DDoS hay Tấn công từ chối dịch vụ là một trong những mối nguy lớn nhất cho các doanh nghiệp online với tần suất tấn công DDoS đã tăng đến hơn 2,5 lần chỉ trong vòng 3 năm qua. Do đó, phần mềm chống DDoS được thiết kế để phát hiện, phân tích và ngăn chặn các lưu lượng truy cập độc hại từ các cuộc tấn công này, giữ cho website của bạn luôn an toàn. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ tới bạn danh sách 8 phần mềm chống DDoS tốt nhất hiện nay.
Những điểm chính
- Giới thiệu 8 phần mềm chống DDoS tốt nhất hiện nay: Mình sẽ giới thiệu ngắn gọn về ưu – nhược điểm của 8 phần mềm chống DDoS bao gồm Firewall Anti DDoS Vietnix, SolarWinds Security Event Manager, Sucuri Website Firewall, Azure DDoS Protection, Link11, Cloudflare, AWS Shield, Akamai Prolexic Routed.
- Gợi ý lựa chọn phần mềm: Đưa ra một số gợi ý dựa trên quy mô doanh nghiệp, ngân sách và hệ sinh thái đang sử dụng.
- Biết đến Vietnix là nhà cung cấp dịch vụ Firewall Anti DDoS chuyên nghiệp tại thị trường Việt Nam.
1. Firewall Anti DDoS Vietnix
Được nhắc đến đầu tiên trong danh sách chính là bộ phần mềm Firewall Anti DDoS của công ty đi đầu trong lĩnh vực này tại thị trường Việt Nam, với 13 năm kinh nghiệm nghiên cứu và cung cấp dịch vụ. Vietnix Firewall là tường lửa gồm 6 tầng bảo vệ hoạt động liên tục đứng giữa người dùng và server nhằm phân tích và vô hiệu hóa các kết nối đang tấn công server.
Firewall của Vietnix nâng cao tính ổn định và giúp hệ thống đứng vững trước các cuộc tấn công DDoS nhờ vào nhiều tính năng nổi bật, độc đáo như: tùy chỉnh chặn/bỏ chặn truy cập quốc tế, chặn IP theo quốc gia, quản lý danh sách whitelist/blacklist, theo dõi chi tiết ping của từng client trên mỗi port,…

Hiện tại Vietnix cung cấp 5 gói dịch vụ khác nhau cho khách hàng lựa chọn, với mức giá chỉ từ 700.000 VNĐ/tháng. Một mức giá không thể hợp lý hơn để đổi lấy sự an toàn tuyệt đối cho doanh nghiệp của khách hàng. Bên cạnh đó, đội ngũ kỹ thuật của Vietnix cũng có kinh nghiệm dày dặn, luôn trợ giúp khách hàng 24/7.

Thông tin liên hệ:
- Hotline: 18001093.
- Email: sales@vietnix.com.vn.
- Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Website: https://vietnix.vn/.
2. SolarWinds Security Event Manager
Đây là một phần mềm chống DDoS cho VPS có khả năng giám sát nhật ký các sự kiện (event log). Event log là một tài nguyên chính để kiểm tra nếu phát các yếu tố độc hại đang cố gắng phá vỡ mạng.
Để bảo vệ server khỏi DDoS, SolarWinds Security Event Manager duy trì một danh sách các yếu tố độc hại, từ đó chương trình có thể tự động chặn IP tương tác với mạng. Dựa vào danh sách này, ta cũng có thể phòng chống các mối nguy hại gần đây.
Trong một cuộc tấn công, các cảnh báo cũng có thể được cấu hình để thông báo khi có nguồn đáng ngờ đang gửi các lưu lượng đến. Bên cạnh đó, các bản ghi cũng có thể được sử dụng để phân tích. Từ đó giúp tìm ra hướng để giảm thiểu các cuộc tấn công DDoS. Các kết quả ghi chép này có thể được lọc ra theo tài khoản, IP, thời gian… Phần mềm này có giá khởi điểm từ 4.655 USD/tháng, bên cạnh gói dùng thử miễn phí 30 ngày.

3. Sucuri Website Firewall
Sucuri Website Firewall là một tường lửa ứng dụng web, ngăn chặn tấn công DDoS và khai thác zero-day. Phần mềm này kiểm tra mọi lưu lượng HTTP/HTTPS truy cập. Đồng thời chặn các lưu lượng đáng ngờ khi tiếp cận dịch vụ. Do đó, nó ngăn chặn việc các botnet làm các trang web ngoại tuyến.

Bên cạnh đó, Sucuri cũng gia cố thêm khả năng bảo vệ của mình với geo-blocking. Chức năng này chặn các khách truy cập đến trang web từ các quốc gia có lượng tấn công DDoS cao. Tuy nhiên, ta có thể giảm quy mô kiểm soát bằng cách white list các địa chỉ IP tin cậy.
Hiện nay, có 4 phiên bản tường lửa khả dụng là: Basic, Pro, Business và Custom Solutions. Với chi phí hàng tháng cho ba gói đầu lần lượt là 9.99 USD, 19.98 USD và 69.93 USD. Custom Solutions là gói tùy chỉnh, cho phép người dùng trò chuyện trực tiếp với các trợ lý online.
4. Azure DDoS Protection
Dịch vụ Azure DDoS Protection là giải pháp chống DDoS mạnh mẽ được Microsoft phát triển để bảo vệ tài nguyên Azure của bạn khỏi các cuộc tấn công. Giải pháp này bảo vệ tài nguyên cả cấp độ hạ tầng và ứng dụng, với khả năng giám sát liên tục và tự động, đảm bảo hệ thống luôn hoạt động ổn định và hiệu quả.

Điểm mạnh của Azure DDoS Protection nằm ở khả năng tự động điều chỉnh theo lưu lượng truy cập của ứng dụng nhờ công nghệ phân tích thông minh. Điều này cho phép hệ thống liên tục cập nhật biện pháp bảo vệ để đối phó với các mối đe dọa mới. Hơn nữa, dịch vụ này tích hợp mượt mà với hệ sinh thái Azure, bao gồm Azure Monitor và Azure Defender, tạo nên một hệ thống phòng thủ toàn diện. Đặc biệt, Azure DDoS Protection không giới hạn khối lượng traffic được giảm thiểu, giúp doanh nghiệp an tâm trước những đợt tấn công bất ngờ.
Tuy nhiên, dịch vụ này còn một số hạn chế. Khả năng bảo vệ cho workloads của khách hàng chưa thực sự tối ưu và gói tiêu chuẩn chỉ bảo vệ các tài nguyên kết nối với mạng ảo Azure. Chi phí hàng tháng cũng khá đắt khi lên tới khoảng 3.000 USD nhưng người dùng sẽ cần bổ sung các công cụ khác để quản lý bot, bảo mật API và phân tích hành vi khách truy cập.
5. Link11
Link11 là một phần mềm chống DDoS dựa trên cloud. Hệ thống có khả năng phát hiện bằng AI và giảm thiểu các cuộc tấn công DDoS qua các lớp 3-7. AI phân tích chuỗi các mẫu tấn công đã biết và sau đó sử dụng dữ liệu này để so sánh với lưu lượng sử dụng trực tuyến. Nếu có một kết nối có dáng điệu lưu lượng nghi ngờ, Link11 có thể phản hồi tức thời qua thông báo SMS.

Về mặt thiết lập, Link11 rất dễ triển khai vì chạy trong cloud. Do đó bạn không cần phải thiết lập phần cứng bổ sung. Đồng thời, việc cấu hình nền tảng cũng chỉ mất vài phút mà thôi. Trong dashboard, người quản lý có thể giám sát lưu lượng, ứng dụng và hành vi của server. Ngoài ra, phần mềm cũng cho phép tạo các báo cáo về các sự kiện bảo mật và tự động hoặc thủ công lên lịch các báo cáo.
Hiện nay, sử dụng Link11 là một trong những cách chống DDoS được nhiều người áp dụng bởi khả năng tự động hóa và tính đơn giản hàng đầu. Tuyệt vời hơn cả ở phần mềm này chính là AI của nó. Người dùng phải liên hệ trực tiếp với công ty để tham khảo về giá của phần mềm. Link11 cũng có bản dùng thử Anti DDoS free.
6. CloudFlare

Cloudflare là một phần mềm chống DDoS cho WordPress, VPS,… có hiệu suất cao, với băng thông lên đến 30 Tbps, gấp 15 lần lưu lượng của cuộc tấn công DDoS lớn nhất tính đến nay. Vì vậy, Cloudflare hoàn toàn có thể chống cự lại các cuộc tấn công lớn. Để bắt kịp “trend” tấn công hiện nay, Cloudflare sử dụng một CSDL IP có khả năng chặn đến hơn 20 triệu loại yếu tố gây hại khác nhau. Khả năng phòng thủ của Cloudflare cũng được thiết kế để xử lý nhiều loại tấn công DDoS và tấn công dữ liệu khác nhau.
Hiện nay có 4 phiên bản khác nhau của phần mềm: Free, Pro, Business và Enterprise. Dĩ nhiên, phiên bản Free hoàn toàn miễn phí, dành cho các trang web cá nhân. Phiên bản Pro và Business có giá 20 USD và 200 USD/tháng. Trong đó, gói Pro có tường lửa ứng dụng web, chủ yếu dành cho các trang web, blog, portfolio. Bên cạnh đó, gói Business cho phép tùy chỉnh các rule WAF, 100% SLA uptime và tốc độ cực nhanh. Gói Enterprise là một gói tùy chỉnh, dành cho các kỹ sư giải pháp và có giá tùy thuộc vào từng trường hợp.
7. AWS Shield
AWS Shield là một phần mềm chống DDoS được quản lý chặt chẽ giúp giám sát các flow để phân tích lưu lượng truy cập đến server. Từ đó phát hiện ra các lưu lượng độc hại nhanh chóng. Bên cạnh đó, AWS Shiled cũng sử dụng các biện pháp khác, như lọc gói, ưu tiên lưu lượng để kiểm soát việc quản lý lưu lượng truy cập trong mạng.

Người quản lý cũng có thể viết các quy tắc với AWS WAF để chống tấn công DDoS lớp ứng dụng. Với việc bảo vệ nâng cao, phần mềm cũng có AWS Shiled Advanced. Nó giúp giảm thiểu ảnh hưởng của các cuộc tấn công DDoS lớn.
Có hai phiên bản chính hiện nay là: AWS Shield Standard và AWS Shield Advanced. Trong đó, gói Standard hoàn toàn miễn phí, giúp bảo vệ mạng chung. Gói Advanced có các tính năng phòng thủ bổ sung cho Amazon Elastic Compute, Amazon CloudFront, AWS Global Acclerator và Elastic Load Balancing. Gói này có giá 3000 USD/tháng, chưa tính một số chi phí bổ sung.
8. Akamai Prolexic Routed
Akamai Prolexic Routed có khả năng chống lại nhiều loại tấn công DDoS khác nhau. Chẳng hạn như UDP flood, SYN, HTTP GET, HTTP POST. Phần mềm này cũng có thể phát hiện ra các mối đe dọa ngay tức thời, cùng với trung tâm hỗ trợ hoạt động 24/7.

Ngoài ra, phần mềm còn có thể giám sát lưu lượng mạng, giúp phát hiện sớm các cuộc tấn công. Tại dashboard, người quản lý có thể quan sát dữ liệu lưu lượng trực tuyến. Đồng thời, Akamai cũng hỗ trợ băng thông lên đến 8.0 Tpbs với 19 trung tâm dữ liệu khắp thế giới. Người dùng cần liên lạc với team sales của Akamai để tham khảo về giá dịch vụ. Ngoài ra, Akamai cũng có một phiên bản dùng thử Anti DDoS VPS hoàn toàn miễn phí.
Nên lựa chọn phần mềm chống DDoS nào?
Việc lựa chọn phần mềm chống DDoS phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm quy mô doanh nghiệp, ngân sách, loại hình website/ứng dụng, và mức độ bảo mật mong muốn. Dưới đây là một số gợi ý của mình mà bạn có thể tham khảo nếu còn cảm thấy phân vân:
- Đối với doanh nghiệp tại Việt Nam: Firewall Anti DDoS Vietnix là một lựa chọn đáng cân nhắc với kinh nghiệm dày dặn trên thị trường nội địa, đội ngũ hỗ trợ 24/7 và mức giá hợp lý.
- Đối với website vừa và nhỏ hoặc cá nhân: Cloudflare cung cấp gói miễn phí với hiệu suất cao và khả năng bảo vệ tốt, là một lựa chọn kinh tế và hiệu quả.
- Đối với doanh nghiệp sử dụng hệ sinh thái Azure: Azure DDoS Protection tích hợp mượt mà với các tiện ích khác trên cùng hệ sinh thái và cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ cho các tài nguyên Azure.
Hy vọng với những chia sẻ trên của mình, bạn có thể lựa chọn một phần mềm chống DDoS cho VPS, server, website,… an toàn theo nhu cầu sử dụng. Để tìm hiểu thêm các kiến thức về DDoS và bảo mật website, bạn có thể tham khảo một số bài viết dưới đây của mình: