Email Doanh NghiệpSSLFirewall Anti DDoSTối ưu tốc độ website

NỘI DUNG

Banner blog lễ 30.4 và 1.5

UAT là gì? Tổng hợp thông tin về User Acceptance Testing cần biết 2025

Hưng Nguyễn

Đã kiểm duyệt nội dung

Ngày đăng:07/07/2025
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (58 bình chọn)

UAT (User Acceptance Testing) là bước kiểm thử cuối cùng trước khi triển khai hệ thống, giúp xác minh phần mềm có đáp ứng đúng yêu cầu thực tế hay không. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ mục đích, đặc điểm và các thành phần chính trong UAT, cũng như ai là người thực hiện và vai trò của UAT trong mô hình V-Model. Ngoài ra, bạn sẽ được hướng dẫn cách thực hiện UAT hiệu quả, các tiêu chí đánh giá, và những phẩm chất cần có của người tham gia.

banner vps vietnix hỗ trợ n8n

Điểm chính cần nắm

  • UAT là gì?: Giới thiệu khái niệm UAT và vai trò của nó trong quy trình kiểm thử phần mềm.
  • Thành phần chính trong UAT: Trình bày ba yếu tố cốt lõi tạo nên UAT: người dùng, sự chấp nhận và hoạt động kiểm thử.
  • Ai là người thực hiện UAT: Tổng hợp các đối tượng tham gia UAT như người dùng cuối, đại diện nghiệp vụ, khách hàng và PO/BA.
  • Kiểm thử chấp nhận và mô hình V-Model: Mối liên hệ giữa UAT và các giai đoạn phân tích – thiết kế trong mô hình phát triển V-Model.
  • Tiêu chí đánh giá UAT là gì?: Trình bày các tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả và tính thành công của quá trình UAT.
  • Tại sao kiểm thử chấp nhận người dùng UAT lại quan trọng?: Nêu lý do UAT giúp đảm bảo sản phẩm phù hợp nghiệp vụ và sẵn sàng triển khai.
  • Các bước thực hiện UAT: Liệt kê quy trình từng bước từ lập kế hoạch đến tổng kết kết quả UAT.
  • Người thực hiện UAT cần có những phẩm chất gì?: Nêu các tố chất cần thiết như am hiểu nghiệp vụ, cẩn thận và kỹ năng phản hồi.
  • Làm thế nào để thực hiện UAT tốt nhất?: Cung cấp một số nguyên tắc và kinh nghiệm để tối ưu hóa hiệu quả UAT.
  • Vietnix – Giải pháp lưu trữ hiệu suất cao, hỗ trợ triển khai hệ thống ổn định: Giới thiệu giải pháp hạ tầng mạnh mẽ từ Vietnix cho môi trường kiểm thử và vận hành.
  • FAQ: Giải đáp các câu hỏi thường gặp liên quan đến UAT.

UAT là gì?

UAT (viết tắt của User Acceptance Testing) hay kiểm thử chấp nhận của người dùng, là giai đoạn kiểm thử cuối cùng trong quy trình phát triển phần mềm. Đây là bước mà người dùng thực tế hoặc khách hàng sẽ trực tiếp kiểm tra hệ thống để xác nhận rằng phần mềm:

  • Hoạt động đúng theo yêu cầu nghiệp vụ đã đặt ra
  • Đáp ứng mong đợi và mục tiêu ban đầu
  • Sẵn sàng để triển khai chính thức (go-live)
UAT (viết tắt của User Acceptance Testing)
UAT (viết tắt của User Acceptance Testing)

Mục đích của UAT

  • Xác nhận chất lượng của sản phẩm trước khi đưa vào sử dụng
  • Đảm bảo phần mềm phù hợp với thực tế vận hành
  • Phát hiện lỗi nghiệp vụ chưa được QA phát hiện
  • Tạo cơ sở để phê duyệt hoặc yêu cầu chỉnh sửa phần mềm trước khi release

Đặc điểm của giai đoạn UAT

  • Thường được thực hiện sau kiểm thử hệ thống (System Testing)
  • Do người dùng cuối hoặc đại diện nghiệp vụ thực hiện, không phải lập trình viên hay QA
  • Diễn ra ở môi trường kiểm thử riêng biệt, tương đồng với môi trường sản xuất (production)
  • Dựa trên các kịch bản nghiệp vụ cụ thể và tiêu chí chấp nhận rõ ràng (Acceptance Criteria)

Ví dụ thực tế về UAT

Trong một hệ thống quản lý bán hàng, người dùng UAT có thể thực hiện:

  • Tạo đơn hàng mới

  • Kiểm tra quy trình thanh toán và xuất hóa đơn

  • Áp dụng mã giảm giá theo điều kiện

Nếu mọi thao tác đều diễn ra đúng theo yêu cầu thực tế, sản phẩm sẽ được phê duyệt và sẵn sàng để đưa vào sử dụng chính thức.

1. User – Người dùng thực tế

  • User trong UAT là người dùng thực sự của hệ thống, thường là nhân viên, khách hàng, đối tác hoặc đại diện nghiệp vụ của doanh nghiệp.
  • Họ chính là người hiểu rõ nhất quy trình vận hành và mục tiêu sử dụng hệ thống nên có đủ năng lực để xác định phần mềm có phù hợp hay không.
  • Mục tiêu khi đưa User vào UAT là để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu thực tế, không chỉ dừng ở việc “chạy được” về mặt kỹ thuật.

Ví dụ: Trong hệ thống ERP, nhân viên kế toán sẽ tham gia UAT để xác minh các quy trình như lập hóa đơn, đối chiếu công nợ có đúng với thực tế doanh nghiệp hay không.

User – Người dùng thực tế
User – Người dùng thực tế

2. Acceptance – Sự chấp nhận

  • Đây là kết quả cuối cùng mà UAT hướng tới: phê duyệt hoặc từ chối phần mềm dựa trên việc có đáp ứng đầy đủ yêu cầu nghiệp vụ và giá trị sử dụng thực tế hay không.
  • Một phần mềm dù có đúng kỹ thuật, nhưng không mang lại hiệu quả thực tiễn cho doanh nghiệp (ví dụ như không phù hợp quy trình nội bộ, khó sử dụng…) thì vẫn có thể bị từ chối trong UAT.
Acceptance – Su chap nhan 1 scaled
Acceptance – Sự chấp nhận

3. Testing – Kiểm thử

  • Đây là quá trình mà người dùng trực tiếp thao tác và sử dụng hệ thống để phát hiện lỗi, đánh giá tính phù hợp, tính ổn định, và mức độ đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ.
  • Việc kiểm thử giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro, tránh phát sinh lỗi sau khi đưa hệ thống vào sử dụng thực tế – điều này có thể gây mất dữ liệu, gián đoạn vận hành hoặc tốn kém chi phí khắc phục.
Testing – Kiểm thử
Testing – Kiểm thử

Trong giai đoạn UAT, một môi trường kiểm thử ổn định và hiệu năng cao là điều kiện tiên quyết để người dùng có thể đánh giá chính xác tính sẵn sàng của hệ thống trước khi go-live. VPS AMD tại Vietnix cung cấp hạ tầng mạnh mẽ với CPU AMD EPYC, ổ SSD NVMe tốc độ cao và công nghệ ảo hóa tối ưu, giúp hệ thống phản hồi nhanh, hạn chế lỗi phát sinh và đảm bảo quá trình kiểm thử diễn ra liên tục, không gián đoạn. Kết hợp với tường lửa Vietnix Firewall độc quyền, doanh nghiệp có thể kiểm soát và bảo vệ VPS toàn diện trong suốt quá trình UAT. Đây là nền tảng đáng tin cậy để bạn triển khai và kiểm thử hệ thống một cách an toàn, hiệu quả.

img sp vps premium 2

VPS AMD – Tốc độ vượt trội, an toàn kiểm thử UAT

Toàn quyền kiểm soát, bảo mật chủ động từng phiên làm việc

1. Người dùng cuối (End Users)

  • Là nhân viên sử dụng phần mềm hàng ngày trong công việc, ví dụ: nhân viên bán hàng, kế toán, quản lý kho…
  • Họ kiểm tra các chức năng theo quy trình nghiệp vụ thực tế.

