Cùng với Redis, Memcached cũng là hệ thống lưu trữ được các lập trình viên sử dụng phổ biến hiện nay. Hệ thống này với cơ chế caching hiệu quả đã mang đến cho người dùng tốc độ truy xuất thông tin nhanh chóng. Để làm rõ hơn về khái niệm Memcached là gì? Mời bạn cùng Vietnix tham khảo qua bài viết sau đây.
Memcached là gì?
Memcached là hệ thống lưu trữ bộ nhớ phân tán mã nguồn mở đặc biệt. Trong Memcached, dữ liệu lưu trữ dưới dạng thức key-value với thông tin lưu trữ là bản sao các đối tượng và dữ liệu được truy cập nhiều lần.
Memcached ban đầu là ứng dụng Linux, nhưng do có tính chất là mã nguồn mở đặc biệt nên Memcached được các lập trình viên phát triển cho hệ điều hành Windows sử dụng.
Memcached có ưu và nhược điểm gì?
Là một hệ thống mã nguồn mở trên hệ điều hành Windows được nhiều người sử dụng hiện nay, Memcached sở hữu nhiều ưu điểm với tốc độ truy xuất nhanh chóng, dễ sử dụng và sở hữu cộng đồng hỗ trợ đông đảo. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn tồn tại một số hạn chế khi so sánh với những hệ thống mới ra đời ngày nay.
Ưu điểm
Những ưu điểm nổi bật của Memcached phải kể đến bao gồm:
- Ở cấp độ nhỏ, Memcached thường được người dùng sử dụng làm nơi lưu trữ dạng dữ liệu dùng để chia sẻ (dạng phổ biến nhất là lưu session). Điều này đem lại sự tiện lợi trong các dạng loadbalancing đơn giản như pound hay nginx. Giờ đây, nhờ có Memcached mà vấn đề persistence session của người dùng đã được giải quyết.
- Ở cấp độ vừa phải, Memcached còn hỗ trợ người dùng giảm thiểu read từ database đối với những dữ liệu có ít thay đổi và cần tính toán nhiều hơn. Đồng thời, Memcached còn được ứng dụng để giải quyết những truy vấn (query) phức tạp và tốn nhiều tài nguyên.
- Ở cấp độ cao hơn, người dùng sử dụng Memcached với mục đích bảo vệ database (chia nhỏ database theo chiều ngang). Tuy nhiên, khi so sánh với việc phân vùng database thì hiệu năng làm việc của Memcached vẫn còn xuất hiện nhiều tranh cãi.
- Ngoài ra, các thể thức của Memcached ngày nay còn được cài đặt trên cả 2 hệ điều hành là Windows và Linux.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm mà Memcached mang đến cho người dùng, hệ thống lưu trữ mã nguồn mở này cũng còn tồn tại một vài điểm hạn chế:
- Memcached không xây dựng cơ chế thẩm định mức độ chính xác cho các dữ liệu thông tin đã lưu trữ. Do đó, Memcached là hệ thống lưu trữ hoàn toàn độc lập và không có bất kỳ liên hệ nào với db.
- Để truy cập vào sử dụng Memcached, buộc người dùng phải tiến hành thuê máy chủ và cài đặt hệ thống này vào máy chủ.
- Dữ liệu lưu trữ sẽ không tự động đồng bộ khi cơ sở dữ liệu thay đổi. Ví dụ, database chứa dữ liệu A và Memcached cũng lưu trữ dữ liệu A tương đồng. Nếu lúc này database thay đổi sang giá trị B thì Memcached vẫn giữ nguyên dữ liệu A ban đầu.
- Người dùng không nên sử dụng Memcached với những dữ liệu mang tính critical. Bởi, nếu trực tiếp viết vào Memcached sẽ khiến database chuyển vào sau đó gặp nhiều nguy hiểm. Ví dụ, Server Memcached đã chết sau khi người dùng không kịp viết từ Memcached vào database.
So sánh Memcached với Redis
Memcached và Redis hiện là 2 công cụ phổ biến có khả năng tăng tốc độ xử lý cũng như giảm lưu lượng mạng truy cập vào database. Tuy nhiên, ở mỗi công cụ lại sở hữu những đặc điểm riêng biệt. Tìm hiểu những điểm giống và khác biệt dưới đây:
Giống nhau
Cả Memcached và Redis đều là hệ thống lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ. Tuy nhiên, hệ thống Memcached xây dựng theo hình thức phi tập trung có tốc độ cao. Còn với hệ thống Redis được xây dựng theo dạng thức key – value.
Ngoài ra, Redis cũng giống với Memcached khi bộ nhớ của hệ thống này còn có thể lưu trữ hầu hết nhiều loại dữ liệu. Đồng thời, Redis cũng có thể thực hiện được các phép toán trên nhiều kiểu dữ liệu. Chẳng hạn như hash table, string, linked list…
Nhìn chung, cả 2 công cụ Memcached và Redis đều sở hữu tốc độ truy xuất cao và hữu dụng khi dùng làm bộ nhớ đệm. Không chỉ vậy, bằng cách cache HTML, query hoặc những thứ có thể cache được còn giúp cho 2 hệ thống này có thể giúp tốc độ website nhanh hơn.
Khác nhau
Mặc dù cả Memcached và Redis đều là hệ thống cung cấp khả năng lưu trữ dữ liệu cho người dùng. Thế nhưng, mỗi hệ thống lại trang bị những thông số kỹ thuật khác nhau nên sẽ đáp ứng cho tùy từng đối tượng người dùng thích hợp. Cụ thể sự khác nhau giữa Memcached và Redis được trình bày qua bảng so sánh sau đây:
Tiêu chí so sánh | Memcached | Redis |
---|---|---|
Về bản chất | Là một hệ thống lưu trữ bộ nhớ đệm (memory caching system). | Là một cơ sở dữ liệu (Database). |
Các phép toán cho dữ liệu ở phía server | Hỗ trợ ít kiểu dữ liệu và ít phép toán hơn Redis. | Hỗ trợ nhiều kiểu dữ liệu và nhiều phép toán hơn Memcached. Hệ thống này có thể cache được những cấu trúc dữ liệu phức tạp hơn Memcached. |
Mức độ hiệu quả khi dùng | Sử dụng kiểu dữ liệu theo dạng thức key – value đơn giản nên hiệu quả sẽ kém hơn Redis. | Sử dụng cấu trúc dạng hash cho hiệu quả sử dụng cao hơn Memcached. Do đó, thích hợp để thiết kế những lưu trữ với kiểu dữ liệu phức tạp. |
So sánh hiệu năng | Được tối ưu để sử dụng cho nhiều core. Có lượng dữ liệu tổng thể vượt trội hơn Redis. | Chỉ sử dụng cho một core duy nhất. Mặc dù hệ thống có cơ chế tối ưu dữ liệu lớn nhưng so ra vẫn kém hơn Memcached. |
Tốc độ đọc/ghi | Tốc độ đọc/ghi nhanh hơn Redis. | Tốc độ đọc/ghi nhanh gần bằng Memcached. |
Backup dữ liệu | Không có cơ chế Backup dữ liệu nếu không sử dụng tool hỗ trợ. | Có cơ chế mặc định Backup dữ liệu vào disk. |
Cách cài đặt và sử dụng memcached trong Windows
Để cài đặt và sử dụng Memcached trong Windows, người dùng có thể tham khảo các bước hướng dẫn chi tiết được Vietnix chia sẻ ở nội dung sau đây:
Cách cài đặt Memcache đơn giản
Tham khảo cách cài đặt Memcache đơn giản theo các bước hướng dẫn sau đây:
- Bước 1: Tải về thiết bị phiên bản Memcached: memcached-win64-1.4.4-14.zip.
//For 64bit system
https://static.runoob.com/download/memcached-win64-1.4.4-14.zip
//For 32bit system
https://static.runoob.com/download/memcached-1.2.6-win32-bin.zip
- Bước 2: Giải nén và sao chép phiên bản vừa tải về vào một thư mục trong ô cứng. Ví dụ: C:\memcached.
- Bước 3: Chọn vị trí lưu Memcached.
- Bước 4: Mở Command Prompt.
- Bước 6: Cài đặt Memcached.
- Sử dụng lệnh “ cd ” để mở thư mục mà bạn đã tìm thấy tệp “ memcached.exe ”:
> cd C:\Users\anuma\Downloads\memcached-win64-1.4.4- 14 \memcached
Sau đó, thực hiện lệnh sau đây để cài đặt Memcached trên hệ thống:
> memcached.exe -d install
- Bước 7: Tiếp tục gõ memcached.exe -d start để bắt đầu khởi động Memcached server. (Lưu ý: Theo như mặc định thì 11211 là cổng port của memcached server).
Thực hiện xong các thao tác trên là bạn đã hoàn tất quá trình cài đặt Memcache vào thiết bị của mình. Lúc này, bạn đã có thể tiến hành sử dụng Memcache để phục vụ cho các mục đích của mình.
Lời kết
Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về Memcached là gì và sự khác nhau giữa hệ thống Memcached và Redis – 2 công cụ đang được dùng phổ biến hiện nay. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hãy nhớ chia sẻ bài viết này nếu thấy nội dung cung cấp hữu ích và thiết thực nhé.