Chắc hẳn bạn không còn xa lạ với Amazon – sàn giao dịch thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Thế nhưng, Amazon là gì, Amazon của nước nào và các quy định trở thành seller thì không phải ai cùng biết. Cùng Vietnix khám phá những thông tin thú vị về tập đoàn bán lẻ này nhé.
Amazon là gì?
Amazon là công ty công nghệ do Jeff Bezos thành lập tại Washington, Mỹ vào năm 1994. Amazon hoạt động chủ yếu dựa vào các trang thương mại điện tử, điện toán đám mây, thu thập dữ liệu cũng như tích hợp trí thông minh nhân tạo.
Amazon là công ty công nghệ hàng đầu thế giới, được xem là 1 trong 4 công ty nổi tiếng đình đám bên cạnh Google, Apple và Facebook, doanh số bán hàng chiếm gần phân nửa tổng doanh số thương mại điện tử của Mỹ.
Trang web thương mại điện tử của tập đoàn này có số lượng gian hàng đông đảo, hoạt động toàn cầu, không giới hạn ở quốc gia nào. Các mặt hàng Amazon kinh doanh đa dạng, đến từ nhiều thương hiệu khác nhau.
>> Xem thêm: Taobao là gì? Hàng Taobao là gì? Những lưu ý khi mua hàng Taobao
Lịch sử hình thành và phát triển Amazon
Năm 1994, Jeff Bezos thành lập Amazon. Ban đầu website có tên là Cadabra Inc. Tuy nhiên, cách phát âm này gần giống “Cadaver” – nghĩa là tử thi nên Jeff Bezos quyết định đổi tên thành con sông dài nhất trên thế giới.
Nhà sáng lập chọn trụ sở chính tại Seattle vì bộ máy đầu não của Microsoft cũng ở đây. Năm 1997, Amazon trở thành công ty đại chúng.
Năm 1998, công ty từ mảng sách trực tuyến lấn sân sang bán nhạc và video. Sau 1 năm, Amazon tiếp tục bán các trò chơi video, đồ gia dụng, phần mềm,…
Năm 2002, tập đoàn thành lập AWS – Amazon Web Services – cung cấp dịch vụ liên quan đến Internet và website cho các nhà tiếp thị và phát triển.
Năm 2006, tiếp tục phát triển AWS với EC2 – xử lý máy tính và S3 – dịch vụ lưu trữ đơn giản. Cùng năm này, tập đoàn thành lập Fulfillment by Amazon, giúp quản lý tài sản cá nhân và công ty thông qua trang web của họ.
2012, Amazon mua lại Kiva Systems để quản lý tự động hàng tồn kho. Từ năm 2015, Amazon vượt qua Walmart trở thành tập đoàn bán lẻ được định giá lớn nhất tại Mỹ.
Năm 2017, Amazon mua lại Whole Foods Market với mức 13,4 tỷ đô la. Năm 2018, Bezos ra mắt Amazon Prime – dịch vụ giao hàng nhanh – với 100 triệu người đăng ký toàn cầu.
Hiện nay, tập đoàn bán lẻ này đang dẫn đầu mảng thương mại điện tử trên toàn thế giới, phục vụ đa dạng ngành hàng với nhiều chiến lược phát triển hiệu quả.
Tại sao Amazon lại thành công đến vậy?
Cùng Vietnix vén màn bí ẩn về sự thành công của Amazon là gì qua thông tin phân tích bên dưới.
Sản phẩm đa dạng
Bạn có thể mua được bất kỳ món hàng nào trên Amazon. Đó cũng là lý do giúp tập đoàn phát triển mạnh mẽ cho đến hiện nay. Từ sách và các sản phẩm âm thanh, video,… Amazon đã mở rộng ra tất cả sản phẩm trên thế giới: mỹ phẩm, quần áo, đồ chơi, máy móc, dụng cụ làm vườn, nấu ăn,…
Thấu hiểu tâm lý khách hàng
Với kho dữ liệu khổng lồ, Amazon thấu hiểu cặn kẽ hành vi khách hàng ngay từ lần đăng nhập đầu tiên vào trang web. Ngay khi bạn tìm kiếm sản phẩm, Amazon đã đề xuất những mặt hàng phù hợp khác cho bạn.
