Modem hiện là một trong những thiết bị phổ biến ở mọi gia đình, được sử dụng làm cầu nối để truy cập Internet và truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cơ chế hoạt động và vai trò của Modem. Vậy thực sự Modem là gì? Hãy cùng tôi tìm hiểu về Modem và cách phân biệt Modem và Router qua bài viết dưới đây.
Modem là gì?
Modem là viết tắt của cụm từ Modulator and Demodulator (nghĩa là bộ điều chế và giải điều chế). Đây là thiết bị thực hiện cả 2 quá trình điều chế sóng tín hiệu tương tự nhau để mã hóa dữ liệu số và giải điều chế tín hiệu mạng để giải mã tín hiệu số. Hiểu rõ hơn, modem giúp biến đổi thông tin kỹ thuật số từ các thiết bị kết nối mạng như máy tính, điện thoại thành tín hiệu analog có thể truyền qua dây dẫn.
Và ngược lại, modem cũng sẽ mã hóa các tín hiệu analog thành dữ liệu số mà những thiết bị như máy tính và điện thoại có thể hiểu được. Tóm lại, modem là thiết bị giúp giải mã tín hiệu mạng Intenet từ các nhà cung cấp để giúp thiết bị (máy tính, laptop, điện thoại,…) có thể hiểu và xử lý dữ liệu.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo về chứng chỉ công nghệ mạng qua các bài viết sau:
Modem dùng để làm gì? Lợi ích khi sử dụng Modem
Trên thực tế, modem và router đều có mối liên quan mật thiết với Internet. Tuy nhiên, chúng vẫn có những điểm khác biệt khá rõ ràng như sau:
Tiêu chí so sánh | Modem | Router |
Cơ chế hoạt động | Chuyển đổi tín hiệu kỹ thuật số của máy tính, điện thoại,… thành tín hiệu analog truyền qua dây dẫn | Phân luồng, kiểm tra dữ liệu. Truyền dữ liệu giữa các máy tính và giữa máy tính với modem |
Vị trí kết nối | Kết nối trực tiếp với nhà mạng qua dây dẫn hoặc không dây | Đặt giữa modem và hệ thống mạng |
Chế độ kết nối | 4 chế độ gồm bán song công, song công toàn phần, 4 dây, 2 dây | 3 chế độ gồm User Execution, Administrative, Global Configuration |
Phương thức kết nối | Kết nối với 1 PC bằng cổng Ethernet | Kết nối với nhiều PC/thiết bị mạng qua cổng Ethernet hoặc Wifi |
Lớp | Lớp 2 (liên kết dữ liệu) | Thiết bị lớp 3 (lớp mạng) |
Loại thiết bị | Thiết bị liên mạng | Thiết bị mạng |
Bảo mật | Không có biện pháp bảo mật | Cung cấp nhiều biện pháp bảo mật cho mạng máy tính |
Mức độ cần thiết để kết nối Internet | Cần thiết | Không cần thiết |
Mức độ độc lập | Có thể hoạt động động lập, cung cấp thông tin, kết nối Internet đến PC mà không cần router | Có thể chia sẻ thông tin giữa các PC nhưng không thể kết nối Internet nếu không có modem |
Mặc dù có sự khác biệt nhưng modem và router đôi khi vẫn được tích hợp chung vào một thiết bị. Modem chứa trong một bộ định tuyến, cho phép nhiều máy tính/ thiết bị kết nối cùng một mạng cục bộ (mạng LAN) và cả mạng diện rộng Internet. Đây được xem là công nghệ khá phổ biến vì chúng giúp việc thiết lập mạng trở nên đơn giản hơn. Ngoài chức năng chính là điều chế và giải điều chế tín hiệu mạng, modem còn có một số chức năng sau:
- Giúp nén dữ liệu: Chức năng này của modem giúp đóng gói dữ liệu thành một tệp nhỏ để gửi đi nhanh hơn và giảm thiểu lỗi trong quá trình truyền tín hiệu.
- Sửa lỗi: Đồng thời, modem còn giúp sửa các lỗi khi thông tin được truyền giữa các modem bị hỏng hoặc thay đổi, mất dữ liệu. Đối với những trường hợp này, các modem cần phải sử dụng đến tính năng sửa chữa lỗi để có thể khắc phục một cách nhanh nhất.
- Truyền tải và sao lưu dữ liệu.
- Kiểm soát lưu lượng mạng.
- Quản lý từ xa.
Ưu và nhược điểm của Modem là gì?
Bất kỳ sản phẩm hay một thiết bị nào khi đưa ra sử dụng cũng đều sẽ có những ưu nhược điểm nhất định. Đối với modem cụ thể như sau:
Chuyển đổi tín hiệu cực kỳ hiệu quả và nhanh chóng. Tín hiệu khi đi vào modem có thể được chuyển đổi ngay lập tức và truyền tới thiết bị.
Tốc độ truyền mạng rất cao giúp người dùng có trải nghiệm kết nối Internet tốt nhất.
Tùy theo mục đích sử dụng, khả năng kinh tế mà người dùng có thể lựa chọn gói cước Internet cho phù hợp.
Người dùng có thể gửi fax thông qua một số loại modem.
Tin tặc và các phần mềm độc hại có thể tấn công máy tính thông qua thiết bị này. Tuy nhiên, hiện nay modem đã được tích hợp tường lửa và phần mềm bảo mật để tăng cường bảo mật.
Không thể chủ động nâng cấp modem mà phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp dịch vụ.
Thiếu tính di động bởi modem thường kết nối với PC qua dây dẫn.
Các vùng nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa không phù hợp để dùng dòng Modem DSL.
Các loại Modem phổ biến
Hiện nay, modem được chia thành nhiều loại khác nhau phù hợp theo nhu cầu sử dụng của người dùng. Sau đây là 4 loại modem thịnh hành nhất hiện nay:
1. Phân loại Modem theo công suất định hướng
Dựa theo Công suất định hướng, modem được chia thành 2 loại chính sau:
- Modem theo chế độ bán song công: Ở chế độ này, Modem có thể vừa truyền và nhận tín hiệu cùng lúc nhưng không đồng thời.
- Modem theo chế độ song công toàn phần: Ở chế độ này, modem có thể truyền và nhận tín hiệu cùng lúc trong cùng một thời điểm.
2. Phân loại theo Kết nối đường dây
Dựa theo Kết nối đường dây, modem được chia thành 2 loại:
- Modem 4 dây: Loại modem này sử dụng một cặp dây để truyền sóng và một cặp dây để nhận sóng. Do đó, một tần số có thể được dùng để truyền cho cả hai đầu.
- Modem 2 dây: Loại modem này sử dụng một cặp dây để truyền và nhận sóng.
3. Phân loại theo Phương tiện truyền dẫn
- Modem vô tuyến: Modem này sử dụng để gửi một tín hiệu tần số vô tuyến thông qua một cặp kính.
- Modem quang học: Modem này sử dụng ánh sáng để gửi dữ liệu qua một cặp sợi thủy tinh.
- Modem quay số: Modem này chứa mạch điện mô phỏng điện thoại và truyền dữ liệu bằng cách quay số như trên điện thoại thông thường.
4. Phân loại theo Chế độ dẫn truyền
- Modem đồng bộ: Modem này có thể dựa vào tín hiệu đồng hồ để xử lý các dòng bit dữ liệu liên tục. Cụ thể, DTE sẽ sử dụng đồng hộ bên trong chúng để truyền đồng bộ nhiều dòng bit dữ liệu và cung cấp đồng hồ tương tự cho modem.
- Modem không đồng bộ: Modem này chỉ có thể xử lý các byte dữ liệu ở các dòng bit bắt đầu hoặc bit dừng.
Hướng dẫn lắp đặt Modem Wifi tại nhà đơn giản
Để sử dụng Modem Wifi tại nhà một cách thuận tiện và nhanh chóng, người dùng cần thực hiện đầy đủ các bước sau:
- Bước 1: Người dùng cần chọn vị trí đặt modem Wifi cố định, đặc biệt là các chỗ có ít vật cản sóng và thoáng mát. Bên cạnh đó, bạn cũng nên mua loại modem Wifi có dây kết nối sẵn sẽ thuận tiện hơn cho việc lắp đặt.
- Bước 2: Bạn bắt đầu thiết lập kết nối bằng cách chỉnh ăng-ten của router wifi thẳng đứng và vuông góc với mặt đất, sau đó cắm đầu một đầu dây vào cổng LAN trên router và đầu còn lại nối trực tiếp vào PC. Tiếp theo, người dùng cần cắm dây nguồn của modem wifi vào ổ điện nguồn luôn được hoạt động. Cuối cùng, hãy bật nút nguồn để khởi chạy Wifi.
So sánh về những điểm khác biệt giữa Modem và Router
Trên thực tế, modem và router đều có mối liên quan mật thiết với Internet. Tuy nhiên, chúng vẫn có những điểm khác biệt khá rõ ràng như sau:
Tiêu chí so sánh | Modem | Router |
---|---|---|
Cơ chế hoạt động | Chuyển đổi tín hiệu kỹ thuật số của máy tính, điện thoại,… thành tín hiệu analog truyền qua dây dẫn | Phân luồng, kiểm tra dữ liệu. Truyền dữ liệu giữa các máy tính và giữa máy tính với modem |
Vị trí kết nối | Kết nối trực tiếp với nhà mạng qua dây dẫn hoặc không dây | Đặt giữa modem và hệ thống mạng |
Chế độ kết nối | 4 chế độ gồm bán song công, song công toàn phần, 4 dây, 2 dây | 3 chế độ gồm User Execution, Administrative, Global Configuration |
Phương thức kết nối | Kết nối với 1 PC bằng cổng Ethernet | Kết nối với nhiều PC/thiết bị mạng qua cổng Ethernet hoặc Wifi |
Lớp | Lớp 2 (liên kết dữ liệu) | Thiết bị lớp 3 (lớp mạng) |
Loại thiết bị | Thiết bị liên mạng | Thiết bị mạng |
Bảo mật | Không có biện pháp bảo mật | Cung cấp nhiều biện pháp bảo mật cho mạng máy tính |
Mức độ cần thiết để kết nối Internet | Cần thiết | Không cần thiết |
Mức độ độc lập | Có thể hoạt động động lập, cung cấp thông tin, kết nối Internet đến PC mà không cần router | Có thể chia sẻ thông tin giữa các PC nhưng không thể kết nối Internet nếu không có modem |
Mặc dù có sự khác biệt nhưng modem và router đôi khi vẫn được tích hợp chung vào một thiết bị. Modem chứa trong một bộ định tuyến, cho phép nhiều máy tính/ thiết bị kết nối cùng một mạng cục bộ (mạng LAN) và cả mạng diện rộng Internet. Đây được xem là công nghệ khá phổ biến vì chúng giúp việc thiết lập mạng trở nên đơn giản hơn.
Phân biệt Modem và Router Wifi thông qua ngoại quan
Một trong những cách nhanh chóng và hữu hiệu để người dùng có thể phân biệt giữa Modem và Router Wifi thông qua vẻ bề ngoài như:
- Router Wifi sẽ có các râu phát Wifi, ngoài ra chúng còn có nhiều cổng LAN để kết nối đến các thiết bị khác nhau.
- Một Modem cơ bản sẽ có 1 hoặc 2 cổng LAN để phát ra Router. Ngoài ra, chúng còn sở hữu một cổng có chức năng nhận tín hiệu từ cáp đồng ADSL và dây cáp quang.
Tuy vậy, các Modem cơ bản hiện nay không còn được sử dụng nhiều, mặt khác các nhà mạng sẽ trang bị cho người dùng các thiết bị Modem Wifi hoặc Modem Router có tính năng hiện đại hơn khi có sự kết hợp giữa Router wifi và Modem cơ bản. Các modem này có chức năng nhận ISP như Modem, đồng thời cung cấp cả Internet có và không dây cho những thiết bị khác một cách thuận tiện hơn.
Câu hỏi thường gặp
Có cần Modem cho wifi không?
Bạn sẽ cần modem và router nếu muốn sử dụng wifi hoặc kết nối nhiều thiết bị. Vì hầu hết các modem chỉ có một cổng LAN Ethernet, bạn chỉ có thể kết nối một máy tính tại thời điểm đó, những chúng sẽ không cung cấp khả năng bảo mật giống như một router.
Modem có wifi không?
Bản thân modem thường có cổng kết nối Ethernet nhưng không có wifi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các bộ phận bổ sung của mạng gia đình (chẳng hạn như router không dây) được kết hợp với modem trong cùng một gói.
Lời kết
Như vậy qua bài viết mà Vietnix vừa chia sẻ chắc hẳn bạn cũng đã biết modem là gì và sự khác biệt giữa modem với router. Nếu có thêm thông tin hữu ích về modem, bạn có thể để lại bình luận bên dưới để mọi người cùng tham khảo. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.