WiFi dual band còn được gọi là WiFi băng tần kép là loại thiết bị thu phát sóng WiFi được sử dụng phổ biến hiện nay, giúp cải thiện tốc độ đường truyền và tình trạng nhiễu sóng. Cùng tôi tìm hiểu chi tiết WiFi dual band là gì và những tính năng hữu ích mà thiết bị này mang lại trong bài viết sau đây.
Wifi dual band là gì?
WiFi Dual Band (còn được gọi là WiFi băng tần kép, bộ định tuyến WiFi băng tần kép) là thiết bị phát tín hiệu không dây đồng thời trên cả 2 băng tần 2.4Ghz và 5Ghz. WiFi Dual Band đảm bảo tốc độ đường truyền dữ liệu ổn định và linh hoạt hơn. Nếu điện thoại di động của bạn và thiết bị router WiFi đều được hỗ trợ dual band thì trong trường hợp điện thoại bạn không thể kết nối đến router qua bằng tần 2.4Ghz (vì một số lý do như nghẽn mạng, nhiều thiết bị truy cập cùng lúc,…), nó sẽ tự động kết nối đến băng tần 5GHZ còn lại.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số công nghệ wifi qua các bài viết sau:
Tìm hiểu cơ chế kết nối của Wifi Dual Band
WiFi dual band cho phép các thiết bị máy tính, điện thoại di động và tivi kết nối linh hoạt giữa hai băng tần 2.4Ghz và 5Ghz. Ở một số router WiFi băng tần kép còn được hỗ trợ tính năng Smart Connect (Band Steering) giúp tự động chuyển kết nối đến thiết bị có băng tần hoạt động với tốc độ mạnh hơn và ít tắc nghẽn hơn. Tính năng Smart Connect chỉ có ở các router đời mới, còn đời cũ chỉ có 2 tùy chọn: 2.4Ghz và 5Ghz. Vì vậy, tùy theo nhu cầu, bạn cần cài đặt chọn băng thông phù hợp bằng phương pháp thủ công.
Các dòng Wifi dual band thông dụng
Selectable dual band wifi
Selectable dual band WiFi cũng bao gồm 2 băng tần là 2.4Ghz và 5Ghz. Tuy nhiên khi sử dụng, thiết bị chỉ có thể chọn một trong hai băng tần này, tùy vào nhu cầu sử dụng:
- Chọn băng tần 2.4Ghz: Nên chọn trong trường hợp khu vực triển khai có nhiều vật cản, yêu cầu kết nối trong phạm vi lớn và nhiều thiết bị kết nối. Tuy vậy, tốc độ truyền tải của băng tần 2.4Ghz không cao, dễ bị nhiễu sóng, gây ảnh hưởng tới chất lượng đường truyền.
- Chọn băng tần 5Ghz: Nên chọn trong trường hợp khu vực triển khai là không gian hẹp như văn phòng hay quán cà phê, khi bạn dùng mạng để chơi game online, xem phim Full HD, 4K chất lượng cao. Băng tần 5Ghz vượt trội hơn 2.4Ghz về tốc độ đường truyền và không bị nhiễu sóng. Tuy nhiên, khả năng xuyên qua các vật cản của băng tần này không tốt và phạm vi phát sóng hẹp.
Dưới đây là bảng so sánh chi tiết về các thông số của băng tần 2.4Ghz và 5Ghz, giúp bạn đưa ra lựa chọn dễ dàng hơn:
Tiêu chí | Băng tần 2.4Ghz | Băng tần 5Ghz |
---|---|---|
Tốc độ mạng | 450 – 600Mbps | 1300Mbps |
Băng thông | Thấp hơn băng tần 5GHz | Cao hơn băng tần 2.4Ghz |
Khả năng xuyên vật cản | Tốt | Kém |
Phạm vi | Xa và rộng | Ngắn và hẹp |
Simultaneous dual band wifi
Simultaneous dual band WiFi là dòng WiFi băng tần kép có thể phát song song cùng lúc cả 2 băng tần 2.4Ghz và 5Ghz, giúp người dùng có thể linh hoạt kết nối và thay đổi băng tần.
Ưu, nhược điểm của wifi băng tần kép
Tốc độ truyền tải mượt mà hơn so với các mạng WiFi băng tần đơn.
Khả năng tương thích cao nhờ khả năng phát sóng đồng thời cả 2 băng tần 2.4Ghz và 5Ghz, nên có thể tương thích với nhiều thiết bị khác nhau, bao gồm cả thiết bị cũ và mới.
Khả năng giảm nhiễu sóng tốt do tích hợp thêm băng tần 5Ghz.
Phạm vi phủ sóng rộng, có thể sử dụng trong các khu vực đông đúc, giúp kết nối mượt mà và cải thiện các trải nghiệm cần tốc độ truyền mạng mạnh.
Hiệu suất vượt trội, cho phép người dùng thực hiện nhiều tác vụ nặng, cần băng thông lớn như chơi game, xem phim Full HD 4K chất lượng cao,… với hình ảnh sắc nét và tốc độ mượt mà.
Giá thành cao hơn so với dòng WiFi single band (WiFi băng tần đơn) do phát sóng trên cả 2 băng tần.
Hạn chế với một số thiết bị không có khả năng tương thích với băng tần 5Ghz, trong một số trường hợp hiệu năng của WiFi băng tần kép sẽ không được sử dụng tối đa.
Cách nhận biết Wifi băng tần kép
Dưới đây là các cách giúp người dùng nhận biết thiết bị WiFi băng tần kép trên thị trường:
- Kiểm tra thông tin hướng dẫn sử dụng hoặc các thông tin sản phẩm trên trang web nhà sản xuất: Để nhận biết thiết bị WiFi băng tần kép, bạn hãy truy cập vào trang web của nhà sản xuất hoặc nền tảng bán hàng. Tại phần thông tin sản phẩm, nhà sản xuất/ nhà bán hàng sẽ để thông tin để bạn nhận biết.
- Kiểm tra thông tin trên các nhãn được dán trên thiết bị: Bạn lật mặt sau của cục WiFi kiểm tra các nhãn được dán trên đó để nhận biết bạn đang dùng WiFi băng tần kép hay băng tần đơn.
- Kiểm tra trong phần cài đặt WiFi: Bạn cần truy cập vào trang web của nhà sản xuất và tìm phần cài đặt WiFi theo địa chỉ IP tương ứng của thiết bị để kiểm tra thông tin của WiFi 2 băng tần.
- Kiểm tra bằng ứng dụng WiFi Analyzer: Bạn cũng có thể nhận biết WiFi dual band bằng cách kiểm tra trên ứng dụng WiFi Analyzer.
Tìm hiểu thêm Wifi 3 băng tần
WiFi 3 băng tần, còn được gọi là WiFi Tri Band – là thiết bị thu phát sóng WiFi không dây có khả năng phát sóng trên 3 băng tần. Bên cạnh 2 băng tần thường thấy là 2.4Ghz và 5Ghz, các dòng thiết bị WiFi 3 băng tần còn có thể phát ra sóng vô tuyến trên băng tần 6Ghz. Tính năng này chỉ áp dụng với các kết nối WiFi chuẩn mới nhất (WiFi 6/ 6E, WiFi 7).
So sánh điểm khác biệt giữa wifi 1 băng tần – Wifi băng tần kép – Wifi 3 băng tần
Tiêu chí | Single band WiFi | Dual band WiFi | Tri band WiFi |
---|---|---|---|
Số băng tần | 1 | 2 | 3 |
Tần số | 2.4Ghz | 2.4Ghz và 5Ghz | 2.4Ghz, 5Ghz và 6Ghz |
Tốc độ mạng | 150 Mbps | 300 – 1,300 Gbps | 1,200 – 4,800 Gbps |
Khả năng tương thích | Hầu hết các bộ thu không dây | Điện thoại thông minh, máy tính bảng, tivi,… có hỗ trợ dual band. | PC, Laptop, máy tính bảng hỗ trợ dual band |
Khả năng đa nhiệm | Yếu | Tốt | Rất tốt |
Số lượng thiết bị kết nối | Bị giới hạn. | Có thể kết nối nhiều thiết bị trên nhiều băng tần. | Có thể kết nối rất nhiều thiết bị trên nhiều băng tần. |
Độ phủ sóng | Phủ sóng tốt trong các khu vực rộng, nhiều vật cản. | Có thể phủ sóng ở mọi khu vực. | Có thể phủ sóng ở mọi khu vực. |
Cách chuyển Wifi 5G sang 2.4G
Các bước chuyển từ WiFi 5G sang 2.4G trên điện thoại
Dưới đây là các bước chuyển WiFi 5G sang 2.4G trên điện thoại:
- Bước 1: Khởi động trình duyệt web.
- Bước 2: Nhập vào thanh tìm kiếm địa chỉ IP của modem WiFi.
- Bước 3: Thực hiện đăng nhập để vào trình quản lý của modem WiFi băng tên người dùng và mật khẩu.
- Bước 4: Chọn phần Băng tần hoặc Băng tần WiFi.