Tất cả những điều trên tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng, khiến họ lựa chọn quay lại mua sắm và trở thành khách hàng trung thành về sau.
Chính sách đánh giá, review sản phẩm
Amazon có chính sách đánh giá sản phẩm chất lượng. Điều này giúp khách hàng cảm thấy ý kiến của họ được tôn trọng. Những khách hàng khác có thêm thông tin hữu ích để ra quyết định mua hàng.
Tập trung vào khách hàng thay vì đối thủ
Amazon bỏ xa các đối thủ với chiến lược đơn giản: Tập trung toàn lực vào nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Công ty không ngừng nâng cấp nền tảng trang web thương mại điện tử, giúp trải nghiệm mua sắm của người dùng tiện lợi và dễ dàng hơn.
Cùng tìm hiểu một số ý tưởng nâng cao chất lượng dịch vụ từ Amazon:
- Gift Ideas: Quà tặng theo dịp đặc biệt.
- Community: Chia sẻ thực tế từ khách hàng.
- Ecard: Khách hàng được lựa chọn bưu thiếp điện tử để gửi cho người thân quen, bạn bè miễn phí.
Mọi khách hàng đều có thể gửi email phản ánh về chất lượng dịch vụ cho Amazon. Chế độ trả lời riêng tư chứ không chỉ trả lời tự động giúp khách hàng tin tưởng hơn rất nhiều trang thương mại điện tử này.
Ngoài ra, toàn bộ khách hàng vào website của Amazon từ lần thứ hai đều được chào đón bằng thông điệp cá nhân. Big data trên Amazon đưa ra gợi ý mua sắm dựa trên hành vi và lịch sử trước đó của khách hàng.
Tập đoàn bán lẻ này thiết lập hệ thống kho hàng trên các nước Mỹ và thế giới nhằm tối ưu khâu vận chuyển. Đây cũng chính là thế mạnh cực lớn của sàn giao dịch thương mại này.
Kể từ 2015, Amazon tiến hành giao hàng miễn phí cho khách hàng đăng ký gói Prime ở Mỹ. Sau đó, với Amazon Air, hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng bằng máy bay không người lái trên khắp thế giới.
Tất cả những nỗ lực trên nhằm rút ngắn thời gian mua sắm của khách hàng, giúp họ quay trở lại trang web để được hưởng dịch vụ riêng biệt và thoải mái.
Năm 2019, Amazon xâm nhập và phát triển tại thị trường Viêt Nam, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cũng như tạo nguồn thu nhập lớn cho những ai biết nắm bắt cơ hội. Trong đó, Amazon có triển khai một chương trình tiếp thị liên kết trực tuyến (Amazon Affiliate), giúp mọi người tham gia quảng bá sản phẩm và tạo ra nguồn thu nhập.
Sáng tạo, cải tiến không ngừng
Cùng xem số liệu thống kê các Fulfillment Centers của Amazon:
- 110 trung tâm ở Bắc Mỹ.
- 40 trung tâm ở Châu Âu.
- Và rất nhiều trung tâm trên toàn thế giới.
Toàn bộ kho hàng được quản lý tự động, công nghệ hóa từ khâu xếp hàng, vận chuyển, bốc dỡ, đóng gói cho đến giao hàng.
Quy trình vận hành trong kho được tiến hành theo mô hình Customer Fulfillment Networking – CFN. Năng suất kho tăng trên 40%, chi phí vận hành chiếm chỉ còn 10% doanh thu sau 3 năm vận hành.
Hiện nay, Amazon còn thử nghiệm giao hàng tự động với hệ thống robot. Đây là bước tiến sau tham vọng giao hàng bằng máy bay không người lái của nhà sáng lập.
Quan tâm đến cộng đồng
Các dự án trách nhiệm xã hội của Amazon mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Công ty luôn có dự án hỗ trợ thể chất và kỹ năng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em tiếp cận với khoa học máy tính và công nghệ kỹ thuật cao ngay từ nhỏ.
Công ty thường xuyên hợp tác với các tổ chức từ thiện chuyên nghiệp tại các quốc gia như Good360, giúp phân phối sản phẩm qua mạng lưới tổ chức phi chính phủ cho những người có nhu cầu.
Ngoài ra, tập đoàn còn hợp tác với các tổ chức nổi tiếng như Newlife, Salvation Army và Barnardo,… Chính các hoạt động thiện nguyện đã định vị thương hiệu Amazon bền vững trong tâm trí khách hàng.
Họ biết rằng, họ không chỉ đang giao dịch với một trang thương mại điện tử uy tín mà còn góp phần xây dựng thế giới tốt đẹp hơn.
>> Xem thêm: Top 10 trang Thương Mại Điện Tử Trung Quốc nhập hàng giá rẻ nhất
Tìm hiểu về trang web Amazon
Trang web Amazon.com là sàn giao dịch thương mại điện tử của tập đoàn. Trên trang web, toàn bộ mặt hàng được phân loại theo danh mục cụ thể dựa trên thuật toán hiện đại, phức tạp.
Trang web được thành lập ban đầu phục vụ cho thị trường Mỹ, sau mở rộng toàn cầu. Nơi đây giống như một siêu thị đa năng, bán lẻ mọi mặt hàng cần thiết. Chất lượng sản phẩm được kiểm soát, giá cả niêm yết công khai.
Khách hàng vào trang web Amazon để tìm kiếm các sản phẩm chất lượng, chế độ hậu mãi tốt và có chính sách bảo vệ người tiêu dùng.
Ngoài trang web chính thức là Amazon.com, hiện nay tập đoàn còn sở hữu nhiều trang web riêng cho từng khu vực, quốc gia như Canada, Anh, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc,…
Trang web Amazon Việt Nam https://sell.amazon.vn/ còn tổ chức nhiều chương trình bán hàng giúp các doanh nghiệp phát triển kinh doanh.
Phí duy trì gian hàng trên Amazon chỉ có 9.99 đô la/tháng. Các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xem trang thương mại điện tử này là mảnh đất phát triển kinh doanh màu mỡ, tiếp cận khách hàng dễ dàng.
Cách để mua hàng trên Amazon
Sau khi tìm hiểu các đặc điểm chính của sàn giao dịch thương mại, Vietnix sẽ giúp các bạn biết cách mua hàng trên trang Amazon là gì.
Mua trực tiếp
Để mua trực tiếp trên sàn giao dịch này, bạn chỉ cần làm theo các bước sau:
Đăng ký tài khoản
Truy cập trang chủ của website Amazon.com, nhấp chọn Hello, Sign in sau đó Start here và điền đầy đủ thông tin cá nhân của bạn.
Tiếp theo, bạn truy cập Your Account phần Settings và điền địa chỉ Việt Nam. Bạn cần tra cứu mã ZIP Code cụ thể cho từng địa điểm như Hồ Chí Minh là 700000 hoặc 760000, Hà Nội là 100000,…
Đọc kỹ mô tả sản phẩm
Hàng hóa giao dịch trên Amazon cực kỳ đa dạng, chia thành 3 loại:
- Ships from and sold by Amazon.com: Hàng hóa do chính Amazon trực tiếp quản lý, đăng bán và đảm bảo vận chuyển. Sự lựa chọn này sẽ có độ tin cậy cao nhất, được sàn thương mại đảm bảo tuyệt đối về chất lượng và chính sách đổi trả hoàn tiền nếu có.
- Sold by XXX and Fulfilled by Amazon: Hàng hóa của đối tác của Amazon đã đăng ký và được công ty hỗ trợ vận chuyển. Dòng sản phẩm vẫn có độ tin cậy cao, được Amazon đảm bảo về uy tín của người bán và hỗ trợ đổi trả sản phẩm nếu thực tế không giống mô tả.
- Ships from and sold by XX: Hàng hóa của seller – người bán, đa dạng về chủng loại và giá cả. Đối với lựa chọn này, Amazon không chịu trách nhiệm về chất lượng và quy trình vận chuyển. Bạn cần đọc kỹ phần đánh giá của khách hàng đã mua từ trước.
Việc cần đọc thật kỹ phần mô tả sản phẩm trên Amazon là gì giúp bạn mua được hàng chất lượng, tránh việc hàng hóa và quảng cáo khác nhau.
Việt Nam hiện nay vẫn chưa được Amazon ship trực tiếp hoàn toàn. Bạn có thể kiểm tra thông tin qua hai trạng thái This item ships to Vietnam hoặc This item does not ship to Vietnam.
Chọn thời điểm mua hàng
Thời điểm mua tốt nhất là vào các đợt giảm giá như Black Friday, Cyber Monday hoặc các chương trình giảm đến 30% ở Amazon Outlet. Bạn cũng có thể đăng ký Daily Gold Box Deals để theo dõi khuyến mãi.
Bạn nên gộp các đơn hàng giá trị nhỏ vào cùng để ship một lần. Cách này giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển tối đa.
Thuế mua hàng
Rất nhiều bạn lúng túng khi tìm hiểu về thuế mua hàng trên Amazon là gì. Bạn lưu ý, hàng hóa có giá trị trên 1 triệu đồng sẽ bị tính các khoản thuế sau:
- VAT: 10% giá trị đơn hàng (tính cả phí vận chuyển).
- Thuế nhập khẩu: dao động từ 0% cho điện thoại, laptop, máy tính đến 20% cho quần áo, 30% cho giày dép và 18-22% cho mỹ phẩm – nước hoa.
Thanh toán
Sau khi chọn sản phẩm muốn mua, bạn điền địa chỉ và thông tin giao hàng, chọn thanh toán bằng thẻ quốc tế. Bạn nhấn chọn Proceed to checkout.
Có hai hình thức thanh toán là Visa MasterCard hoặc Amazon Gift Card (thẻ thanh toán do Amazon phát hành). Bạn nên làm thẻ MasterCard từ Vietcombank vì phí chuyển đổi ngoại tệ thấp hơn các ngân hàng khác. Sau đó bạn điền thông tin thẻ và địa chỉ thanh toán.
Hoàn tất giao hàng
Bạn tiếp tục kiểm tra thông tin đặt hàng và lựa chọn cuối cùng là Place your order in VND. Hệ thống của Amazon sẽ thông báo xác nhận đơn hàng vào email của bạn. Thế là quá trình mua hàng đã hoàn tất rồi đấy.
Dịch vụ mua hộ
Toàn bộ quy trình trên bạn sẽ tự tiến hành trực tiếp từ khâu lựa chọn sản phẩm đến hoàn tất đơn hàng. Nếu không có nhiều thời gian và kinh nghiệm, bạn có thể lựa chọn các đơn vị mua hàng hộ uy tín.
Chỉ cần bạn đưa thông tin mặt hàng cần thiết, các đơn vị này sẽ tìm kiếm sản phẩm phù hợp, đặt hàng, thanh toán và vận chuyển về Việt Nam. Thời gian trung bình khoảng 10-15 ngày tùy vào mặt hàng và chính sách của nhà bán.
Bán hàng trên Amazon như thế nào?
Bán hàng trên Amazon hiện nay đang được nhiều bạn trẻ quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, việc trở thành một Amazon seller không phải là điều dễ dàng vì có rất nhiều quy định bạn cần tuân thủ. Cùng Vietnix khám phá những cách thức bán hàng trên Amazon là gì nhé.
Hình thức bán hàng trên Amazon
Amazon chia các seller thành hai nhóm: Cá nhân và doanh nghiệp.
Nhóm cá nhân thường là những người sản xuất nhỏ, không có nhà máy hoặc nhà máy rất nhỏ. Ngoài ra, họ còn có thể bán hàng theo dạng OEM – gia công ngoài, hoặc mua bán qua lại.
Ngược lại, những doanh nghiệp khai thác kênh bán hàng trên Amazon là những doanh nghiệp vừa và lớn, có tiềm lực về kinh tế và nguồn hàng, độ tin cậy cao.
Các loại hình bán hàng trên Amazon
Dropshipping là hình thức kinh doanh đơn giản khi tìm hiểu về Amazon. Hàng hóa sẽ được vận chuyển trực tiếp từ nơi sản xuất đến khách hàng. Trong vai trò nhà kinh doanh, giới thiệu sản phẩm, bạn không phải chứa hàng trong kho và cũng không mất phí trung gian.
Fulfillment by Amazon (FBA) cho phép người bán vận chuyển hàng đến kho của Amazon sau khi xác định nguồn hàng phù hợp. Khâu còn lại do Amazon phụ trách.
Quy trình này đơn giản, đảm bảo khâu vận chuyển, đóng gói đến khách hàng. Tuy nhiên, bạn cần phải trả chi phí lưu kho và giao nhận cho sàn.
>> Xem thêm: Print On Demand là gì? Cách thức hoạt động của Print On Demand
Những điều cần nắm rõ khi bán hàng trên Amazon
Bạn cần biết rõ những ưu nhược điểm khi bán hàng trên sàn giao dịch thương mại Amazon là gì để kinh doanh hiệu quả. Cụ thể như sau:
Bạn sẽ không tốn quá nhiều chi phí để tiếp cận khách hàng toàn cầu. Amazon có kho dữ liệu khổng lồ, để bất cứ nhu cầu tìm kiếm sản phẩm nào của khách hàng cũng được kết nối với nhà bán.
Ngoài ra, Amazon luôn chú trọng nghiên cứu và phát triển. Những hình thức kinh doanh tiên tiến như dropship, FBA private label, hijack, Vendor,… đáp ứng tối đa nhu cầu của seller.
Amazon cũng có nhiều dịch vụ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của từng nhà bán như hỗ trợ vận chuyển từ kho Amazon đến khách hàng, tăng traffic đến trang bán hàng của bạn. Do vậy, nếu xác định mở rộng kinh doanh ở thị trường quốc tế, đây là hướng đi bắt buộc doanh nghiệp.
Các điểm quan trọng bạn cần lưu ý:
- Cung cấp thông tin chính xác về địa chỉ, hàng hoá, thời gian và hình thức giao nhận.
- Tính toán đầy đủ các chi phí liên quan vào giá thành sản phẩm cuối cùng bao gồm phí xuất nhập hàng, phụ phí liên quan, phí giao hàng,…
- Chăm sóc khách hàng thông qua vốn tiếng Anh tốt, chất lượng dịch vụ ổn định và đáp ứng thời gian phản hồi 24h vì khách hàng thuộc nhiều múi giờ khác nhau.
- Có khả năng xuất VAT theo yêu cầu.
- Đảm bảo chất lượng hàng hóa.
Quy trình triển khai bán hàng trên Amazon
Để trở thành nhà bán và tối đa doanh thu bạn cần nắm rõ quy định bán hàng trên Amazon là gì.
Bạn có tổng cộng 20 danh mục để quyết định hàng hóa bán trên Amazon. Đối với seller chuyên nghiệp có thêm ít nhất 10 danh mục khác.
Tuy nhiên, bạn không nên chọn quá nhiều danh mục vì sẽ khó quản lý và không định vị tốt thương hiệu.
Việc chọn mặt hàng nào để bán cần tuân thủ theo quy định:
- Mặt hàng được chấp thuận trên Amazon.
- Nhu cầu của thị trường.
- Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm.
Bạn có thể lựa chọn kế hoạch bán hàng chuyên nghiệp (Professional) với phí duy trì là 40 đô la và không giới hạn số lượng sản phẩm hay hình thức cá nhân nhỏ lẻ (Individual) thì không có phí duy trì nhưng có phí hoa hồng trả cho Amazon là 1 đô la/ mỗi sản phẩm.
Vietnix sẽ hướng dẫn bạn cách thức bán hàng trên Amazon là gì thông qua các bước cụ thể sau.
