NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
12/05/2023
Lượt xem

Growth Marketing là gì? Cách để có Growth Marketing đạt hiệu quả

12/05/2023
16 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (105 bình chọn)

Growth Marketing là một thuật ngữ khá quen thuộc đối với những người đang làm trong ngành marketing. Đây là phương pháp được thực hiện nhằm thu hút và giữ chân người dùng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu Growth Marketing là gì và cách để triển khai Growth Marketing sao cho hiệu quả. Hãy cùng Vietnix tìm hiểu rõ hơn tại bài viết dưới đây nhé!

Growth Marketing là gì?

Growth Marketing là một chiến lược tiếp thị mà các doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận, thu hút và giữ chân khách hàng bằng cách tập trung vào việc thử nghiệm và tiếp thị cá nhân hóa. Chiến lược này đặt sự chú trọng vào việc nghiên cứu hành vi và sở thích của khách hàng.

Thuật ngữ Growth Marketing được ra đời từ năm 2010, bởi doanh nhân Sean Ellis, người đã tìm kiếm nhân viên phụ trách marketing hướng đến phát triển người dùng. Từ đó đến nay, nhờ những hiệu quả tăng trưởng vượt bậc mà chiến lược này đã nhanh chóng trở nên phổ biến trong cộng đồng người làm kinh doanh.

Growth Marketing là gì?
Growth Marketing là gì?

Ngoài việc giúp doanh nghiệp phát triển dữ liệu người dùng, chiến lược Growth Marketing còn giúp tăng tỷ lệ giữ chân và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Bằng cách tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng, Growth Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin và lòng trung thành từ phía họ và giúp doanh nghiệp duy trì lợi nhuận ổn định trong dài hạn.

Ngoài ra, các chiến lược Growth Marketing có thể được thực hiện trên nhiều kênh khác nhau như mạng xã hội, email marketing, quảng cáo và blog. Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược Growth Marketing thành công, doanh nghiệp cần phải có một kế hoạch chi tiết và hiểu rõ mục tiêu của mình. Việc theo dõi và đánh giá hiệu quả của chiến lược cũng rất quan trọng để đưa ra các điều chỉnh cần thiết và tối ưu hóa chiến lược trong thời gian dài.

Xem thêm: Kế hoạch Marketing là gì? Cách lên một Marketing Plan hiệu quả cho doanh nghiệp

Khám phá thành phần cốt lõi của chiến lược Growth Marketing

Hiệu quả của chiến lược Growth Marketing thường dựa vào các chỉ số như: Tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ thu hút khách hàng, giá trị lâu dài, tỷ lệ giữ chân khách hàng. Dựa trên những giá trị này, dưới đây là các chiến lược các Growth Marketer thường dùng:

A/B testing

A/B testing chính là một phương pháp thực hành cốt lõi của Growth Marketing. A/B testing được dùng ở nhiều định dạng khác nhau như: Landing page, email marketing, quảng cáo trên mạng xã hội,… Phương pháp này diễn ra bằng việc liên tục thử nghiệm 2 yếu tố “A” và “B” hoặc nhiều biến thể khác. Từ đó tìm ra biến thể thực hiện tốt nhất việc tăng tỷ lệ chuyển đổi và thu hút khách hàng để tiếp tục phát triển, tối ưu chiến dịch marketing xoay quanh biến thể đó.

Phương pháp A/B testing
Phương pháp A/B testing

Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý, để tìm được nội dung phù hợp nhất cho từng nhóm người dùng cụ thể thì bạn cần chia nhỏ các phân đoan. Sau đó, tiếp tục thực hiện những biến thể mới để từ đó nâng cao hiệu suất.

Cross-channel marketing

Cross-channel marketing được triển khai nhằm tiếp cận khách hàng tiềm năng, tập trung vào xây dựng kế hoạch cho kênh chiến lược dựa trên hành vi và sở thích của người dùng, bao gồm: SMS, Email Marketing, In-App Message, Push Notifications, Direct Mail,… Khi áp dụng Cross-channel marketing vào Growth Marketing đòi hỏi cần phải tập trung vào người dùng cá nhân để từ đó hiểu được sở thích giao tiếp của họ và xây dựng được một chiến dịch marketing phù hợp.

