Sự ra đời của ổ cứng SSD đã thay thế công nghệ ổ cứng truyền thống (HDD) với hàng loạt ưu điểm vượt trội về hiệu suất và độ bền. Vậy, SSD là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan nhất về ổ cứng SSD và lý do tại sao bạn nên sử dụng ổ cứng SSD cho thiết bị của mình.
Ổ cứng SSD là gì?
Ổ cứng SSD (Solid State Drive) là một loại thiết bị lưu trữ dữ liệu sử dụng bộ nhớ flash trạng thái rắn, cho phép lưu trữ thông tin, dữ liệu liên tục mà không cần các bộ phận cơ học như ổ cứng HDD truyền thống. Điều này mang đến khả năng tối ưu tốc độ truy xuất dữ liệu, hiệu suất, độ an toàn, nhiệt độ và điện năng tiêu thụ của SSD so với HDD.
Từ 1970 – 1980, SSD đã được các công ty như IBM, Amdahl và Cray phát triển, nhưng vì giá thành quá cao nên không được biết đến và sử dụng rộng rãi. Cho đến 1978, mẫu SSD của Storage đã ra đời và đặt cột mốc phát triển cho công nghệ ổ cứng này.
Càng về sau, SSD lại càng được cải tiến để tối ưu giá thành mà vẫn đáp ứng tốt nhu cầu người dùng. Cho đến hiện tại, SSD đã trở thành lựa chọn phổ biến của đa số người dùng bởi hàng loạt ưu điểm nổi bật, bao gồm dung lượng khủng lên đến 100TB cùng các công nghệ tiên tiến giúp tối ưu hiệu suất và độ bền cho sản phẩm.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số thiết bị máy tính khác qua các bài viết sau:
Các loại, chuẩn SSD phổ biến
Dưới đây là một số chuẩn SSD được sử dụng phổ biến hiện nay:
Chuẩn SSD | Mô tả |
---|---|
SSD 2.5 SATA | – Kích thước và chuẩn cắm giống HDD trên laptop. – Giá cả phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. |
SSD m (mSATA và mPCle) | – Thiết kế nhỏ gọn với cổng SATA thu nhỏ, thường thấy trên các dòng laptop nhỏ gọn hiện nay. – Cổng mSATA và mPCle khá giống nhau, nhưng chúng không thể thay thế cho nhau. |
SSD M.2 (M.2 SATA và M.2 PCle) | – Kích thước nhỏ gọn, tốc độ xử lý nhanh chóng. – Được sử dụng cho hầu hết các dòng laptop tiên tiến hiện nay. |
Cách thức hoạt động của ổ cứng SSD
Ổ cứng SSD hoạt động dựa trên nguyên lý sau:
- Cấu trúc lưu trữ: Ổ cứng SSD sử dụng các ô nhớ (cell) để gửi và nhận dữ liệu. Trong đó, các ô nhớ sẽ được chia thành nhiều page có kích thước từ 2 – 16 KB, nhiều page hợp lại thành một block.
- Ghi dữ liệu: SSD không thể ghi đè trực tiếp lên từng page như HDD, mà chỉ có thể ghi lên các page trống trong một block.
- Xóa dữ liệu: Toàn bộ block chứa các page được xem là không còn sử dụng nữa sẽ bị xóa và dữ liệu của block đó sẽ được lưu tạm thời vào trong bộ nhớ. Sau đó, dữ liệu hợp lệ sẽ được ghi lại từ bộ nhớ vào block và để trống các page không sử dụng.
Công dụng ổ cứng SSD
Dưới đây là một số công dụng chính của ổ cứng SSD:
- Công nghệ lưu trữ dữ liệu lâu dài: Ổ cứng SSD sử dụng bộ nhớ Flash nên có thể lưu trữ dữ liệu lâu dài và hạn chế trường hợp mất mát dữ liệu ngay cả khi máy bị ngắt điện đột ngột.
- Gửi và nhận dữ liệu nhanh chóng: Ổ cứng SSD gửi và nhận dữ liệu thông qua các ô điện thay vì những thành phần cơ học như HDD nên có thể truy cập dữ liệu ngay lập tức và phản hồi nhanh chóng.
- Quản lý dữ liệu hiệu quả: Thông qua cơ chế xóa dữ liệu ở trên, ổ cứng SSD giúp bạn quản lý dữ liệu hiệu quả, đồng thời tiết kiệm dung lượng và nâng cao tuổi thọ, độ bền cho thiết bị trong suốt thời gian sử dụng.
Ưu, nhược điểm của ổ cứng SSD
Truy xuất dữ liệu nhanh chóng.
Giảm thời gian chờ, nâng cao hiệu suất làm việc.
Khởi động nhanh, nạp và chạy tốc độ cao.
Bảo vệ dữ liệu an toàn và ít hư hỏng.
Hoạt động ổn định, giảm tiếng ồn.
Tiết kiệm năng lượng và tản nhiệt hiệu quả.
Băng thông lớn, mang đến khả năng làm việc vượt trội.
Chống va đập, chống sốc hiệu quả.
Giá cao gấp nhiều lần so với HDD, thường dao động từ 4 – 6 triệu đồng.
So sánh ổ cứng SSD và HDD
Tiêu chí | SSD | HDD |
---|---|---|
Kích thước | Kích thước chuẩn là 2.5inch, dày khoảng 7mm. | Kích thước 1.8 – 3.5 inch, dày khoảng 9.5mm. |
Tốc độ đọc/ ghi | Nhanh, có thể lên đến 3500 MB/s | Chậm, thường chỉ dưới 100 MB/s |
Tiếng ồn | Không gây tiếng ồn vì không có bộ phận chuyển động. | Có tiếng ồn vì lưu trữ dữ liệu thông qua cơ chế cơ học. |
Độ bền | Độ bền cao hơn | Độ bền thấp hơn |
Nhiệt độ | Chịu được khoảng nhiệt từ 0 -70 độ C | Chịu được khoảng nhiệt từ 5 – 55 độ C |
Điện năng tiêu thụ | Tiêu thụ điện năng ít hơn | Tiêu thụ nhiều điện năng hơn gấp 4 lần SSD. |
Sự phân mảnh | Không gây ảnh hưởng đến tốc độ đọc ghi dữ liệu của ổ cứng. | Gây ảnh hưởng đến tốc độ đọc ghi dữ liệu của ổ cứng. |
Mức độ phổ biến | Ít phổ biến hơn. | Phổ biến hơn. |
Giá thành | Giá cao hơn gấp 2 -3 lần ổ cứng HDD. | Giá thấp hơn ổ cứng SSD. |
Cách kiểm tra máy tính sử dụng SSD hay HDD
Để biết máy tính đang sử dụng ổ cứng SSD hay HDD, bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Đầu tiên, hãy truy cập vào Start rồi nhập từ khóa Defragment and Optimize Drive tại ô tìm kiếm.
Bước 2: Sau đó, cửa sổ Defragment sẽ xuất hiện. Lúc này, bạn chỉ cần nhìn vào Media Type, máy đang sử dụng SSD sẽ hiển thị Solid State Drive, ngược lại HDD là Hard Disk Drive.
Những lưu ý khi chọn ổ cứng SSD
- Kiểm tra chuẩn kết nối của thiết bị: Trước khi mua ổ cứng SSD, bạn cần xác định chuẩn kết nối mà thiết bị bạn hỗ trợ, chẳng hạn như SATA, M2 hay PCIe. Điều này đảm bảo rằng ổ cứng SSD mà bạn mua sẽ tương thích với thiết bị của bạn.
- Dung lượng lưu trữ của ổ cứng: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại ổ cứng SSD với dung lượng lưu trữ khác nhau như 128GB, 256GB, 512GB, 1TB. Hãy tìm hiểu và lựa chọn dung lượng phù hợp – nhất là đối với các dòng máy tính chỉ có thể lắp 1 ổ cứng duy nhất.
- Thiết kế của ổ cứng: Điều này thường không quá quan trọng vì hầu hết các ổ cứng SSD đều khá giống nhau và được lắp đặt sâu trong máy nên người dùng sẽ không thể thấy chúng. Hay nói đúng hơn là việc lắp đặt ổ cứng SSD không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của thiết bị máy tính.
- Độ bền và tốc độ của ổ cứng SSD: Tốc độ và độ bền của ổ cứng SSD thường sẽ được quyết định bởi thương hiệu và giá thành. Giá càng cao, thương hiệu càng uy tín thì chất lượng ổ cứng sẽ cần tốt. Ngoài ra, đừng quên đọc kỹ các thông số quan trọng để mua được sản phẩm phù hợp nhất.
- Giá thành và thương hiệu: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại SSD với giá cả vô cùng đa dạng. Vì thế, bạn có thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm có mức giá tương ứng với ngân sách của mình. Ngoài ra, hãy ưu tiên chọn mua ổ cứng SSD đến từ các thương hiệu uy tín như Intel, Sandisk, Samsung, Kingston… để đảm bảo chất lượng và độ bền của sản phẩm.
Câu hỏi thường gặp
Những thương hiệu nào bán ổ cứng SSD uy tín?
Một số thương hiệu bán ổ cứng SSD uy tín mà bạn có thể tham khảo và chọn mua là Intel, Seagate, Kingston, SamSung,…
Giá thành của ổ cứng SSD có cao không?
So với ổ cứng thông thường, ổ cứng SSD có giá khá cao, tùy thuộc vào thương hiệu và dung lượng lưu trữ mà thường dao động từ 500.000 – 2.000.000 VND.
SSD và HDD là gì?
SSD là ổ đĩa thể rắn hoạt động dựa trên bộ nhớ flash điện tĩnh, còn HDD là ổ đĩa cứng sử dụng bộ phận cơ học để lưu trữ và truy xuất dữ liệu. Hiện nay, ổ đĩa SSD được ưa chuộng hơn HDD bởi hàng loạt ưu điểm như: tốc độ đọc ghi nhanh chóng, không có tiếng ồn, chịu nhiệt, chống sốc tốt, hiệu năng cao và độ bền lớn.
Giá ổ cứng SSD cho laptop?
Ổ cứng SSD cho laptop thường có giá dao động từ 1.000.000 – 3.000.000 tùy thuộc vào thương hiệu và dung lượng lưu trữ.
Ổ SSD là ổ C hay D?
Ổ SSD có thể là ổ C nếu chứa hệ điều hành, hoặc là ổ D (hoặc một ký tự khác) nếu được sử dụng làm ổ phụ. Nói tóm lại, việc gán ký tự ổ đĩa sẽ phụ thuộc vào cách bạn cấu hình và cài đặt hệ thống máy tính.
SSD bao nhiêu là đủ?
Tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn có thể xác định dung lượng SSD tương ứng, chẳng hạn như:
– Phục vụ cho mục đích giải trí: 128GB
– Học sinh, sinh viên xử lý tác vụ đơn giản: 128GB.
– Nhân viên văn phòng: 128 – 256GB.
– Nhân viên thiết kế: Từ 512GB trở lên.
– Game thủ: Từ 500MB trở lên, hoặc tốt nhất là 1TB.
Lời kết
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ ổ cứng SSD là gì và cách lựa chọn ổ cứng SSD phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng. Nếu cảm thấy nội dung trên hữu ích, đừng quên chia sẻ bài viết và đón đọc các nội dung tiếp theo từ Vietnix.