2. Đại diện phòng ban nghiệp vụ (Business Users)

  • Là người hiểu rõ yêu cầu và mục tiêu vận hành của hệ thống trong từng lĩnh vực cụ thể (tài chính, nhân sự, sản xuất…).
  • Họ đóng vai trò chính trong việc xác định phần mềm có thực sự phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp hay không.
Ai là người thực hiện UAT
Ai là người thực hiện UAT

3. Khách hàng (Clients)

  • Trong các dự án phần mềm được phát triển theo yêu cầu, bên phía khách hàng có thể cử người đại diện để tham gia kiểm thử và đánh giá.
  • Họ đưa ra phản hồi cuối cùng về việc chấp nhận hay không chấp nhận phần mềm.

4. Product Owner hoặc Business Analyst

  • Business Analyst hỗ trợ người dùng chuẩn bị test case và hướng dẫn thực hiện kiểm thử.
  • Trong mô hình Agile, Product Owner có thể tham gia UAT để đảm bảo phần mềm phù hợp với backlog và yêu cầu ban đầu.
Ai là người thực hiện UAT
Ai là người thực hiện UAT

iconLưu ý

  • Người tham gia UAT cần được đào tạo hoặc hướng dẫn cách sử dụng hệ thống, nếu giao diện còn mới với họ.

  • UAT không phải để kiểm lỗi kỹ thuật, mà để đảm bảo hệ thống đáp ứng đúng quy trình, thao tác và logic nghiệp vụ thực tế.

Kiểm thử chấp nhận và mô hình V-Model

Mô hình V-Model là kiểm thử chấp nhận của người dùng được sử dụng tương ứng với giai đoạn phân tích yêu cầu của vòng đời phát triển. Đây là phần mở rộng của mô hình thác nước và sự kết hợp của giai đoạn thử nghiệm đối với từng giai đoạn phát triển tương ứng.

Đây là một mô hình có tính kỷ luật cao, vận hành nghiêm ngặt, chỉ hoạt động giai đoạn tiếp theo sau khi hoàn thành giai đoạn trước. Đối với V-Model thì công việc test chất lượng sẽ được triển khai ngay từ đầu. Nhìn chung, mô hình V-Model được tạo ra giống như một giải pháp để giải quyết triệt để những nhược điểm còn tồn tại của mô hình thác nước.

Mô hình V-Model đã áp dụng quá trình kiểm thử chạy song song với mỗi bước của quá trình phát triển. Đây thực chất là tổ hợp của vòng đời phát triển phần mềm SDLC ở phía bên trái cùng vòng đời kiểm thử phần mềm STLC tại bên phải.

Kiểm thử chấp nhận và mô hình V-Model
Kiểm thử chấp nhận và mô hình V-Model

Requirement Analysis – Bước phân tích yêu cầu

Đây là tính năng có quá trình tương ứng với System Testing – kiểm thử hệ thống. Tại bước này người dùng có thể kiểm tra tổng quan toàn bộ hệ thống một cách tối đa từ A-Z.

Requirement Analysis – Bước phân tích yêu cầu
Requirement Analysis – Bước phân tích yêu cầu

High Level Design – Bước thiết kế cấp cao

High Level Design có quá trình vận hành tương ứng với Integration Testing – Kiểm thử tích hợp. Tại bước này người dùng có thể check tính kết nối và tương hợp giữa nhiều thành phần chính của phần mềm.

High Level Design
High Level Design

Low Level Design – Bước thiết kế cấp thấp

Tính vận hành của Low Level Design tương đồng với Unit Testing – Kiểm thử  đơn vị. Tại bước này, người dùng có thể dễ dàng kiểm tra tính năng Function của phần mềm/sản phẩm hoặc ứng dụng.

Low Level Design – Bước thiết kế cấp thấp
Low Level Design – Bước thiết kế cấp thấp

Tiêu chí đánh giá UAT là gì?

Mọi yêu cầu của kiểm thử chấp nhận người dùng UAT đều được sử dụng theo sản phẩm phần mềm được phát triển đúng như mọi điều kiện của chủ doanh nghiệp đề ra. Việc lựa chọn chính xác tiêu chí đánh giá sẽ đảm bảo tối ưu tính thành công khi sản phẩm được release, chính vì thế người dùng cần đáp ứng một vài tiêu chí phổ biến như:

  • Sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu trong kinh doanh.
  • Hoàn thiện đầy đủ nhiều mã ứng dụng và thông số kỹ thuật.
  • Hoàn thành những bước kiểm thử đơn vị, kiểm thử tích hợp cùng kiểm thử hệ thống.
  • Sản phẩm không có khuyết điểm nào lớn trước khi thực hiện UAT.
  • Mọi lỗi được tìm thấy thông qua UAT cần được sửa chữa ngay lập tức.
  • Môi trường UAT phải sẵn sàng.
  • Nhà phát triển cần chắc chắn hệ thống, sản phẩm sẽ sẵn sàng thực hiện UAT.
Tiêu chí đánh giá UAT là gì?
Tiêu chí đánh giá UAT là gì?

Tại sao kiểm thử chấp nhận người dùng UAT lại quan trọng?

Đây là câu hỏi của không ít người, bởi lẽ sản phẩm, ứng dụng, phần mềm khi sản xuất và phát triển xét về mặt cơ bản đã hoàn toàn sẵn sàng lúc lên kệ. Tuy nhiên, UAT vẫn được sử dụng vô cùng phổ biến nhờ vào những lý do thiết yếu như:

  • Xác định toàn bộ những chức năng – tính năng chính của sản phẩm về mặt vận hành,… chứ không quá chú trọng vào các button hoặc các trường,…
  • UAT cung cấp 2 loại kiểm thử Alpha và Beta, đảm bảo tính thử nghiệm tại nơi sản xuất phần mềm cùng môi trường thực tế để xác thực đúng giá trị khi vận hành.
  • Cơ hội cuối để phát hiện chính xác những lỗi còn tồn tại trong sản phẩm.
  • Đảm bảo sự hài lòng đúng như mong đợi của khách hàng.
  • Test tính truyền đạt của sản phẩm có truyền đạt được đến với nhà phát triển.
Tại sao kiểm thử chấp nhận người dùng UAT lại quan trọng?
Tại sao kiểm thử chấp nhận người dùng UAT lại quan trọng?

Các bước thực hiện UAT

Để thực hiện quá trình kiểm thử chấp nhận người dùng UAT, người dùng cần được thực hiện tại máy khách. Khi mà các điều kiện cần thiết đã được thoả mãn, lúc này người dùng cần thực hiện những bước như sau:

  • Bước 1: Phân tích rõ ràng về các yêu cầu nghiệp vụ của phần mềm.
  • Bước 2: Tạo ra kế hoạch kiểm tra UAT.
  • Bước 3: Xác định chính xác những kịch bản kiểm thử UAT.
  • Bước 4: Tạo nhiều trường hợp để kiểm tra UAT.
  • Bước 5: Chuẩn bị dữ liệu test – tương ứng với dữ liệu thật nhất.
  • Bước 6: Thực hiện chạy những trường hợp kiểm thử.
  • Bước 7: Ghi chép và xác nhận kết quả.
  • Bước 8: Xác nhận chức năng thuộc về sản phẩm.
Các bước thực hiện UAT
Các bước thực hiện UAT

Người thực hiện UAT cần có những phẩm chất gì?