Phương pháp Cross-channel marketing nhắm vào khách hàng tiềm năng
Phương pháp Cross-channel marketing nhắm vào khách hàng tiềm năng

Customer Lifecycle

Vòng đời của khách hàng chính là hành trình từ thời điểm khách hàng bắt đầu tìm hiểu thông tin, tương tác, mua hàng hoặc chuyển đổi và tương tác lại trong tổ chức. Customer Lifecycle được đơn giản hóa với 3 giai đoạn đó là: Activation (Kích hoạt), Nurture (Nuôi dưỡng) và Reactivation (Kích hoạt lại). Mỗi giai đoạn sẽ có một vai trò khác nhau nhưng đều đóng góp tích cực vào quá trình trải nghiệm của người dùng. Chúng cũng tương ứng với từng chiến dịch vụ thể là:

  • Giai đoạn kích hoạt: Là giai đoạn đầu tiên và là thời điểm doanh nghiệp cần tập trung vào việc thu hút và quan tâm người dùng đến sản phẩm/dịch vụ của mình. Để làm được điều này, các Growth Marketer cần phải thiết kế những chiến dịch như chào mừng, giới thiệu, dùng thử,… nhằm xây dựng sự quen thuộc và tăng uy tín của doanh nghiệp. Việc này giúp khách hàng cảm thấy được chú trọng và đánh giá cao sản phẩm/dịch vụ của tổ chức.
  • Giai đoạn nuôi dưỡng: Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình Customer Lifecycle. Tại đây, doanh nghiệp sẽ tập trung nuôi dưỡng và thu hút người dùng để tăng cường các mối quan hệ với họ. Các nhiệm vụ như bán hàng, khuyến mãi, bản tin,… sẽ giúp doanh nghiệp duy trì sự quan tâm và tăng khả năng giữ chân khách hàng.
  • Giai đoạn kích hoạt lại: Là giai đoạn doanh nghiệp tập trung vào việc tương tác lại với khách hàng. Đây là giai đoạn quan trọng để tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng và nâng cao lòng trung thành. Các chiến dịch chăm sóc lại, hậu mãi,… sẽ giúp doanh nghiệp tăng độ tin cậy tối đa cho khách hàng.
Customer Lifecycle (Vòng đời của khách hàng) với 3 giai đoạn chính
Customer Lifecycle (Vòng đời của khách hàng) với 3 giai đoạn chính

Xem thêm: 4Ps Marketing là gì? 6 bước để có chiến lược Marketing thành công

Sự khác biệt giữa Growth Marketing và Growth Hacking Marketing

Growth Hacking Marketing là khái niệm được sử dụng để chỉ cách làm tiếp thị theo hướng thử nghiệm, thông qua việc kiểm tra liên tục nội dung, thông điệp và cách thiết kế trang web để tăng ROI. Growth Hacking Marketing có thể hỗ trợ thử nghiệm cách phân phối các thông điệp mới một cách đều đặn để thúc đẩy sự tương tác của khách hàng, duy trì mối liên kết của khách hàng và doanh nghiệp. Chính bởi vậy, đây được đánh giá là một phần quan trọng của Hacking Marketing.

Có sự khác biệt giữa hai chiến lược
Có sự khác biệt giữa hai chiến lược

Điểm khác biệt giữa Growth Marketing và Growth Hacking Marketing đó là:

  • Tầm nhìn: Growth Marketing hướng tới xây dựng chiến lược dài hạn còn Growth Hacking Marketing chỉ tập trung vào kết quả trước mắt.
  • Mục tiêu: Growth Marketing hướng đến việc phát triển các mối quan hệ cá nhân và đặc biệt tập trung vào mục tiêu bán hàng hơn so với cách thức thực hiện. Nhưng Growth Hacking Marketing thì khác, chiến lược này sẽ tập trung chủ yếu vào cách thức sử dụng công cụ để có thể mang lại doanh số và đạt được lợi nhuận mục tiêu.

Cách thực hiện chiến lược Growth Marketing hiệu quả

Để chiến lược Growth Marketing có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn có thể tham khảo triển khai theo từng bước dưới đây:

Xác định rõ khách hàng mục tiêu

Cũng giống như mọi chiến dịch marketing khác, việc trước tiên bạn cần phải làm đó chính là tìm xác định khách hàng mục tiêu của mình. Khách hàng mục tiêu ở đây có thể là nam giới, nữ giới, độ tuổi teen, người lớn tuổi, nhóm người tri thức, người lao động,… Khi bạn xác định được đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của mình sẽ giúp chiến dịch tiếp thị hướng đến đúng trọng tâm, đúng đối tượng, tiết kiệm thời gian và ngân sách.

Cần phân loại rõ ràng từng mục tiêu khách hàng
Cần phân loại rõ ràng từng mục tiêu khách hàng

Nghiên cứu khách hàng tiềm năng

Mục tiêu cốt lõi của chiến dịch Growth Marketing là tối ưu hóa việc xây dựng mối quan hệ vững bền với khách hàng. Để đạt được điều này, bạn cần phải nghiên cứu đối tượng khách hàng mà mình muốn hướng đến và tìm hiểu về thông tin, thói quen, sở thích, nhu cầu của họ. Bằng cách này, bạn có thể phân nhóm khách hàng phù hợp để tạo mối quan hệ.

Nghiên cứu khách hàng tiềm năng là điều cần thiết
Nghiên cứu khách hàng tiềm năng là điều cần thiết

Bạn có thể tạo ra các cuộc khảo sát nhỏ, phỏng vấn online, trò chuyện qua tin nhắn,… để có thể ghi nhận được phản hồi từ khách hàng. Trong trường hợp chưa có hệ thống kinh doanh trực tuyến thì bạn cũng có thể tiến hành trực tiếp tại cửa hàng bằng các hình thức như tặng quà, chiết khấu để lấy ý kiến của khách hàng.

Lựa chọn nền tảng triển khai 

Việc lựa chọn nền tảng triển khai đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi mỗi đối tượng khách hàng, mỗi lĩnh vực kinh doanh sẽ phù hợp với những nền tảng khác nhau. Hiện tại, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhiều nền tảng đã ra đời. Nổi bật trong đó có thể kể đến như: TikTok, Youtube, Facebook, Instagram, Twitter,… Cần xem xét đối tượng khách hàng mục tiêu tập trung nhiều nhất trên nền tảng nào để xây dựng các kênh truyền thông và tiếp cận họ nhanh chóng.

Lựa chọn đúng nền tảng để thực hiện vô cùng quan trọng
Lựa chọn đúng nền tảng để thực hiện vô cùng quan trọng

Bên cạnh các kênh mạng xã hội, doanh nghiệp cũng nên sử dụng thêm nền tảng Blog và email marketing để mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng. Cả hai nền tảng đều cho phép bạn có thể toàn quyền kiểm soát và đăng tải mọi thông tin theo chiến dịch tiếp thị. Riêng kênh email marketing, bạn còn có thể sáng tạo chiến dịch nhắm tới từng đối tượng khách hàng để tối ưu hiệu quả quảng cáo.

Sáng tạo nội dung cho từng kênh

Sau khi lựa chọn xong, tiếp theo bạn phải xây dựng kênh bằng cách sản xuất và đăng tải nhiều nội dung mới lạ, hấp dẫn, hữu ích để thu hút khách hàng tiềm năng. Bạn có thể thử nhiều nhiều loại nội dung cho tới khi tìm được nội dung mang lại tương tác và tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng cao nhất.

Cần có nội dung thu hút cho từng kênh
Cần có nội dung thu hút cho từng kênh

Hãy dựa vào những số liệu được thu thập và thống kê sẵn trên các nền tảng để đánh giá dạng nội dung nào đang thu hút và có khả năng thúc đẩy doanh số. Sau đó hãy bắt đầu triển khai chúng thành nhiều bài viết khác nhau. Tùy theo hình thức nền tảng mà bài đăng cũng cần chứa các yếu tố phù hợp như video, hình ảnh, bài viết cho Facebook, video cho Youtube,…

Tiến hành kiểm tra kết quả đo lường và cải thiện ROI

Growth Marketing sẽ tập trung vào phân tích dữ liệu thống kê, bao gồm đo lường mức độ hiệu quả của chiến dịch. Để đảm bảo một cái nhìn tổng quan nhất, bạn cần thường xuyên cập nhật và đánh giá hiệu quả của nội dung.

Cần kiểm tra và cải thiện những điều chưa phù hợp
Cần kiểm tra và cải thiện những điều chưa phù hợp

Tuy nhiên, việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận từ chiến dịch tiếp thị không phải lúc nào cũng nhanh chóng và dễ dàng. Để cải thiện hiệu quả của chiến dịch, bạn cần tiến hành kiểm tra và đánh giá những điều phù hợp và không phù hợp của chiến dịch.

Nghiên cứu case study của Airbnb khi áp dụng chiến lược Growth Marketing

Airbnb (Airbed & Breakfast) là một nền tảng kết nối trực tuyến giữa những người có nhu cầu thuê nhà và những người có nhu cầu cho thuê trên toàn cầu thông qua website hoặc ứng dụng vô cùng tiện lợi. Airbnb đã phát triển mô hình kinh doanh này vào năm 2008, và tính đến nay, đã có mặt ở hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Ứng dụng Airbnb (Airbed & Breakfast)
Ứng dụng Airbnb (Airbed & Breakfast)

Airbnb đang trở thành một phần không thể thiếu trong ngành du lịch, cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn cho việc lưu trú khi đi du lịch, đồng thời cũng tạo ra cơ hội cho những chủ nhà muốn kiếm thêm thu nhập bằng cách cho thuê nhà của mình. Nhờ có chiến lược Growth Marketing, Airbnb đã đạt được thành công vượt bậc:

  • Hack Craigslist: Một trong những chiến dịch Growth Marketing gây ấn tượng của Airbnb đó chính là việc các quảng cáo Craigslist được đăng tải tự động, ngay cả khi chưa có sự chấp nhận từ Craigslist. Điều này giúp cho Airbnb thu hút được nhiều khách hàng hơn mà không cần phải chi nhiều tiền cho quảng cáo.
  • Thiết kế sản phẩm: Những sản phẩm đến từ nhà thiết kế Gebbia và Chesky luôn được tạo ra từ sự tận tâm nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho cả khách hàng lẫn chủ nhà. Điều này đã giúp Airbnb tạo ra được một danh tiếng tốt, và trở thành một nền tảng lưu trú du lịch được các du khách tin tưởng và lựa chọn.
  • Đơn giản hóa: Khách hàng có thể thoải mái đăng tải thông tin cho thuê phòng, tìm kiếm và đặt phòng trên ứng dụng cũng như website của Airbnb cực kỳ dễ dàng. Airbnb đã tạo ra một giao diện thân thiện, dễ sử dụng để thu hút khách hàng và giúp họ dễ dàng tìm kiếm thông tin và đặt phòng.

Câu hỏi thường gặp

Growth Marketing là làm gì?

Growth Marketing là chiến lược tiếp thị tập trung vào việc tăng trưởng doanh số và mở rộng thị trường mục tiêu bằng cách sử dụng các chiến lược và kỹ thuật tiếp thị kết hợp với khoa học dữ liệu. Growth Marketing tập trung vào việc tìm kiếm các phương pháp tiếp cận mới và hiệu quả hơn để tăng trưởng doanh số, thay vì chỉ tập trung vào việc quảng cáo hoặc bán hàng trực tiếp. Các chiến lược Growth Marketing thường bao gồm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), quảng cáo trả tiền (paid advertising), email marketing, xây dựng cộng đồng (community building) và sử dụng dữ liệu để phát hiện ra các cơ hội mới.

Tại sao growth marketing lại quan trọng?

Growth marketing là một chiến lược truyền thông, quảng cáo và tiếp thị tập trung vào việc tăng trưởng kinh doanh. Tuy nhiên, nó không chỉ là việc giúp doanh số tăng lên mà còn giúp cho doanh nghiệp tìm ra các cách tiếp cận mới để thu hút khách hàng, nghiên cứu thị trường và đưa ra các chiến lược mới để cạnh tranh với các đối thủ khác. Nó cũng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng tiềm năng và tìm ra các cách để tăng cường sự tương tác và trải nghiệm của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Lời kết

Growth Marketing là giải pháp tiếp thị tối ưu cho những công ty đang muốn tìm kiếm giải pháp mới để tiếp cận, thu hút và giữ chân khách hàng. Hy vọng với những chia sẻ từ bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu và có cái nhìn tổng quan hơn về Growth Marketing. Đồng thời, có thể áp dụng phương pháp này vào tổ chức để mang lại số lượng chuyển đổi cao.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hoàng Vui

SEO Specialist
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG