Local Marketing hiện đang được chú ý và dần áp dụng bởi những lợi ích mà nó mang đến cho doanh nghiệp và cộng đồng. Bài viết dưới đây Vietnix sẽ giới thiệu đến bạn Local Marketing là gì và những cách triển khai Local Marketing hiệu quả. Cùng theo dõi nhé.
Local Marketing là gì?
Local Marketing tức marketing địa phương là hoạt động kinh doanh hướng đến khu vực, cộng đồng, địa phương xung quanh cửa hàng, doanh nghiệp, nhà hàng. Lúc này, các chiến dịch được triển khai sẽ hướng đến người dân địa phương thay vì thị trường đại chúng như những loại hình marketing khác.
Local Marketing rất hiệu quả với những sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu mang đậm bản sắc vùng miền. Từ những giá trị tích cực mà Local Marketing tạo ra, địa phương sẽ có được lợi thế cạnh tranh với địa phương khác. Có thể nói, Local Marketing không chỉ tạo ra lợi ích ở lĩnh vực kinh doanh mà còn mang đến những cơ hội khác ở lĩnh vực chính trị văn hóa và xã hội.
Local Marketing phù hợp cho đối tượng khách hàng nào?
Local Marketing phù hợp với loại doanh nghiệp sở hữu tệp khách hàng trung thành thuộc những địa phương lân cận với trụ sở của họ. Thông thường bán kính của những khách hàng này sẽ nằm trong vòng 15km xung quanh trụ sở, riêng ở vùng đô thị sẽ nhỏ hơn do đặc thù cạnh tranh cao.
Người dùng có xu hướng thích ăn uống và mua sắm gần nơi mà họ sinh sống vì nó giúp tiết kiệm thời gian, dễ dàng di chuyển. Ngoài ra, họ cũng có thói quen tạo ra một “bản đồ mua sắm” cho riêng mình tại những khu vực xung quanh gồm những cửa hàng, nhà hàng mà họ yêu thích. Điều này khiến họ liên tục tham gia vào hoạt động kinh doanh lặp đi lặp lại tại những địa điểm này.
Mặt khác, khi có cửa hàng khai trương thì cũng sẽ có nhiều cửa hàng khác đóng cửa. Chính vì thế, khách hàng sẽ làm mới liên tục bản đồ này. Cho nên, các cửa hàng (nhất là cửa hàng mới) cần liên tục khẳng định sự hiện diện của mình ở những khu vực xung quanh để được nằm trong bản đồ mua sắm nói trên.
Đặc điểm của một Local Marketing là gì?
Bạn có thể tham khảo một số đặc điểm nổi bật mà Vietnix giới thiệu dưới đây để có thể áp dụng Local Marketing hiệu quả.
Mang tính cộng đồng cao
Những chiến dịch, chương trình được dùng trong chiến lược Local Marketing sẽ chủ yếu hướng đến khu vực xung quanh trụ sở, điểm bán hàng của mình nên sẽ có tính cộng đồng rất cao. Chính bởi vậy, Local Marketing sẽ có sự tham dự của rất nhiều người gồm: Các doanh nghiệp, chính quyền địa phương, người dân bản địa cũng như khách du lịch đến từ nhiều nơi.
Đánh giá mức độ thành công theo chuẩn của người dùng địa phương
Một chiến lược Local Marketing được đánh giá là thành công hay thất bại thông qua tiêu chuẩn về sự thỏa mãn của người dùng địa phương hoặc lân cận. Như đã đề cập ở phần trên, người tiêu dùng thường sẽ có xu hướng tạo một danh sách những cửa hàng yêu thích của họ tại khu vực xung quanh. Đó có thể là cơ sở để thu hút sự đầu tư của doanh nghiệp, hoặc tạo ra công việc cho những người dân tại địa phương.
Thực hiện Local Marketing sẽ giúp doanh nghiệp phát triển tệp khách hàng trung thành và quen thuộc ở vùng lân cận gần ngay với địa điểm kinh doanh của họ. Như vậy có nghĩa là càng có nhiều người dân địa phương hay du khách tới tham quan biết về doanh nghiệp thì càng khẳng định mức độ thành công của chiến dịch Local Marketing.
Cần có thời gian để đo lường và đánh giá
Công ty thường thực hiện các hoạt động marketing hướng tới lợi ích kinh doanh và có thể nhanh chóng đo lường hiệu quả chỉ sau một thời gian ngắn thực hiện. Tuy nhiên Local Marketing không giống như vậy mà chỉ được đo lường và đánh giá hiệu quả sau thời gian dài triển khai hoạt động.
Mục tiêu của Marketing địa phương là gì?
Với những đặc điểm kể trên, có thể thấy chiến lược marketing địa phương sẽ hướng tới mục tiêu như sau:
Thu hút được nhiều đầu tư
Thông qua việc tạo công ăn việc làm cho người dân ở địa phương, Local Marketing tạo nên sức hút đầu tư mạnh mẽ từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều này không chỉ góp phần gia tăng chất lượng cuộc sống cho người dân mà còn giúp các doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ và kéo theo sự tăng trưởng cho nền kinh tế địa phương.