- Bước 5: Vào phần Cài đặt băng tần và tùy chọn 2.4G/ 2.4Ghz để chuyển đổi mạng.
- Bước 6: Lưu cài đặt và khởi động lại modem để áp dụng sự thay đổi.
Cách chuyển WiFi 5G sang 2.4G trên máy tính
- Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Window + X để mở trình Device Manager, rồi chọn vào Network Adapters.
- Bước 2: Sau khi trình duyệt hiện lên, bạn chọn vào Command Prompt rồi mở nó bằng nút Open.
- Bước 3: Nhập lệnh netsh wlan.
- Bước 4: Để có thể nhận diện băng tần đang sử dụng thì dùng lệnh netsh wlan show interfaces.
- Bước 5: Một lần nữa khởi động trình Device Manager bằng tổ hợp phím Window + X, rồi chọn Network Adapters để tìm thiết bị WiFi của bạn.
- Bước 6: Nhấp đúp vào thiết bị mạng của bạn rồi chuyển sang tab Advanced và tìm mục Preferred Band. Chọn vào giá trị tương đương để ưu tiên mạng 2.4Ghz.
- Bước 7: Khởi động lại máy để hoàn thành việc thiết lập.
Câu hỏi thường gặp
Wi-Fi Fi hotspot là gì?
Wi-Fi Hotspot là một công nghệ tích hợp trên điện thoại, cho phép bạn sử dụng dữ liệu di động để phát ra tín hiệu Wi-Fi, giúp các thiết bị khác có thể kết nối và truy cập Internet. Nói một cách đơn giản, Wi-Fi Hotspot biến điện thoại của bạn thành một điểm phát sóng Wi-Fi di động. Vậy bạn chỉ cần điện thoại có kết nối 3G và bật WiFi lên thì những thiết bị xung quanh đều có thể kết nối mạng.
Wi-Fi Fi Direct là gì?
Wi-Fi Direct là một chuẩn Wi-Fi cho phép hai thiết bị kết nối trực tiếp với nhau mà không cần qua nhiều bước cài đặt hay sử dụng bộ định tuyến riêng. Ví dụ, nếu nhà bạn có một chiếc TV hỗ trợ Wi-Fi Direct, TV sẽ tự phát ra tín hiệu Wi-Fi mà không cần kết nối mạng. Các thiết bị như điện thoại, laptop đều có thể kết nối với tín hiệu. Với tính năng này, bạn có thể dễ dàng kết nối hai thiết bị để chiếu hình ảnh, điều khiển, hoặc chia sẻ ảnh và dữ liệu.
Nên sử dụng băng tần nào (2.4 GHz hay 5 GHz) cho các thiết bị khác nhau?
Tùy theo nhu cầu mà bạn nên lựa chọn 2.4Ghz hay 5Ghz. Băng tần 2.4Ghz có ưu điểm là phạm vi rộng, độ tương thích cao, giá rẻ, tuy nhiên tốc độ chậm, nhiễu cao, phù hợp với di động, laptop, máy tính hay IoT. Còn băng tần 5Ghz thì tốc độ nhanh, ít nhiễu nhưng phạm vi hẹp, tương thích thấp, giá cao, thích hợp với di động, Laptop, Smart TV.
Wifi Dual Band có thể loại bỏ hoàn toàn vùng chết Wifi (Wifi dead zones) không?
Wifi Dual Band có thể giúp giảm thiểu và hạn chế vùng chết Wifi (Wifi dead zones) nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn vì hạn chế về sóng vô tuyến, phạm vi phủ sóng tuy rộng nhưng vẫn có hạn chế. Hơn nữa, WiFi dual band có thể giảm nhiễu từ các thiết bị khác hoạt động trên băng tần 2.4 GHz, nhưng vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi các thiết bị sử dụng băng tần 5GHz khác.
Có nên gộp 2 băng tần Wifi?
Việc gộp 2 băng tần Wifi (2.4GHz và 5GHz) có thể mang lại nhiều lợi ích như tăng tốc độ truy cập, giảm nhiễu, mở rộng phạm vi phủ sóng và tăng khả năng tương thích nhiều thiết bị. Tuy nhiên, cũng có một số hạn chế như không tương thích với mọi loại thiết bị, cấu hình và quản lý phức tạp, và chi phí cao.
Lời kết
Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp các câu hỏi về WiFi dual band là gì, cơ chế cũng như ưu – nhược điểm của dòng thiết bị thu phát sóng WiFi này. Hi vọng bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích và lựa chọn được dòng thiết bị WiFi phù hợp với nhu cầu của bản thân và gia đình.