Đăng ký tài khoản
Bạn được tùy chọn một trong hai tài khoản sau để trở thành seller trên Amazon:
- Tài khoản Individual, dành cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc cá nhân bán số lượng ít, không quá 40 đơn/ tháng. Tài khoản này không cần trả phí duy trì mỗi tháng nhưng sẽ trừ trực tiếp trên mỗi sản phẩm bán ra 0.99 đô la cho Amazon.
- Tài khoản Professional, dành cho doanh nghiệp lớn. Phí duy trì hàng hóa là 39.99 đô la hàng tháng, không giới hạn về số lượng kinh doanh trên sàn.
Bạn nhấn chọn Sell on Amazon, tiếp tục Start Selling, khai báo thông tin trong Amazon Seller Center để xác minh.
Nghiên cứu sản phẩm và thị trường
Ở giai đoạn này bạn cần nghiên cứu thật kỹ để có kế hoạch chi tiết. Các sản phẩm trên Amazon rất đa dạng. Cùng một mặt hàng có nhiều nhà bán khác nhau, nên độ cạnh tranh cao. Nếu không nghiên cứu, bạn sẽ không có lợi thế khác biệt.
Thông tin cần nghiên cứu đầu tiên là từ khóa vì đây là điều khách hàng tiếp cận đến sản phẩm ngay khi vào trang web. Nếu tối ưu tốt, mức độ ranking trang bán hàng cao, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
Giai đoạn keyword research cực kỳ quan trọng để xác định từ khóa top ở đâu, mức độ cạnh tranh mỗi từ và chiến lược chạy quảng cáo từ khóa nào phù hợp.
Listing và tối ưu trang bán hàng
Sau giai đoạn nghiên cứu, bạn cần tập trung vào trang bán hàng để listing các chi tiết như tiêu đề, mô tả sản phẩm, thông tin và chính sách liên quan.
Cùng tìm hiểu các thông tin cần thiết cần niêm yết trên trang web Amazon là gì:
- Title: Tiêu đề sản phẩm cần có từ khóa, hấp dẫn, đủ thông tin theo quy định để không bị khóa hiển thị.
- Image: Hình ảnh thực tế/quảng cáo của sản phẩm, đầy đủ các góc nhìn, thực tế, đẹp mắt, sinh động, đầy đủ công năng.
- Product Description: Mô tả sản phẩm với ít nhất 5 bullet points, càng chi tiết hấp dẫn càng tốt.
- Enhanced Brand Content: Cung cấp thêm thông tin về sản phẩm.
- Variations: Thông số sản phẩm.
- Customer reviews: Đánh giá của khách hàng.
Thiết lập quy trình giao nhận
Để hàng hóa đến được khách hàng, bạn cần biết quy trình thiết lập giao nhận trên Amazon bao gồm tạo đơn hàng, dán nhãn sản phẩm, đóng thùng, và làm việc với đơn vị vận chuyển.
Bạn vào mục Inventory chọn Manage FBA Shipments và tiếp tục với Continue with shipping plan. Sau đó, seller nhập tổng số lượng hàng hóa ký gửi đến kho của Amazon, nhấn xác nhận hoàn thành.
Chạy quảng cáo trên Amazon
Bạn có thể lựa chọn hình thức PPC (Pay Per Click) để bắt đầu chiến dịch quảng cáo trên Amazon. Hình thức này seller sẽ trả phí cho mỗi cú nhấp chuột của khách hàng. Đây là cách thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, đặc biệt trong giai đoạn mới bán hàng trên Amazon.
Theo dõi đơn hàng và chăm sóc khách hàng
Các bước tiếp theo bạn cần làm là quản lý số lượng hàng tồn kho, thiết lập chính sách khuyến mãi, chăm sóc khách hàng và giải quyết khiếu nại, đồng thời gia tăng chất lượng sản phẩm.
Với quy trình bán hàng đơn giản như trên, bạn hoàn toàn có thể chủ động lên kế hoạch mở rộng việc kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại lớn nhất thế giới.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã nắm bắt được những điểm cần lưu ý khi mua bán hàng hóa trên Amazon là gì. Cùng theo dõi những bài viết chất lượng tiếp theo của Vietnix nhé.