Xây dựng hình ảnh tốt cho khách du lịch
Những địa phương có tiềm năng phát triển du lịch hoặc sở hữu những danh lam thắng cảnh nên tập trung áp dụng Local Marketing. Việc này sẽ tạo sự chú ý với khách du lịch và quảng bá hình ảnh tốt đẹp của địa phương đến bạn bè quốc tế. Đặc biệt, trong thời điểm nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng của người dân tăng mạnh (như các dịp lễ, tết) thì tập trung đầu tư cho các hoạt động du lịch là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế và thúc đẩy khả năng cạnh tranh của địa phương.
Xuất khẩu hàng hóa
Tại những địa phương có đặc sản nổi tiếng thì những sản phẩm mang thương hiệu địa phương nổi tiếng khi xuất khẩu sẽ đạt được nhiều lợi thế cạnh tranh. Việc xuất khẩu cũng hiệu quả hơn khi chính người dân địa phương đã tin tưởng sử dụng và kiểm chứng chất lượng. Bên cạnh đó, những hoạt động xuất khẩu này cũng mang đến những đóng góp vô cùng lớn cho sự phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương.
Các chiến dịch Local Marketing được tạo ra như thế nào?
Có nhiều cách để triển khai tiếp thị tại địa phương. Tuy nhiên thông thường, một chiến dịch Local Marketing sẽ được tạo ra theo 2 hình thức như sau:
Local Marketing truyền thống
Local Marketing truyền thống là việc triển khai các hoạt động tiếp thị tại địa phương mà không sử dụng đến công nghệ hoặc internet. Chẳng hạn như: Gửi phiếu giảm giá khi khách hàng đến của hàng trực tiếp, thu thập thông tin cá nhân của khách hàng thông qua khảo sát, tiếp thị qua banner hoặc standee,… Những hoạt động này thông thường sẽ thu hút khách hàng khi họ đi ngang qua cửa hàng hoặc địa điểm bán hàng.
Xem thêm: Marketing truyền thống là gì? Mức độ hiệu quả của Marketing truyền thống hiện nay
Local Marketing dựa trên nền tảng kỹ thuật số
Xu hướng của phần lớn khách hàng trong thời đại 4.0 này là mua sắm và tìm kiếm thông tin online trên những nền tảng mạng xã hội. Trong đó, họ sẽ gián tiếp tìm hiểu chất lượng của sản phẩm, dịch vụ qua những bài đánh giá, phản hồi của khách hàng cũ, hay tìm vị trí của doanh nghiệp từ Google Map,… bằng các thiết bị như điện thoại, máy tính.
Đây là cơ hội kinh doanh màu mỡ mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã và đang sử dụng nhiều nền tảng tiếp thị, quảng cáo sản phẩm hiện đại như: Facebook, Google, Youtube,… Mỗi nền tảng sẽ phù hợp với những loại hình kinh doanh khác nhau nên doanh nghiệp cần cân nhắc.
Mặt khác, để Local Marketing đạt hiệu quả tốt doanh nghiệp nên tập trung vào những yếu tố: SEO Local, quảng cáo trả phí, Content Marketing,… Đặc biệt, việc kết hợp marketing trên nhiều kênh sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều.
4 bước thực hiện Local Marketing hiệu quả
Để triển khai một chiến lược Local Marketing hiệu quả, bạn có thể tham khảo 4 bước mà Vietnix gợi ý dưới đây:
Bước 1: Xác định đúng kênh và đối tượng mục tiêu
Bước đầu tiên khi bắt đầu xây dựng chiến lược Local Marketing là doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá đâu là ưu điểm, hạn chế của địa phương. Sau đó mới dễ dàng xác định được mục tiêu cần phải đạt được của chiến dịch.
Việc xác định được chính xác đối tượng mục tiêu của chiến dịch Local Marketing sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, thời gian cũng như nhân lực cho quá trình quảng cáo, truyền thông. Đặc biệt, bạn cũng sẽ nhanh chóng chọn được kênh marketing phù hợp để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Bước 2: Xây dựng nội dung và hình ảnh chỉn chu
Ấn tượng ban đầu của khách hàng với sản phẩm chính là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Do đó, bạn cần xây dựng nội dung chuyên nghiệp và thông điệp truyền thông rõ ràng.
Đặc biệt, hình ảnh và nội dung truyền thông được xem là bộ mặt đại diện cho địa phương. Khi bạn tạo ra những nội dung và hình ảnh chuyên nghiệp sẽ giúp người xem có những ấn tượng tốt đẹp với sản phẩm và địa phương.
Bước 3: Thiết lập mối quan hệ tốt đẹp
Xây dựng và duy trì mối quan hệ không chỉ dừng lại ở việc gặp gỡ trực tiếp khi bán hàng, giao dịch cùng khách hàng mà còn gián tiếp thông qua trao đổi, nói chuyện trên fanpage hoặc website của địa phương. Ngoài ra, bạn cần giữ mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền địa phương để có cơ hội tham gia vào những hoạt động hợp tác nhằm tạo giá trị mới và lợi ích mới cho người dân địa phương hoặc khách du lịch.
Bước 4: Chủ động quan tâm và chăm sóc khách hàng
Phản hồi khách hàng nhanh chóng và thường xuyên sẽ để lại ấn tượng và thiện cảm khi họ tiếp xúc với sản phẩm hoặc doanh nghiệp. Đồng thời, khi doanh nghiệp chủ động lắng nghe khách hàng phản hồi về cảm nhận khi trải nghiệm sản phẩm thì sẽ nhận được những hạn chế, thiếu sót còn tồn tại. Từ đó đưa ra những giải pháp nghiên cứu để cải thiện chất lượng cho sản phẩm, dịch vụ của tổ chức.
Các yếu tố cần thiết cho sự thành công của Local Marketing
Một chiến dịch Local Marketing muốn thành công cần có những yếu tố quan trọng như sau:
Nâng cao độ nhận diện thương hiệu
Tăng độ nhận diện thương hiệu ở thị trường mục tiêu sẽ giúp cho chiến dịch Local Marketing triển khai hiệu quả và thành công. Trước tiên bạn cần định vị sản phẩm hoặc dịch vụ đang cung cấp hiện đang ở phân khúc nào, đối thủ cạnh tranh của mình là ai, xác định đâu là nhóm khách hàng mục tiêu muốn hướng đến.
Sau đó hãy xây dựng nội dung, hình ảnh thể hiện được giá trị cốt lõi mà thương hiệu của bạn sẽ mang tới cho khách hàng. Cùng với đó đảm bảo những yếu tố như logo, câu chuyện thương hiệu, tên,… đồng bộ và thể hiện rõ ràng bộ nhận diện thương hiệu.
SEO Local
Tính chất của Local Marketing là được triển khai tại một địa phương xác định cho nên SEO Local chính là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Để chiến dịch được thành công thì việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm gắn liền với địa phương tương ứng rất cần thiết. Lúc này, doanh nghiệp sẽ triển khai tối ưu hóa từ khóa có liên quan đến một vị trí, địa phương cụ thể.
Tối ưu hóa Landing Page
Trong bất kỳ chiến dịch marketing nào thì Landing Page luôn là yếu tố cần được đầu tư và chú trọng. Lý do là bởi khi Landing Page được tối ưu đúng cách sẽ giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng và dẫn đến hành động chuyển đổi.
Bên cạnh những yếu tố như màu sắc, CTA, bố cục,… thì Landing Page cần được xây dựng một cách thân thiện và trực quan với khách hàng. Không nên dẫn dắt khách hàng đến những đường link không liên quan đến địa phương và hoặc website kém chất lượng, không được bảo mật tốt. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp nên tập trung phát triển một đội ngũ thiết kế website giàu chuyên môn và kinh nghiệm để đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nhất.
Quảng bá thương hiệu từ các trang mạng xã hội
Cuối cùng, doanh nghiệp nên tận dụng tối đa các nguồn lực quảng cáo cho thương hiệu bởi đối tượng khách hàng mục tiêu của Marketing địa phương thường khá nhỏ và chỉ nằm ở một số khu vực cụ thể. Trong đó, mạng xã hội chính là công cụ thu hút người dùng hiệu quả và tối ưu chi phí mà doanh nghiệp nên tập trung khai thác.
Đây không chỉ là công cụ hỗ trợ tìm kiếm thông tin mà qua đó, người dùng còn tham khảo những đánh giá, bình luận từ người dùng trước về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy hãy thể hiện những thông tin, nhận xét tích cực về thương hiệu của doanh nghiệp trên các kênh mạng xã hội để xây dựng uy tín và niềm tin với khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Local Marketing là gì?
Local Marketing hay marketing địa phương là hoạt động tiếp thị sản phẩm hướng đến cộng đồng xung quanh. Hầu hết các chiến dịch Local Marketing sẽ hướng đến người dân địa phương thay vì thị trường đại chúng như những loại hình marketing khác.
Làm cách nào để Local Marketing hiệu quả?
4 bước dưới đây sẽ giúp triển khai một chiến dịch Local Marketing hiệu quả:
– Xác định đúng kênh và đối tượng mục tiêu.
– Xây dựng nôi dung và hình ảnh chỉn chu.
– Thiết lập mối quan hệ tốt đẹp.
– Chủ động quan tâm và chăm sóc khách hàng.
Lời kết
Để một chiến dịch Local Marketing thành công cần có sự góp mặt của nhiều đối tượng như doanh nghiệp, người dân và chính quyền địa phương. Bên cạnh đó là những yếu tố quan trọng trong marketing gồm SEO, mạng xã hội,… Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được Local Marketing là gì và từ đó có thể triển khai một chiến dịch hiệu quả. Chúc bạn thành công.