Trước khi thử nghiệm chấp nhận của người dùng, sản phẩm trải qua các bước thử nghiệm chuyên nghiệp, nhưng mang tính kỹ thuật hơn. Người kiểm tra chấp nhận cần kiểm tra toàn bộ trải nghiệm của họ với sản phẩm. Cuối cùng, các thành viên trong nhóm thử nghiệm sẽ không có cái nhìn khách quan về sản phẩm khi họ đang thử nghiệm chúng. Đây là lý do tại sao môi trường triển khai UAT nằm ngoài môi trường phát triển.

Người thực hiện UAT cần có những phẩm chất gì?
Người thực hiện UAT cần có những phẩm chất gì?

Tester hiểu rất rõ nhu cầu và mục đích tạo ra phần mềm nên có những quan điểm không phù hợp về test, UAT test cũng cần phản hồi của người dùng thật và đưa ra lời khuyên giúp đánh giá sản phẩm là tốt nhất. Người kiểm thử nên suy nghĩ độc lập giống như những người dùng chưa biết hệ thống và hiểu rõ về các yêu cầu hoặc quy trình kinh doanh để chuẩn bị kiểm tra và dữ liệu thực cho doanh nghiệp.

Làm thế nào để thực hiện UAT tốt nhất?

Để giải đáp cho câu hỏi “làm thế nào để thực hiện UAT tốt nhất” của nhiều bạn đọc, lúc này người thực hiện kiểm thử cần đảm bảo những yếu tố quan trọng như dưới đây:

  • Chuẩn bị, sắp xếp kế hoạch kiểm thử chấp nhận người dùng UAT càng sớm càng tốt.
  • Đặt kỳ vọng và xác định chính xác mục tiêu cùng phạm vi của UAT.
  • Thực hiện kiểm thử thông qua những kịch bản và dữ liệu thực tế.
  • Cần có cái nhìn khách quan của người sử dụng.
  • Tiến hành test khả năng sử dụng.
  • Tổng hợp và báo cáo kết quả trước khi quyết định release sản phẩm.
  • Thực hiện Pre-UAT tại giai đoạn kiểm thử chất lượng hệ thống.
  • Cần có quá trình phản hồi chi tiết trước khi kết thúc UAT và chuyển sang giai đoạn sử dụng thực.

Vietnix – Giải pháp lưu trữ hiệu suất cao, hỗ trợ triển khai hệ thống ổn định

Khi bước vào giai đoạn UAT – nơi người dùng đánh giá tính sẵn sàng của hệ thống trước khi đưa vào hoạt động chính thức – việc lựa chọn hạ tầng lưu trữ mạnh mẽ, ổn định và bảo mật là điều không thể thiếu. Dịch vụ hostingVPS hiệu suất cao tại Vietnix giúp hệ thống của bạn luôn vận hành trơn tru, đảm bảo tốc độ phản hồi nhanh, giảm thiểu gián đoạn trong quá trình kiểm thử.

Với hệ thống máy chủ hiện đại, sử dụng công nghệ ảo hóa tiên tiếnđội ngũ kỹ thuật túc trực 24/7, Vietnix cam kết mang lại trải nghiệm ổn định, an toàn và hiệu quả cho cả môi trường UAT và vận hành thực tế.

Thông tin liên hệ:

  • Website: https://vietnix.vn/
  • Hotline: 1800 1093
  • Email: sales@vietnix.com.vn
  • Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường Bảy Hiền, Thành Phố Hồ Chí Minh

Câu hỏi thường gặp

Sự khác nhau giữa QA và UAT là gì?

QA và UAT thường bị nhầm lẫn với nhau vì cả hai đều liên quan đến kiểm thử. Tuy nhiên, họ có những mục tiêu khác nhau. Sự khác biệt là QA nhằm mục đích cung cấp phần mềm không có lỗi, trong khi UAT đảm bảo rằng người dùng có được những gì họ muốn. Nhóm QA đã sắp xếp hợp lý các quy trình để làm cho UAT thân thiện hơn với khách hàng.

UAT khác gì so với kiểm thử hệ thống (System Testing)?

UAT do người dùng thực hiện để xác nhận nghiệp vụ, còn System Testing do QA thực hiện để xác minh tính đúng đắn của chức năng theo tài liệu thiết kế.

SIT và UAT khác nhau như thế nào?

SIT (System Integration Testing) kiểm thử tích hợp giữa các module hệ thống, còn UAT kiểm tra toàn bộ hệ thống dưới góc nhìn người dùng trước khi triển khai thực tế.

UAT có cần tài liệu test case không?

Có. Dù không kỹ thuật như QA, nhưng người dùng cần có kịch bản kiểm thử để đảm bảo kiểm tra đúng nội dung nghiệp vụ cần xác nhận.

Tại sao doanh nghiệp Việt Nam thường bỏ qua giai đoạn UAT?

Do hạn chế về thời gian, ngân sách hoặc thiếu hiểu biết về quy trình kiểm thử, nhiều dự án chỉ kiểm tra nội bộ QA và bỏ qua UAT, dẫn đến rủi ro sau khi triển khai.

Trong một dự án Agile, UAT được thực hiện khi nào?

Trong Agile, UAT thường diễn ra sau mỗi sprint hoặc ở cuối release. Người dùng sẽ xác nhận từng tính năng hoặc nhóm chức năng đã hoàn thành.

Vai trò của đội QA trong UAT là gì?

QA hỗ trợ tạo môi trường UAT, hướng dẫn người dùng, theo dõi lỗi được báo và ghi nhận kết quả kiểm thử – nhưng không đưa ra quyết định chấp nhận hệ thống.

UAT có phù hợp cho sản phẩm MVP không?

Có. Dù quy mô nhỏ, MVP vẫn nên có UAT để đảm bảo tính năng tối thiểu đáp ứng đúng mong đợi người dùng mục tiêu.

Lời kết

Thực hiện UAT đúng cách giúp doanh nghiệp giảm rủi ro, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và đúng nhu cầu trước khi đưa vào sử dụng thực tế. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình UAT, vai trò của người dùng hay cách tổ chức kiểm thử hiệu quả, đừng ngần ngại để lại câu hỏi. Mình luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn hiểu rõ và áp dụng UAT một cách bài bản. Hãy đảm bảo phần mềm của bạn được kiểm duyệt kỹ lưỡng trước khi go-live.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết

icon 1 sao

Thất vọng

icon 2 sao

Chưa hữu ích

icon 3 sao

Bình thường

icon 4 sao

Hữu ích

icon 5 sao

Rất hữu ích

Hưng Nguyễn

Co-Founder
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Icon tab

MAXSPEED HOSTING

TĂNG TỐC WEBSITE TOÀN DIỆN

CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN

Vector

PHẦN CỨNG MẠNH MẼ

Vector

HỖ TRỢ 24/7

Vector
ĐĂNG KÝ NGAYGroup icon
khuyến mãi tháng 7
Nhanh tay, số lượng có hạn!
23/06/2025 - 31/07/2025
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

icon popup single post

CẢM ƠN BẠN ĐÃ ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Vietnix sẽ luôn cố gắng cải thiện chất lượng dịch vụ mỗi ngày

ĐÓNG

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết

icon 1 sao

Thất vọng

icon 2 sao

Chưa hữu ích

icon 3 sao

Bình thường

icon 4 sao

Hữu ích

icon 5 sao

Rất hữu ích

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG