Vendor là thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực cung ứng, logistic. Tuy nhiên trên thực tế, bạn thường xuyên bắt gặp thuật ngữ này trong đời sống hằng ngày. Vậy Vendor là gì? Bài viết sau đây Vietnix sẽ chia sẻ toàn bộ thông tin bạn nên biết về Vendor.
Vendor là gì?
Có thể hiểu đơn giản rằng, Vendor là những cá nhân hay tổ chức nhập hàng hóa trực tiếp từ nhà sản xuất, sau đó bán lại cho khách hàng với một mức giá cụ thể. Cùng nằm trong quy trình cung ứng, Vendor chính là mắt xích cuối cùng đưa sản phẩm, dịch vụ trực tiếp đến tay người tiêu dùng.
Vendor có thể có quy trình bán hàng theo mô hình B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp), B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng) hoặc B2G (doanh nghiệp với chính phủ). Đây là một thuật ngữ trong quy trình quản lý chuỗi cung ứng.
Một ví dụ cho bạn dễ hình dung như sau: Các siêu thị và cửa hàng tiện lợi đều được coi như là một Vendor. Bởi họ nhập hàng hóa trực tiếp từ các đơn vị sản xuất, sau đó bán lại cho người tiêu dùng.
Vị trí của Vendor trong chuỗi cung ứng sản phẩm
Để xác định vị trí của Vendor trong chuỗi cung ứng, bạn cần hiểu cách thức hoạt động của chuỗi cung ứng, vị trí của các thành phần và cách chúng liên quan với nhau. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn trực quan và dễ dàng phân biệt vai trò của từng thành phần.
Sơ đồ chuỗi cung ứng như sau:
Nhà cung cấp (Supplier) > Nhà sản xuất (Manufac-turer) > Nhà phân phối (Distributor) > Nhà cung cấp (Vendor) – Nhà bán lẻ (Seller) > Khách hàng (Customer).
Mô tả công việc của Vendor
Có thể nói, Vendor là một thành phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất và mua bán. Chúng có vai trò vô cùng thiết yếu đối với việc kết nối giữa nhà sản xuất và người dùng. Vậy bạn có băn khoăn về cách thức làm việc của Vendor như thế nào không ?
Nội dung công việc cụ thể của Vendor bao gồm:
- Liệt kê và cân đối các công việc để cung cấp, phân phối sản phẩm đến tay khách hàng.
- Tiết kiệm ngân sách và chi phí đầu tư của mỗi doanh nghiệp.
- Hỗ trợ doanh nghiệp bán thành phẩm, giảm áp lực tìm nguồn cung.
- Hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hoạt động sản xuất, tập trung phát triển sản phẩm.
Như vậy, Vendor có vai trò đảm bảo hoạt động và năng suất làm việc của doanh nghiệp . Đảm bảo những sản phẩm xuất hiện trên thị trường an toàn, chất lượng hoàn hảo. Có thể nói rằng, Vendor có vai trò hỗ trợ và đem đến nguồn lợi nhuận hấp dẫn cho mỗi doanh nghiệp.
Việc hiểu rõ vai trò của Vendor là bước đầu tiên để bạn lựa chọn đối tác phù hợp và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Nếu bạn là Vendor đang tìm kiếm giải pháp lưu trữ web mạnh mẽ và ổn định cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, bạn có thể tham khảo ngay Vietnix.
Tại Vietnix, Web Hosting sẽ là một lựa chọn hoàn toàn phù hợp nếu bạn là một Vendor đang tìm kiếm giải pháp hosting ổn định, hiệu năng cao với chi phí hợp lý nhưng vẫn đầy đủ tính năng cần thiết để vận hành website hiệu quả. Đối với các Vendor có yêu cầu cao hơn về tốc độ và khả năng xử lý, NVMe Hosting với công nghệ ổ cứng NVMe tiên tiến sẽ mang đến hiệu suất vượt trội, đảm bảo website hoạt động mượt mà ngay cả khi có lượng truy cập lớn.
So sánh Vendor và Supplier
Trong một chuỗi cung ứng, bạn thường sẽ thấy hai thuật ngữ Vendor và Supplier được sử dụng khá phổ biến. Hai thuật ngữ trên đều có nhiệm vụ cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, có một sự khác biệt rõ rệt giữa Vendor và Supplier, cụ thể trong bảng dưới đây:
Tiêu chí | Vendor | Suppelier |
---|---|---|
Khái niệm | Là cá nhân, tổ chức nhập hàng của một cá nhân, tổ chức khác và bán lại cho khách hàng | Là cá nhân, tổ chức cung cấp nguyên liệu thô đầu vào cho quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ |
Vị trí trong chuỗi cung ứng | Cuối cùng | Đầu tiên |
Mục tiêu | Bán sản phẩm đã hoàn thiện cho người tiêu dùng | Phục vụ cho quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ |
Số lượng hàng hóa cung cấp | Nhỏ | Lớn |
Đối tượng khách hàng | Bất cứ khách hàng nào có nhu cầu | Chỉ bán cho những đơn vị có giấy phép chứng nhận hay quyền hạn chế biến hàng hóa, sản phẩm |
Mối quan hệ với khách hàng | Có mối quan hệ mua – bán trực tiếp với khách hàng | Không có mối quan hệ nào |
Một số khái niệm dễ gây nhầm lẫn với Vendor
Một số thuật ngữ gây nhầm lẫn với Vendor như Seller hay Supplier. Do đó, bạn hãy chú ý phân biệt rõ ràng nhé.
- Seller: Thuật ngữ này mang ý nghĩa là người bán giống như Vendor. Tuy nhiên, chúng có xu hướng nghiêng về khách hàng cá nhân nhiều hơn.
- Supplier: Giữa Vendor và Supplier, chúng đều mang ý nghĩa cung cấp sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu con người. Nhưng Supplier mang nhiệm vụ cung ứng các nguyên vật liệu cho phục vụ quá trình sản xuất.
Những cách làm tiếp thị đến Vendor hiệu quả
Qua những kiến thức mà Vietnix đã trình bày phía trên, ắt hẳn bạn đã hiểu đôi phần về Vendor. Bây giờ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách tiếp cận đến Vendor dễ dàng và nhanh chóng.
Trước hết, hãy nghiên cứu kỹ càng về thông tin sản phẩm và thương hiệu của Vendor. Khi bạn đã nắm rõ những thông tin của mặt hàng Vendor, thì mới có thể xây dựng chiến lược sản phẩm, xử lý những vấn đề mà Vendor yêu cầu. Từ đó, dần dần hình thành mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa bạn và Vendor. Nếu làm tốt việc này, chứng tỏ bạn đã thành công trong bước đầu tạo sự ấn tượng đối với Vendor.
Bạn cũng có thể áp dụng nhiều chiến lược khác để làm tiếp thị hiệu quả như: Chiến lược marketing, chiến lược giá,…
Sau khi đã tìm hiểu kỹ về sản phẩm, bạn có thể tiếp cận tới Vendor theo các cách sau:
- Cách 1: Tối ưu hóa điểm mạnh sản phẩm
Hãy trưng bày những điểm mạnh của sản phẩm mình, khác biệt so với những thương hiệu khác. Có thể hiểu đơn giản rằng, Vendor tìm kiếm một nguồn hàng mới mẻ, đem lại giá trị cạnh tranh cao. Nếu tự tin có thể đáp ứng được yêu cầu trên, hãy nhanh chóng tiếp cận Vendor càng sớm càng tốt.
- Cách 2: Tham dự các chương trình, hội thảo
Hãy dành thời gian tham gia nhiều hơn vào các chương trình, hội thảo giao lưu giữa các nhà cung ứng, phân phối sản phẩm. Việc này giúp bạn kết nối với nhiều cá nhân có cùng chí hướng kinh doanh, từ đó tạo thành các cơ sở kinh doanh hợp tác lớn. Mặt khác, gặp gỡ nhiều người giúp bạn có thể trao đổi kinh nghiệm tiếp cận Vendor nhanh chóng và dễ dàng.
- Cách 3: Tạo chương trình khuyến mãi, giảm giá
Nhằm thu hút khách hàng đến với thương hiệu của bạn, đặc biệt là về phía Vendor, bạn có thể tạo ra nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá hấp dẫn. Đối với Vendor, hãy giới thiệu những chính sách ưu đãi khi mua hàng hoặc hỗ trợ thanh toán lần đầu. Có như vậy, bạn mới có thể nắm giữ Vendor độc quyền cho riêng mình.
- Cách 4: Chiết khấu hoa hồng
Ngoài ra, bạn có thể chiết khấu tỷ lệ hoa hồng hấp dẫn về phía Vendor. Vốn dĩ Vendor luôn ưu tiên lợi nhuận lên hàng đầu. Vì vậy, hãy thu hút họ bởi mức hoa hồng cao tại chính doanh nghiệp của bạn. Với cách thức trên, chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn sẽ tìm được những nhà cung ứng phù hợp.
Các thành phần khác trong chuỗi cung ứng
Trong chuỗi cung ứng, không chỉ có thành phần là Supplier và Vendor. Chúng ta cùng điểm qua một số thành phần quan trọng như sau:
- Manufacturer: Đây là một tổ chức kinh doanh trực tiếp trao đổi, mua bán các nguyên vật liệu thô từ Supplier. Sau đó, tiến hành chế tác sản phẩm theo một khuôn mẫu định sẵn
- Distributor: Đây là một đơn vị trung gian kết nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.
- Seller: Là những cá nhân cung ứng sản phẩm theo nhu cầu của người dùng.
- Customer: Chính là một cá nhân hoặc doanh nghiệp mua bán hàng hóa, dịch vụ từ những bên cung ứng sản phẩm.
Cách lựa chọn nhà cung cấp phù hợp
Lựa chọn nhà cung cấp chính là một quá trình rất quan trọng trong công việc buôn bán. Do đó, Vietnix sẽ liệt kê một số tiêu chí giúp bạn có thể lựa chọn nhà cung cấp lý tưởng.
Độ tin cậy cao
Đây được coi là yếu tố rất quan trọng khi bạn xem xét và đánh giá mỗi nhà cung cấp. Dĩ nhiên, những doanh nghiệp kinh doanh lâu năm và dày dặn kinh nghiệm thường mang đến độ uy tín cao. Bên cạnh đó, bạn cần nắm rõ về những thông tin liên lạc và phương thức kinh doanh của họ. Từ đó, mới có thể xây dựng sự hợp tác lâu dài giữa bạn và nhà cung cấp.
Giá cả hợp lý
Quá trình kinh doanh có thành công hay không đều nhờ vào giá thành của mỗi sản phẩm. Tùy thuộc vào nền kinh tế thị trường hiện nay, mà mức giá sẽ biến động liên tục. Do đó, hãy thương lượng với nhà cung cấp để đưa ra mức giá hợp lý nhất cho đôi bên.
Chất lượng dịch vụ
Khi tìm được nguồn hàng ưng ý, chớ vội quyết định cùng nhau hợp tác. Thay vào đó, hãy tiến hành xem xét chất lượng dịch vụ cũng như tính ổn định, bền bỉ của sản phẩm. Từ đó, hình thành cơ sở đánh giá nguồn hàng đó có phù hợp với nhu cầu bản thân hay không.
Mặt khác, tỷ lệ hư hỏng của hàng hóa cũng là một tiêu chí không thể bỏ qua. Hãy theo dõi thường xuyên chất lượng hàng hóa trước và sau khi nhập về kho. Hoặc bạn có thể đánh giá chất lượng thông qua quá trình bán và sử dụng hàng ngày.
Chính sách ưu đãi
Dĩ nhiên, khi mua hàng với số lượng lớn, bạn sẽ được hưởng nhiều chính sách hấp dẫn. Có thể kể đến như vận chuyển miễn phí, hỗ trợ đổi thanh toán và đổi trả,… Tuy nhiên, không phải nhà cung cấp nào cũng có những dịch vụ này. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ càng về yếu tố này. Chắc chắn rằng làm việc cùng một doanh nghiệp nhiệt tình tư vấn sẽ đem lại hiệu suất đáng kể.
Lời kết
Như vậy, Vietnix đã giúp bạn tìm hiểu Vendor là gì và những kiến thức liên quan. Vendor đóng vai trò quan trọng trong thị trường cạnh tranh như ngày nay. Do đó, việc tiếp cận với Vendor thật sự là một thử thách đối với mỗi cá nhân. Hy vọng rằng bạn có thể sử dụng những thông tin trên vào công cuộc kinh doanh. Chúc các bạn thành công.