làm theo những bước sau đây:
- Domain: Điền tên Subdomain.
- Document Root: Bỏ tick chọn tại dòng Share document root.
- Nhấn Submit để thêm.
Tạo subdomain MatBao trên cPanel
Trước khi thêm subdomain, quý khách cần đảm bảo rằng subdomain mà quý khách muốn thêm đã được chỉ định đúng IP của máy chủ. Tiếp theo đó, để tạo một subdomain trên MatBao, bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản quản lý hosting của bạn trên trang web của MatBao.
Bước 2: Tìm và chọn tùy chọn “Create A New Domain” để bắt đầu quy trình thêm domain mới.
Bước 3: Trong trang thêm domain mới, bạn sẽ thấy một biểu mẫu để điền thông tin về domain mới của bạn. Nhập thông tin cho subdomain như sau:
- Subdomain: Nhập subdomain mà bạn muốn tạo, ví dụ: test.matbao.net.
- Chọn không chia sẻ thư mục root với domain chính bằng cách bỏ tích ở phần “Share document root (/home/MainDomain/public_html) with “MainDomain”.”
Bước 4: Sau khi đã điền đầy đủ thông tin, nhấn vào nút “Submit” để hoàn thành quá trình tạo subdomain.
Sau khi hoàn thành các bước trên, subdomain của bạn sẽ được tạo và bạn có thể bắt đầu sử dụng nó trên hosting của mình.
Tạo subdomain PAVietnam trên cPanel
Bước 1: Truy cập vào cPanel hosting của bạn bằng cách sử dụng địa chỉ IP của Linux Hosting và cổng 2083. Ví dụ: https://112.213.99.99:2083. Trong trường hợp, domain của bạn đã được trỏ về thì bạn có thể sử dụng link https://yourdomain.com:2083.
Bước 2: Sau khi đăng nhập vào cPanel, tìm và chọn tùy chọn “Subdomains”.
Bước 3: Trong trang thêm subdomain, bạn sẽ thấy các ô để điền thông tin về subdomain mới của bạn:
- Subdomain: Nhập tên cho subdomain, trong trường hợp này là “pavietnam”.
- Document Root: Đây là đường dẫn đến thư mục mà subdomain sẽ trỏ đến. Mặc định, nó sẽ lấy tên của subdomain và tạo một thư mục tương ứng trong thư mục public_html. Bạn có thể để mặc định hoặc chỉ định một thư mục khác.
Bước 4: Sau khi điền thông tin, nhấn vào nút “Create” hoặc “Tạo” để hoàn thành quá trình tạo subdomain. Sau khi hoàn thành các bước trên, subdomain sẽ được tạo và bạn có thể sử dụng trên hosting của bạn.
Tạo subdomain TenTen trên cPanel
Bước 1: Đăng nhập vào trang quản lý hosting của bạn trên cPanel tại TenTen.
Bước 2: Trong giao diện của cPanel, tìm và chọn mục “Subdomains”.
Bước 3: Trong trang “Subdomains”, bạn sẽ thấy một biểu mẫu để điền thông tin về subdomain mới:
Nhập tên cho subdomain vào ô “Subdomain”. Trong trường hợp này, bạn sẽ nhập “tenten” vào ô này. Chọn tên miền chính hoặc tên miền phụ mà bạn muốn liên kết với subdomain. Trong trường hợp này, tên miền có thể là “haybam.click”.
Bước 4: Sau khi điền đầy đủ thông tin, nhấn vào nút “Create” hoặc “Tạo” để khởi tạo subdomain “tenten.haybam.click”.
Một số lưu ý về subdomain bạn cần phải biết
Bên cạnh những lợi ích thiết thực đã phân tích bên trên thì khi sử dụng subdomain bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Subdomain hoàn toàn miễn phí
Tạo tên miền phụ là hoàn toàn miễn phí, ngoài ra bạn có thể tạo tên miền phụ không giới hạn. Bằng cách tạo bản ghi “*”, bạn có thể thiết lập mặc định để tất cả các tên miền phụ đều trỏ về cùng một địa chỉ IP.
Không giới hạn số lượng subdomain
Thông thường thì các dịch vụ hosting sẽ áp đặt hay giới hạn về số lượng subdomain mà bạn có thể tạo trên cùng 1 domain. Tuy nhiên, việc tạo quá nhiều subdomain có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của trang web, vì vậy hãy cân nhắc kỹ trước tạo và sử dụng subdomain.
Phụ thuộc domain chính
Subdomain luôn phụ thuộc vào domain chính. Điều này có nghĩa là subdomain sẽ kế thừa các cài đặt và tài nguyên từ domain chính, và cũng sẽ chịu ảnh hưởng từ bất kỳ thay đổi nào được áp dụng cho domain chính.
Trong trường hợp domain chính gặp vấn đề, chẳng hạn như việc hết hạn đăng ký tên miền, quá trình cập nhật DNS, hoặc các vấn đề kỹ thuật khác, subdomain cũng sẽ chịu ảnh hưởng tương tự. Điều này có nghĩa là trang web hoặc dịch vụ trên subdomain cũng có thể không khả dụng cho đến khi vấn đề của domain chính được giải quyết.
Độc lập hoạt động
Tuy nhiên, một điểm nổi bật của subdomain là chúng có thể hoạt động độc lập mà không phụ thuộc hoàn toàn vào domain chính. Điều này có nghĩa là trong một số trường hợp, domain có thể vẫn hoạt động bình thường trong khi subdomain chính gặp vấn đề, giúp giảm thiểu tác động đến trải nghiệm người dùng.
Các vấn đề về bảo mật dữ liệu, thông tin
Sở dĩ vì subdomain hoạt động phụ thuộc vào domain chính nên gây một chút bất lợi về bảo mật thông tin. Khi subdomain không được bảo vệ đúng cách, thông tin quan trọng như dữ liệu khách hàng, thông tin đăng nhập, hoặc thông tin quan trọng khác có thể bị đánh cắp. Điều này có thể xảy ra nếu subdomain không được cập nhật phần mềm đầy đủ, hoặc nếu một lỗ hổng bảo mật được tấn công. Các lỗ hổng phổ biến có thể bao gồm các lỗ hổng XSS (Cross-Site Scripting), SQL injection, hoặc các lỗ hổng khác trong mã nguồn hoặc cấu hình.
Subdomain cần được quản lý chặt chẽ tránh bị giả mạo
Ảnh hưởng đầu tiên của việc tạo ra nhiều subdomain khác nhau là khi bạn quyết định bạn hay sang nhượng tên miền cho người khác sử dụng. Nếu một trong những subdomain bị spam, tố cáo thì những tên miền phụ khác sẽ nhanh chóng nằm trong vùng nguy hiểm. Ngoài ra, domain chính của bạn có khả năng bị khai trừ vĩnh viễn nếu tấn công giả mạo xảy ra. Trong trường hợp này để chứng minh bạn không trục lợi bạn cần cung cấp bằng chứng đầy đủ và thực hiện nhiều thủ tục phức tạp kèm theo.
Subdomain cần quản trị và xây dựng nhiều hơn
Khi bạn có nhiều website sẽ đồng nghĩa việc bạn cần bỏ nhiều thời gian kèm công sức cho quá trình xây dựng và quản trị. Song song với lợi ích nhận được là quản trị nhanh chóng, độc lập thì các quản trị viên cũng làm nhiều công việc hơn so với bình thường.
Tuy nhiên, nếu bạn dùng tên miền phụ để làm trang web hỗ trợ thì quá trình xây dựng sẽ đơn giản hơn.
Các tên miền phụ hoạt động giống tên miền gốc
Tất cả các tên miền phụ đều có thể hoạt động tương tự như tên miền chính. Trong trường hợp tên miền gốc gặp vấn đề như hết hạn, bị hủy, hoặc bị khóa, tên miền phụ sẽ không thể hoạt động.
Câu hỏi thường gặp
Một domain chính có thể tạo được bao nhiêu subdomain?
Tôi có thể tạo bao nhiêu subdomain trên một domain? Một domain chính có thể tạo được số lượng subdomain không giới hạn, phụ thuộc vào hạn mức tài nguyên và chính sách của nhà cung cấp dịch vụ hosting hoặc DNS. Tuy nhiên, hãy luôn cân nhắc hạn chế lạm dụng subdomain để gây hại cho website chính.
Khi nào nên dùng subdomain?
1. Ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới
2. Phân loại, tách nhóm đối tượng khách hàng
3. Xây dựng thương hiệu và quảng bá
4. Quản lý nội dung và dữ liệu
5. Tùy chỉnh theo khu vực địa lý, văn hóa
6. Tạo các trang landing page
7. Phát triển các dự án phụ
8. Tích hợp hệ thống và ứng dụng bên thứ ba
9. Tiết kiệm ngân sách, chi phí
Việc sử dụng subdomain có thể mang lại nhiều lợi ích cho các hoạt động kinh doanh và tiếp thị của công ty, đặc biệt là khi cần phân loại, tối ưu hóa, và quản lý các phần khác nhau của trang web hoặc dự án. Tuy nhiên, hạn chế lạm dụng subdomain để đảm bảo tính hiệu quả và nhất quán trong chiến lược tổ chức và tiếp thị.
Lời kết
Subdomain là gì? Một số lưu ý về subdomain và cách tạo subdomain nhanh chóng trên cPanel đều được chia sẻ một cách chi tiết và cụ thể qua bài viết này. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu và phân biệt subdomain chính xác và không bị nhầm lẫn. Chúc các bạn thành công.