Cấu hình Domain Alias trên aaPanel là một quy trình đơn giản nhưng quan trọng giúp bạn mở rộng phạm vi quản lý các domain của mình một cách hiệu quả. Qua ba bước cơ bản sau, bạn sẽ có thể thêm domain phụ vào hosting mà không cần phải lo các vấn đề tài chính phát sinh, từ đó tiết kiệm chi phí và quản lý nhiều domain (tên miền) dễ dàng trên cùng một giao diện của aaPanel. Hãy cùng Vietnix tìm hiểu thêm về chủ đề cấu hình domain alias trên aaPanel qua bài viết sau đây.
Công dụng khi sử dụng domain alias
Trên thực tế, alias domain là cách gọi khác của parked domain, loại tên miền hoạt động song song với domain chính, sử dụng chung tài nguyên và dữ liệu trên cùng một website. Có thể nói, domain alias là công cụ giúp người dùng tạo ra nhiều tên miền khác nhau sử dụng cùng source web và database.
- Tăng độ nhận diện thương hiệu: Sử dụng nhiều domain cho cùng một nội dung có thể giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm và nhớ tên miền (domain). Điều này làm tăng khả năng truy cập vào website từ nhiều nguồn khác nhau. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các tên miền khác nhau cho các chiến dịch tiếp thị khác nhau hoặc để bảo vệ thương hiệu và ngăn chặn sự nhầm lẫn.
- Tối ưu hoá SEO: Domain Alias có thể giúp cải thiện SEO cho trang web của bạn bằng cách cho phép bạn tạo backlink từ nhiều tên miền khác nhau. Điều này có thể giúp trang web của bạn xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Domain Alias cho phép các doanh nghiệp hướng nhiều tên miền đến một website mà không phải lo lắng về hình phạt trùng lặp nội dung.
- Dễ quản lý: Quản lý nhiều tên miền trên một nền tảng hosting duy nhất như aaPanel giúp quản trị viên dễ dàng giám sát và bảo trì, do tất cả tên miền đều được điều khiển tập trung.
- Tiết kiệm chi phí: Alias Domain giúp người dùng tiết kiệm chi phí duy trì và thời gian quản lý website, chỉ cần trả chi phí cho một tài khoản hosting để vận hành.
Cấu hình domain alias trên aaPanel có thể mang lại nhiều lợi ích cho trang web của bạn, giúp các người dùng cá nhân hay doanh nghiệp có thể tối ưu hóa sự hiện diện trực tuyến của mình mà không gặp rắc rối về mặt kỹ thuật hoặc SEO.
Hướng dẫn cấu hình domain alias trên aaPanel
- Bước 1: Tìm Document root của domain chính
- Bước 2: Thêm domain alias
- Bước 3: Cấu hình domain alias trên aaPanel
Bước 1: Tìm Document root của domain chính
Đầu tiên người dùng truy cập vào đường liên kết của aaPanel là http://ip-cua-ban:8888
(port 8888 là port mặc định của aaPanel và giá trị có thể thay đổi tuỳ theo người dùng).
Tiếp theo truy cập vào Website trên menu bên trái dashboard để vào danh sách các domain hiện có. Tại đây Vietnix đang có domain là kienthucdichvu.vietnix.xyz
và đường dẫn là /www/wwwroot.kienthucdichvu.vietnix.xyz
và sẽ chọn domain này để tạo domain alias ở bước sau.
Bước 2: Thêm domain alias
Tại giao diện dashboard aaPanel các bạn thêm Domain mới và cấu hình Alias như sau: chọn Website > bấm Add site.
Sau đó bạn sẽ điền thông tin cho domain mới, và nhớ thông tin mô tả Description là “domain alias” để dễ nhận biết sau này. Ngoài ra còn một điều quan trọng là đường dẫn file của domain alias chính là của domain gốc mà bạn đã chọn ban đầu.
Bạn sẽ điền những thông tin sau:
- Domain name
- Description
- Website path: nằm chung với domain chính (quan trọng)
- PHP version
- Tuỳ chọn SSL và redirect to HTTPS (nếu cần)
Cuối cùng là bấm Submit để tiến hành tạo domain alias.
Bước 3: Cấu hình domain alias trên aaPanel
Người dùng cần truy cập vào đường dẫn Document root của website, ở ví dụ này thì đường dẫn đang là /www/wwwroot.kienthucdichvu.vietnix.xyz
, sau đó bạn mở file wp-config.php và thêm nội dung như bên dưới vào:
Nội dung bạn sẽ thêm:
define('WP_SITEURL', 'http://' . $_SERVER['HTTP_POST']);
define('WP_HOME', 'http://' . $_SERVER['HTTP_POST']);
Note: hãy nhớ bấm Save để lưu lại các thay đổi trong file.
Tiếp đến, bạn cần thực hiện bước cuối cùng là cấu hình URL rewrite cho domain alias, bạn thực hiện như sau:
Trên mục Website ở domain alias, người dùng bấm vào nút Conf ở menu bên phải để truy cập bảng cấu hình website. Chọn dòng URL rewrite, chọn Rewrite rule converter là “wordpress“, sau đó bạn bấm Save để lưu thay đổi.
Như vậy là các bước cấu hình domain alias trên aaPanel đã hoàn thành, giờ bạn sẽ truy cập vào domain alias vừa tạo để kiểm tra kết quả.
Một số bài viết khác bạn có thể quan tâm:
Lời kết
Hy vọng nội dung trên đã giúp bạn hiểu được cách cấu hình domain alias trên aaPanel nhanh chóng, nếu có bất kì câu hỏi hay khó khăn nào trong quá trình thực hiện bạn có thể để lại comment dưới bài viết này, đội ngũ kỹ thuật của Vietnix sẽ hỗ trợ bạn. Ngoài ra bạn có thể xem thêm các bài liên quan đến aaPanel như Khôi phục mật khẩu trên aaPanel hay Cài đặt WordPress với Plugin OneClick trên aaPanel tại blog của Vietnix. Chúc bạn thành công!