Tên miền nhạy cảm thường dùng riêng cho các nội dung mang tính người lớn hoặc thuộc về chính trị. Khi sử dụng tên miền này buộc chủ sở hữu phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt của pháp luật. Vậy tên miền nhạy cảm là gì? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu về khái niệm và cách đăng ký tên miền nhạy cảm qua bài viết sau đây.
Tên miền nhạy cảm là gì?
Tên miền nhạy cảm là các tên miền có chứa từ khóa dễ gây tranh cãi, chuyên dùng để nói về các nội dung liên quan đến vấn đề nhạy cảm như: chính trị, tôn giáo, văn hóa,… nhằm gây sự chú ý trong việc phát tán thông tin sai lệch đến người đọc.
Các tội phạm mạng thường dựa vào loại tên miền này với mục đích tấn công, lừa đảo và chúng dần trở thành mối đe dọa với người dùng. Tuy nhiên, pháp luật đã quy định rằng việc sử dụng tên miền nhạy cảm cần phải tuân theo đầy đủ các quy định nghiêm ngặt của Nhà Nước, nên sẽ rất khó sử dụng. Nếu doanh nghiệp sử dụng tên miền này mà không được sự đồng ý từ Nhà Nước sẽ rất dễ dính án phạt hành chính, hoặc thậm chí là án tù.
Tại sao lại có tên miền nhạy cảm?
Tên miền nhạy cảm có liên quan đến các lĩnh vực như: bạo lực, giới tính, quân sự, chính trị,…Vì vậy, tên miền nhạy cảm tồn tại bởi một số lý và cần áp dụng quy định khi dùng.
- Vấn đề an ninh mạng được đảm bảo: Một số tên miền có liên quan đến hệ thống an ninh mạng, gây nguy hiểm cho người dùng. Vì thế, các tên miền này cần được khắc chế bởi pháp luật để xác định rằng chúng an toàn.
- Tuân thủ các quy định của Nhà Nước: Một số quốc gia yêu cầu các tên miền nằm trong lĩnh vực nhạy cảm cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Nhà Nước. Việc này giúp giảm các rủi ro liên quan đến quyền lợi của xã hội, tổ chức hoặc cá nhân.
- Giúp ngăn chặn đánh cắp dữ liệu cá nhân và lừa đảo: Một số hacker sẽ lợi dụng tên miền nhạy cảm để chiếm đoạt tài sản hoặc lừa đảo người kết nối với các đường dẫn này. Để tránh việc đánh cắp dữ liệu diễn ra, tổ chức VNNIC và cơ quan Nhà Nước đã và đang hướng dẫn doanh nghiệp, cá nhân cách đăng ký và sử dụng tên miền này theo cách tốt nhất.
- Bảo vệ cộng đồng và người dùng: Việc quản lý và kiểm soát tên miền nhạy cảm, ngăn chặn các tên miền có nội dung bạo lực, phân biệt chủng tộc,… giúp bảo vệ trẻ em hoặc những người dùng dễ bị tổn thương bởi các thông tin xúc phạm hoặc gây hại đến họ.
- Duy trì an ninh xã hội và giữ vững quy chuẩn đạo đức: Kiểm soát tên miền nhạy cảm giúp hạn chế các từ ngữ hoặc nội dung gây ảnh hưởng tiêu cực hoặc xung đột trong cộng đồng. Nhờ đó chuẩn mực đạo đức và an ninh xã hội luôn được bảo vệ.
- Hạn chế những hành vi bất hợp pháp: Quản lý tên miền nhạy cảm giúp ngăn chặn các tên miền được dùng để quảng cáo các hoạt động trái phép như: đánh bạc, buôn người, truyền tải nội dung đồi trụy,… đồng thời giảm thiểu tối đa các tội phạm mạng.
- Giúp phát triển môi trường Internet an toàn, lành mạnh: Kiểm soát tên miền nhạy cảm là sự nỗ lực, đóng góp chung của mọi người, nhằm mang đến một không gian Internet hỗ trợ giáo dục lành mạnh, tạo văn hóa giao tiếp văn minh và tích cực.
- Liên quan đến lịch sử và các giai đoạn phát triển của Internet: Khái niệm về tên miền nhạy cảm đi cùng với sự phát triển của Internet khi không gian này ngày một mở rộng, tăng tự do và còn hạn chế về mặt kiểm soát. Vì vậy, chính phủ quyết định ban hành quy định về việc quản lý tên miền nhạy cảm nhằm bảo vệ không gian mạng.
- Bảo vệ uy tín và quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân và tổ chức: Tên miền nhạy cảm chứa từ ngữ thô tục gây xúc phạm đến cá nhân, tổ chức gây ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu của các chủ thề này. Vì thế, cần có sự quản lý nghiêm ngặt các tên miền này để các chủ thể trên không bị ảnh hưởng.
- Tuân thủ chính sách quốc tế và quy định Nhà Nước: Nhiều tổ chức quốc tế đã quyết định ban hành các chính sách chung để kiểm soát tên miền nhạy cảm và các nội dung trực tuyến, nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia luôn và bảo vệ chuẩn mực toàn cấu về quản lý mạng Internet.
Hạn chế của tên miền nhạy cảm
Tuy tên miền nhạy cảm thường dùng để kiểm soát hoặc ngăn chặn các kết nối trực tuyến trái phép, song chúng vẫn còn một số hạn chế cần lưu ý:
- Không có hiệu quả tốt: Các tên miền nhạy cảm còn xuất hiện rất nhiều nên có thể cơ quan chức trách chưa kịp thời phát hiện và xử lý.
- Quá trình xác định tính nhạy cảm còn gặp nhiều khó khăn: Đánh giá tính nhạy cảm của một tên miền vẫn còn bị xem là mâu thuẫn và mang tính chủ quan.
- Là thách thức lớn trong việc áp dụng quy định nghiêm ngặt toàn quốc: Mạng internet là một hệ thống chung cho toàn cầu, tuy nhiên việc kiểm soát tên miền nhạy cảm còn tùy thuộc vào quy định của mỗi quốc gia khác nhau. Vì thế, điều này gây ra lỗ hổng cho việc quản lý các tên miền nhạy cảm.
- Rủi ro vi phạm luật về quyền tự do ngôn luận: Một số người dùng cho rằng việc áp dụng quy định chặt chẽ và quản lý nghiêm ngặt tên miền nhạy cảm khiến họ cảm thấy quyền tự do ngôn luận trên mạng bị mất đi.
- “Lách” luật bằng phương pháp thay thế: Vì tên miền nhạy cảm luôn được pháp luật kiểm soát cẩn thận, nên một số tổ chức, cá nhân đã dùng tên miền phụ (subdomain) để “lách luật”.
- Phụ thuộc vào quyết định của ban quản lý tên miền: Các quy định về cách kiểm soát tên miền nhạy cảm đều do các bên quản lý tên miền đề ra. Do đó, sự đối phó với các vấn đề nhạy cảm trên Internet không đạt được sự thống nhất giữa các nước, dẫn đến việc quản lý tên miền trên toàn cầu cũng bị ảnh hưởng.
- Hạn chế về nội dung: Tên miền nhạy cảm sẽ kiểm duyệt và ngăn chặn tuyệt đối các nội dung đồi trụy, tuyên truyền về đánh bạc, lừa đảo, kích động liên quan đến chính trị, tôn giáo, lan tin xấu đến quốc gia,…
- Uy tín gặp nhiều rủi ro: Người dùng thường có cảm giác e ngại và có xu hướng không truy cập vào các website có tên miền nhạy cảm.
- Thủ tục đăng ký tên miền không đơn giản: Doanh nghiệp hay cá nhân cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm: bảng khai đăng ký tên miền hợp pháp, ảnh chụp 2 mặt CCCD hoặc hộ chiếu của chủ thể, nộp đầy đủ các giấy tờ có liên quan, bản cam kết phải ghi rõ mục đích sử dụng tên miền.
- Chính phủ sẽ giám sát và quản lý tên miền chặt chẽ: Nhà chức trách có thể yêu cầu kiểm tra nội dung định kỳ trên website, đình chỉ nếu phát hiện có sai phạm, có quyền yêu cầu chủ sở hữu tên miền báo cáo nội dung đăng tải bất chợt.
- Quảng bá khó khăn: Tên miền nhạy cảm còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp thị bởi cần thỏa điều kiện cho phép của các nền tảng khác.
- Vấn đề tranh chấp và pháp lý phức tạp: Các cá nhân hoặc tổ chức khác có quyền khiếu nại về nội dung gây ảnh hưởng đến họ, kiện tụng liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu và bị hủy bỏ tên miền nếu vi phạm quy định đã đề ra.
- Quyền chuyển nhượng và sở hữu còn bị hạn chế: Phải có sự đồng ý từ cơ quan quản lý thì việc chuyển nhượng tên miền nhạy cảm giữa các bên mới hoàn thành. Đồng thời, chủ sở hữu tên miền chấp nhận các quy định rõ ràng về nghĩa vụ và quyền của người sở hữu tên miền.
Cách đăng ký tên miền nhạy cảm
Tuy việc sử dụng, đăng ký tên miền nhạy cảm tương đối khó khăn nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể đăng ký được, chỉ cần tuân thủ quy trình đăng ký tên miền theo quy định pháp luật. Để hoàn thiện quy trình đăng ký này cần 02 bước như sau:
Bước 1: Hồ sơ đăng ký tên miền
Hồ sơ đăng ký tên miền sẽ bao gồm: hồ sơ cá nhân hoặc hồ sơ tổ chức. Các yêu cầu và giấy tờ triển khai đối với các cá nhân và tổ chức cũng khác nhau, bạn hãy theo dõi bên dưới.
Hồ sơ đăng ký đối với cá nhân:
- Bản khai đăng ký tên miền của người thực hiện (chủ thể) xác nhận.
- Chủ thể cần cung cấp Căn cước công dân/Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân còn hiệu lực công chứng.
- Giấy cam kết và hồ sơ giải trình tên miền có chứa từ khóa nhạy cảm đã được chủ thể xác nhận.
Hồ sơ đăng ký đối với tổ chức:
- Bản khai đăng ký tên của người thực hiện (tổ chức/doanh nghiệp).
- Giấy giải trình và cam kết của tên miền có chứa từ khóa nhạy cảm đã được doanh nghiệp xác nhận.
Bước 2: Thao tác đăng ký tên miền nhạy cảm
Quy trình thực hiện đăng ký tên miền nhạy cảm rất đơn giản chỉ với 03 bước sau:
- Doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân lựa chọn dịch vụ hosting và chọn thêm VPS nếu cần.
- Thực hiện thanh toán bằng cách làm theo hướng dẫn của hệ thống và chọn phương thức thuận tiện nhất cho người dùng.
- Người dùng tiến hành xác nhận thông tin qua email mà hệ thống đã gửi.
Mọi người cũng xem:
- Tên miền nguy hiểm là gì? Cách nhận biết và ngăn chặn, phòng tránh tên miền nguy hiểm
- Tên miền hết hạn bao lâu thì mua lại được? Cách săn tên miền hết hạn chất lượng
- Backorder Domain là gì? Cách đặt và sử dụng dịch vụ giữ chỗ tên miền ở đâu uy tín
- Tên miền lừa đảo là gì? Cách phòng chống lừa đảo mới nhất
Kết luận
Bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về tên miền nhạy cảm, những hạn chế và cách thức đăng ký tên miền này nếu bạn có nhu cầu. Tuy nhiên, không phải tên miền nhạy cảm nào cũng có quy trình đăng ký đơn giản, dễ dàng, nên người dùng cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định. Vietnix hy vọng các thông tin trong bài viết trên sẽ thực sự hữu ích với bạn đọc!