NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
17/09/2024
Lượt xem

9 bước phân tích đối thủ cạnh tranh chi tiết

17/09/2024
26 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (57 bình chọn)

Phân tích đối thủ cạnh tranh (Competitor analysis) dường như là công việc quan trọng tất yếu mà mỗi doanh nghiệp cần phải nắm rõ. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh và dự đoán được xu hướng chuyển dịch của thị trường, từ đó có những bước đi vững chắc nhất trong tương lai. Hôm nay, Vietnix sẽ cung cấp đến bạn 10 bước nghiên cứu đối thủ cạnh tranh hiệu quả nhất.

Đối thủ cạnh tranh là gì?

Đối thủ cạnh tranh (Competitor analysis) là các doanh nghiệp hoặc cá nhân cùng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự và nhắm đến phân khúc khách hàng mục tiêu giống nhau.

Đối thủ cạnh tranh là các tổ chức cùng cung cấp một sản phẩm tương tượng như bạn
Đối thủ cạnh tranh là các tổ chức cùng cung cấp một sản phẩm tương tượng như bạn

Họ sẽ cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp để giành khách hàng, thị phần và tăng trưởng doanh thu. Mức độ cạnh tranh trong một ngành cụ thể sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như rào cản gia nhập, sức mạnh thương hiệu, sự đổi mới sản phẩm và điều kiện kinh tế vĩ mô.

icon

Ví dụ điển hình về cạnh tranh là giữa Coca-Cola và Pepsi, hai gã khổng lồ này không ngừng cạnh tranh về giá cả, quảng cáo, phân phối và đổi mới sản phẩm để thu hút người tiêu dùng trong hơn một thế kỷ.

Vì sao cần phân tích đối thủ cạnh tranh?

Quá trình phân tích đối thủ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường và xác định các cơ hội để tăng trưởng. Một nghiên cứu đối thủ cạnh tranh hiệu quả sẽ giúp bạn:

  • Khám phá những thông tin giá trị về độ bão hòa của thị trường, xu hướng tiêu dùng và các chiến lược marketing hiệu quả của đối thủ.
  • Hiểu rõ hơn về nhận thức của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của bạn so với đối thủ.
  • So sánh điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp mình với đối thủ cạnh tranh.
  • Xác định các thị trường ngách tiềm năng và lập kế hoạch để chiếm lĩnh thị trường đó.
vi sao can phan tich doi thu canh tranh 2
9 bước phân tích đối thủ cạnh tranh chi tiết 44

Để đo lường hiệu quả của việc phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn có thể theo dõi các chỉ số quan trọng như tăng trưởng doanh thu, tỷ lệ chuyển đổi, thị phần và độ nhận biết thương hiệu.

icon

Ví dụ: Một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực thời trang có thể so sánh sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và chiến lược marketing của mình với các đối thủ lớn như Zara và H&M để xác định những điểm khác biệt và cơ hội để nổi bật trên thị trường.

Một số ví dụ về đối thủ cạnh tranh nổi tiếng trên thế giới

Dưới đây là 3 ví dụ về các đối thủ cạnh tranh nổi tiếng trên thế giới:

1. Apple và Samsung: Cuộc chiến ngôi vương Smartphone

Apple và Samsung luôn là hai cái tên được nhắc đến nhiều nhất khi nói về smartphone. Cả hai hãng đều sở hữu những cơ sở người hâm mộ trung thành và không ngừng cạnh tranh để giành lấy vị trí số một trên thị trường điện thoại di động toàn cầu.

iPhone của Apple và dòng Galaxy của Samsung luôn là tâm điểm chú ý của người dùng. Hệ sinh thái của Apple với iOS, macOS, iPadOS và các dịch vụ như Apple Music, iCloud tạo nên một trải nghiệm liền mạch. Trong khi đó, Samsung với hệ điều hành Android tùy biến One UI cùng loạt sản phẩm đa dạng như Galaxy Watch, Tablet Android đã tạo nên một đế chế công nghệ đồ sộ.

Apple nổi tiếng với những đột phá trong thiết kế và hiệu năng, trong khi Samsung lại được biết đến với khả năng sản xuất hàng loạt và áp dụng công nghệ mới một cách nhanh chóng, đặc biệt là trong lĩnh vực màn hình và camera.

Apple và Samsung luôn không ngừng cạnh tranh để giành lấy vị trí số một trên thị trường điện thoại di động
Apple và Samsung luôn không ngừng cạnh tranh để giành lấy vị trí số một trên thị trường điện thoại di động

2. Nike và Adidas: Những “ông lớn” cạnh tranh khốc liệt trong ngành công nghiệp thể thao

Cả Nike (với biểu tượng Swoosh quen thuộc) và Adidas (nhận diện bởi ba sọc đặc trưng) đều là những gã khổng lồ trong lĩnh vực sản xuất giày thể thao, quần áo thể thao và các dụng cụ thể thao khác. Cả hai thương hiệu đều có mặt ở hầu hết các môn thể thao phổ biến như bóng đá, bóng rổ và tennis.

Cạnh tranh giữa 2 sản phẩm Adidas Samba và Nike Air Force 1
Cạnh tranh giữa 2 sản phẩm Adidas Samba và Nike Air Force 1

Một trong những yếu tố giúp Nike và Adidas trở nên nổi tiếng là các hợp đồng tài trợ với những ngôi sao thể thao hàng đầu thế giới. Việc tài trợ không chỉ giúp tăng cường nhận diện thương hiệu mà còn tạo ra sự kết nối mạnh mẽ giữa sản phẩm và người tiêu dùng.

3. Coca-Cola và PepsiCo: Cuộc chiến khốc liệt trong ngành công nghiệp đồ uống không cồn

Hai gã khổng lồ Coca-Cola và PepsiCo đã và đang cạnh tranh khốc liệt trong ngành công nghiệp đồ uống không cồn suốt nhiều thập kỷ. Cuộc chiến này không chỉ xoay quanh việc giành thị phần trong thị trường nước ngọt có ga mà còn mở rộng sang các phân khúc đồ uống khác như nước trái cây, nước tăng lực và trà sẵn uống.

Cocacola và pepsi đã cạnh tranh với nhau hơn một thập kỷ qua
Cocacola và pepsi đã cạnh tranh với nhau hơn một thập kỷ qua

Chiến lược marketing của hai công ty cũng rất đa dạng, từ các chiến dịch quảng cáo truyền thống đến các hoạt động marketing số và tương tác với cộng đồng. Bên cạnh đó, cả hai đều chú trọng đến các vấn đề xã hội như bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng.

Phân tích đối thủ cạnh tranh trong Marketing

Hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện phân tích cạnh tranh vì điều này mang lại nhiều lợi ích cho họ, nhất là đối với việc phát triển các chiến dịch Marketing (tiếp thị). Cụ thể là:

  • Hiểu rõ hơn về thị trường: Đánh giá độ lớn và tốc độ tăng trưởng của thị trường, xác định các phân khúc khách hàng tiềm năng và nhận biết các xu hướng mới.
  • Xác định điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ: So sánh trực tiếp sản phẩm, dịch vụ, kênh phân phối và chiến lược marketing của doanh nghiệp với đối thủ.
  • Tìm kiếm cơ hội: Nhận diện các khoảng trống trên thị trường, đề xuất các ý tưởng sáng tạo và phát triển các sản phẩm/dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng.
  • Xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững: Tối ưu hóa các nguồn lực và tăng cường khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường.

Bên cạnh đó sẽ còn rất nhiều ưu thế khác nhau mà bạn sẽ mang về cho doanh nghiệp khi thực hiện phân tích đối thủ. Tương tự như câu nói “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”

9 bước thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh

Việc phân tích đối thủ trong cùng ngành dường như là phương pháp mà mọi doanh nghiệp đều phải áp dụng thường xuyên. Để bảng phân tích được hiệu quả cũng như tối ưu được các vấn đề hay chỉ số thì bạn cần thực hiện theo trình tự các bước dưới đây. 

1. Xác định danh sách các đối thủ cạnh tranh

Trước khi bắt đầu vào quá trình phân tích, bạn cần xác định được các loại đối thủ cạnh tranh của mình là ai (Càng chi tiết càng tốt). Bạn có thể thực hiện điều này thông qua việc tìm kiếm sản phẩm của mình trên hai nền tảng:

Hãy phân tích đối thủ cạnh tranh bằng việc lập danh sách những tiêu chỉ cốt lõi để lựa chọn ra nhóm đối thủ chi tiết và đúng nhất.

4 hình thức đối thủ cạnh tranh cơ bản bao gồm:

  1. Những doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ giống tương tự bạn.
  2. Những doanh nghiệp thuộc vào nhóm có quy mô hay cơ sở kinh doanh tương đồng.
  3. Các doanh nghiệp hướng đến tập khách hàng giống với doanh nghiệp của bạn hoặc có sự khác biệt thấp.
  4. Dựa trên phân khúc đối thủ như vừa tham gia vào thị trường hay các doanh nghiệp lớn hơn.

Danh sách này cần có ít nhất là 7 đối thủ thì mới mang đến bạn những góc nhìn tổng quan và chính xác nhất.

Thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh
9 bước phân tích đối thủ cạnh tranh chi tiết 45

Vậy khi phân tích đối thủ cạnh tranh thì bạn phải lấy thông tin từ đâu? Đa phần, quá trình phân tích phải diễn ra thầm lặng thế nên các kênh mà bạn có thể thu cập dữ kiện thường là trực tuyến và một số ngoại lệ khác:

  1. Các công cụ tìm kiếm: Có thể là Google, Safari,  Cốc Cốc,… Bạn chỉ cần nhập từ khóa chứa tên đối thủ cũng như ngành mà họ đang phát triển để tra thông tin chi tiết.
  1. Quảng cáo trực tuyến: Các dạng quảng cáo này sẽ xuất hiện với tần suất phù hợp khi bạn sử dụng công cụ tìm kiếm với mục đích thu thập dữ kiện của doanh nghiệp khác.
  2. Khách hàng: Có hai hình thức lấy phân tích đối thủ cạnh tranh dựa trên khách hàng là trực tiếp (thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn, cuộc trò chuyện nhỏ,…) và gián tiếp (tham khảo ý kiến của khách hàng về doanh nghiệp đối thủ).
  3. Ấn phẩm thương mại: Có thể nói, các dạng ấn phẩm này được ví như cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Bạn có thể phân tích đối thủ qua ấn phẩm thương mại từ các kênh như trung tâm thương mại, mạng xã hội,…
  4. Diễn đàn và truyền thông: Với phương thức này, bạn có thể thu thập ý kiến và thông tin từ dư luận để có góc nhìn tổng quan về vị thế cũng như sự đánh giá của đối thủ trong lĩnh vực ở một thời điểm cụ thể.
  5. Dùng  báo cáo của CRIF D&B Việt Nam: Đây là đối tác tin cậy giúp doanh nghiệp nghiên cứu thị trường một cách chuyên nghiệp. Với giải pháp thông minh như D&B Hoovers và báo cáo BIR, bạn có thể thu thập dữ liệu về đối thủ cạnh tranh một cách chi tiết và chính xác.

2. Phân loại đối thủ

Trên thực tế, việc xác định rõ từng loại đối thủ ở thời điểm hiện tại sẽ giúp quá trình phân tích đối thủ của bạn diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. Hiện nay, đối với lĩnh vực kinh doanh bao gồm dịch vụ và sản phẩm sẽ có ba loại đối thủ chính.

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Đối thủ trực tiếp là những đơn vị hoạt động trên cùng ngành hàng và nhắm đến cùng một tập khách hàng giống gần như hoàn toàn với doanh nghiệp bạn. Đây chính là những thương hiệu mà khách hàng sẽ đắn đo so sánh với sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

icon

Nổi bật nhất trên toàn cầu có thể kể đến như Coca Cola và Pepsi.

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp

Đối thủ gián tiếp là các doanh nghiệp bán sản phẩm tương tự với bạn nhưng họ lại nhắm đến một tập khách hàng khác. Tuy nhiên, tỷ lệ mà những khách hàng tiềm năng của bạn tìm đến sản phẩm của đối thủ gián tiếp vẫn có thể xảy ra.

icon

Ví dụ về đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Rạp chiếu phim và các dịch vụ streaming – Cả 2 đều cung cấp hình thức giải trí, nhưng một cách là trực tiếp tại rạp, còn một cách là thông qua các thiết bị cá nhân.

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Đối thủ tiềm ẩn luôn giữ vai trò đáng cẩn trọng trong mỗi cuộc phân tích đối thủ cạnh tranh. Họ là những người có thể sẽ hướng đến tập khách hàng giống hoặc tương tự với bạn nhưng không kinh doanh trên cùng ngành. 

Sự nguy hiểm của tập đối thủ này chính là việc họ có thể trở thành những người trực tiếp cạnh tranh với bạn vào bất kỳ thời điểm nào. Khi họ đủ nguồn lực để mở rộng kinh doanh, đây có thể là đối tác tiềm năng hoặc đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bạn.

icon

Bạn có thể nhìn nhận rõ hơn thông qua ví dụ: Các doanh nghiệp chuyên chuyên về sữa như TH True Milk hay Vinamilk có đủ tiềm lực về kinh tế, kinh nghiệm cũng như quy mô để tham gia vào thị trường cung ứng nước ngọt.

Đối thủ cạnh tranh thay thế

Đối thủ cạnh tranh thay thế là những đơn vị cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự hoặc có thể thay thế một phần các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Họ có thể là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp, tùy thuộc vào mức độ thay thế và tính cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ.

icon

Ví dụ, nếu doanh nghiệp bạn đang kinh doanh bộ dụng cụ rửa xe ô tô, thì một đối thủ cạnh tranh thay thế có thể là các công ty cung cấp dịch vụ rửa xe tại nhà hoặc các sản phẩm làm sạch xe đa năng.

3. Thu thập các thông tin về đối thủ

Thu thập thông tin được xem như bước cốt yếu của quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh. Vậy doanh nghiệp cần phải có những dữ kiện gì để bắt đầu việc phân tích?

thu thap thong tin doi thu
9 bước phân tích đối thủ cạnh tranh chi tiết 46

Dưới đây là 5 yếu tố chính mà bạn cần phải điền vào bảng phân tích chi tiết. 

Thông tin khái quát

Đây là lúc mà bạn thu thập mọi dữ kiện bề nổi về đối thủ của mình. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chính xác ngay từ đầu hạn chế được việc sai lệch.

Các thông tin khái quát có thể là:

  • Kết cấu doanh nghiệp.
  • Quy mô doanh nghiệp.
  • Loại sản phẩm.
  • Phương pháp kinh doanh.

Dịch vụ/sản phẩm

Về cơ bản, trong kinh doanh, sản phẩm hay dịch vụ đều sẽ đóng những vai trò cực kỳ quan trọng tạo nền tảng cốt lõi cho sự phát triển của doanh nghiệp. Các thông tin về sản phẩm/dịch vụ của đối thủ mà bạn cần thu thập: Đặc tính của sản phẩm, dịch vụ, giá cả, các ưu đãi.

Khi đã có được những thông tin này, doanh nghiệp của bạn có thể đề ra những chiến dịch Marketing phù hợp hơn. Bên cạnh đó, bạn sẽ nhận thấy được điểm mạnh của mình để phát huy và điểm yếu để cải thiện.

Kênh phân phối

Tìm hiểu về kênh phân phối của đối thủ sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong suốt quá trình kinh doanh. Bạn cần nắm được những đặc điểm như: Cách mà kênh hoạt động, cấu trúc kênh. Từ đó có thể tổ chức tối ưu các kênh của doanh nghiệp bạn.

Truyền thông

Có thể nói, truyền thông – marketing là phương án đưa doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Bạn nên xem xét những cách thức tổ chức và vận hành chiến dịch quảng bá trực tuyến và trực tiếp của đối thủ thường xuyên.

Có thể nói, với việc truyền thông của đối thủ đạt hiệu quả cao thì bạn dường như không thể quản lý được khách hàng của mình. Lúc này, đối thủ cạnh tranh sẽ dễ dàng tiếp cận cũng như thu hút khách hàng tiềm năng của bạn.

Khách hàng và nhận thức

Bạn nên thu thập những đánh giá từ khách hàng của đối thủ để có được kinh nghiệm khắc phục những vấn đề còn hạn chế. Từ đó, doanh nghiệp của bạn sẽ hiểu hơn về khách hàng và đưa ra những chiến lược phù hợp để tiếp cận đến họ.

4. Phân tích các đối thủ cạnh tranh

Đến đây, bạn có thể thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh theo nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, theo những chuyên gia khuyến cáo, doanh nghiệp nên thực hiện phân tích thông qua bảng.

Phân tích các đối thủ cạnh tranh
9 bước phân tích đối thủ cạnh tranh chi tiết 47

Khi bạn đã có đủ nguồn dữ kiện hỗ trợ cho quá trình này hãy bắt đầu bằng việc sắp xếp vào bảng một cách khoa học.

Lưu ý: Bạn nên thiết kế bảng phù hợp cho việc thay đổi thông tin nhanh chóng khi cần. Các tiêu chí phân tích cơ bản bao gồm:

  • Giá thành.
  • Cung cấp sản phẩm.
  • Lượt tương tác qua các kênh (mạng xã hội, diễn đàn, website,…).
  • Thông tin truyền thông.
  • Những nhu cầu của khách hàng.
  • Các đặc điểm khác.

5. Ứng dụng các mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh

Đối với từng giai đoạn, mục đích phân tích các doanh nghiệp cùng ngành dựa trên những tiêu chí khác nhau. Bạn cần linh hoạt trong việc lựa chọn mô hình phân tích sao cho phù hợp. Dưới đây, Vietnix đã tổng hợp 5 mô hình chủ chốt mà bạn cần quan tâm.

Mô hình SWOT

SWOT là mô hình giúp bạn có thể phân tích triệt để một doanh nghiệp hay dự án bất kỳ. Khi hoàn thành quá trình phân tích, bạn sẽ nhận lại các kết quả như:

  • Strengths (điểm mạnh).
  • Weaknesses (điểm yếu).
  • Threats (thách thức).
  • Opportunities (Cơ hội).
mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh SWOT
9 bước phân tích đối thủ cạnh tranh chi tiết 48

Mô hình của Michael Porter – 5 lực lượng cạnh tranh 

Mô hình 5 áp lượng cạnh tranh giúp bạn xác định và đánh giá tốt 5 lực lượng cạnh tranh khác nhau. Đối với loại mô hình này của Michael Porter thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng cho việc phân tích cho tất cả các doanh nghiệp ở mọi ngành công nghiệp.

Mô hình ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM

Competitive Profile Matrix (CPM) là mô hình ma trận hình ảnh cạnh tranh giúp bạn tóm lược toàn bộ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn còn biết được điểm mạnh yếu của doanh nghiệp có vị thế ra sao so với tương quan chiến lược của đối thủ.

Mô hình đa giác

Mô hình đa giác là một dạng phân tích có thể mang đến bạn nhiều góc nhìn trực quan và đầy đủ thông tin cần thiết. Đối với mô hình dạng này, bạn sẽ có thể thêm nhiều yếu tố cạnh tranh khác nhau vào đồ thị đa giác.

Từ đó, bạn sẽ nhận định được khả năng công ty trong mối quan hệ với tập hợp doanh nghiệp cùng ngành hay đối thủ cạnh tranh riêng lẻ. Điều này hỗ trợ bạn trong việc hoạch định kế hoạch và những bước tiến trong tương lai.

Mô hình phân tích nhóm chiến lược 

Có thể nói, đây là mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh mang đến những kết quả chi tiết nhất về chiến lược. Loại mô hình này sẽ được thể hiện bằng một khung phân tích theo từng cụm dựa vào những đặc điểm tương đồng của chiến lược.

6. Report phân tích đối thủ cạnh tranh

Sau quá trình tìm hiểu dữ kiện cũng như hoàn thành phân tích thì bạn cần phải lập báo cáo cụ thể cho cấp trên. Bạn sẽ thực hiện tổng hợp lại thông tin cũng như kết quả phân tích thành một bảng báo cáo với đầy đủ số liệu, nội dung và trình bày hoàn chỉnh.

Report phân tích đối thủ cạnh tranh
9 bước phân tích đối thủ cạnh tranh chi tiết 49

Sở hữu bảng báo cáo chi tiết và có tỷ lệ sai lệch thấp sẽ giúp doanh nghiệp định hướng được chiến lược bán hàng và tiếp thị hiệu quả hơn. Đây sẽ là nền tảng vị thế vững chắc của doanh nghiệp đồng thời phục vụ nhu cầu mở rộng thị phần trong tương lai.

7. Tìm hiểu công nghệ đối thủ đang dùng

Công nghệ là một yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với bất cứ doanh nghiệp nào, nhất là trong bối cảnh thời đại 4.0 với hàng loạt công nghệ mới đang lên ngôi. Nếu doanh nghiệp không biết nắm bắt và thay đổi, việc bị loại trừ khỏi trường đua chỉ là điều sớm muộn.

Không chỉ không ngừng nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới, doanh nghiệp bạn còn phải nắm rõ các công nghệ mà đối thủ đang sử dụng. Điều này giúp doanh nghiệp chọn lọc được các công nghệ phù hợp, tiết kiệm thời gian, giảm thiểu sai lầm và tăng động lực phát triển trong tương lai. 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu các kỹ thuật được đối thủ áp dụng cho trang web của họ để bổ sung và triển khai các kỹ thuật hay ho, cần thiết mà website bạn đang thiếu. 

8. Phân tích mức độ tương tác của nội dung đối thủ cung cấp

Để thực hiện điều này, bạn chỉ cần kiểm tra mức độ tương tác (lượng bình luận, lượt share, lượt like trung bình) trên các trang mạng xã hội như Instagram, Twitter, Facebook hay Tiktok,… Qua đó, bạn có thể xác định được các vấn đề sau:

  • Các chủ đề trào lưu, thịnh hành ở thời điểm phân tích.
  • Các nhận xét mang tính tiêu cực, tích cực hoặc hỗn hợp trên nền tảng mạng xã hội. 
  • Các bình luận phản hồi theo hướng tốt, hướng xấu hoặc phản hồi góp ý của người dùng.

Ngoài ra, đừng quên tìm hiểu cách đối thủ phân loại nội dung của họ, chẳng hạn như phân loại nội dung bằng thẻ, gắn nút chia sẻ, theo dõi,… Liệu họ có đang phân loại nội dung hay không, và điều đó có mang lại lợi ích hay hiệu quả rõ rệt nào không.

Phân tích độ tương tác nội dung đối thủ cung cấp
Phân tích độ tương tác nội dung đối thủ cung cấp

9. Đánh giá mức độ hiện diện, độ phủ sóng của đối thủ trên các trang mạng xã hội hay các diễn đàn, blog

Người dùng có thể dễ dàng nhận biết và tăng nhận thức về một thương hiệu nếu liên tục bắt gặp, tiếp xúc với thương hiệu đó trên các trang mạng xã hội. Vì thế, bạn cần đánh giá được mức độ phủ sóng của thương hiệu trên các trang mạng xã hội như Facebook, Pinterest, Twitter, Instagram, Tiktok,…

Hãy thu thập các dữ liệu liên quan đến: Lượt thích, lượt theo dõi, lượt chia sẻ, mức độ lan truyền và chiến lược truyền thống của đối thủ để nắm bắt cách họ thu hút người dùng và gia tăng độ phủ sóng của mình. Từ đó, bạn có thể đưa ra các ý tưởng sáng tạo nhằm tạo nên các nội dung hấp dẫn, phù hợp và hiệu quả nhất. 

Một số lưu ý khi phân tích đối thủ cạnh tranh

Về cơ bản, việc phân tích doanh nghiệp trong cùng ngành thực sự không hề đơn giản. Bạn cần tuân theo những lưu ý tất yếu sau đây để có được kết quả chính xác nhất.

Một số lưu ý khi phân tích đối thủ cạnh tranh
9 bước phân tích đối thủ cạnh tranh chi tiết 50

Thực hiện phân tích lâu dài

Hãy nhớ rằng, đối thủ luôn phát triển và thay đổi mỗi ngày, vì thế bạn cần thu thập thông tin trong thời gian dài. Bên cạnh đó, sẽ không có bất kỳ phân tích nào có thời hạn vĩnh viễn. Bạn phải thực hiện quá trình này liên tục thì mới tạo ra được hiệu quả kinh doanh.

Cụ thể thời điểm và thời gian phân tích

Bạn nên lưu ý hơn về thời gian mà đối thủ của mình bắt đầu hoạt động đến từng cột mốc trong kinh doanh để biết họ đã và đang phát triển ra sao. Sai lầm nghiêm trọng trong phân tích doanh nghiệp là bạn mãi chú tâm vào phương pháp tiếp cận của đối thủ ở một thời điểm.

Định hướng ngay từ đầu

Ngay từ lúc đầu, bạn cần xác định được mục đích phân tích đối thủ cạnh tranh để làm gì. Nếu không có điều này, bạn sẽ mãi loay hoay trong đống dữ liệu được thu thập từ mọi nơi và chẳng biết công dụng của chúng như thế nào.

Dựa vào dữ liệu để phân tích

Ban đầu, bạn hoàn toàn được phép đưa ra các giả định, thế nhưng, khi phân tích thì bạn cần đối chiếu giả định với dữ liệu để so sánh mức độ chính xác. Điều tuyệt đối là việc phân tích không được phép dựa trên những gì “bạn cho là đúng”.

Đầu tư để có được thông tin chính xác

Khi nguồn lực của bạn có đủ khả năng để đầu tư vào việc phân tích sẽ giúp hoạt động này diễn ra nhanh chóng hơn. Đội ngũ phân tích sẽ có được nguồn dữ liệu có độ chính xác cao, từ đó họ xác định được kết quả đúng đắn sớm hơn.

Câu hỏi thường gặp

Competitor analysis là gì?

Competitor analysis (phân tích cạnh tranh) là việc xác định đối thủ cạnh tranh và đề ra chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp. Trong đó, những khía cạnh của đối thủ mà bạn cần phân tích sẽ bao gồm: sản phẩm/dịch vụ bán hàng, chiến lược bán hàng, cách thức tiếp thị,… Phân tích cạnh tranh giúp doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng thị trường, kịp thời thay đổi và tạo ưu thế so với đối thủ để phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Tại sao cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh?

Phân tích đối thủ giúp đảm bảo sản phẩm của bạn vượt trội hơn đối thủ và kỳ vọng của thị trường, tạo cơ hội tiềm năng và khám phá phân khúc thị trường mới. Nó giúp xác định giá trị độc nhất của sản phẩm, học hỏi từ kinh nghiệm của đối thủ, tìm điểm yếu của đối thủ và triển khai chiến dịch marketing độc đáo. Ngoài ra, phân tích đối thủ còn cung cấp tiêu chuẩn đo lường sự phát triển của doanh nghiệp của bạn.

Lời kết

Vietnix đã chia sẻ cụ thể về 9 bước phân tích đối thủ cạnh tranh cho các doanh nghiệp ở mọi ngành hàng. Hy vọng bài chia sẻ có thể giúp được đạt kết quả tối ưu sau quá trình phân tích này.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hoàng Vui

SEO Specialist
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Black Friday Hosting & VPS

Chương trình bắt đầu sau

Giảm giá 40% hosting VPS

50 coupon mỗi ngày

Gia hạn giá không đổi

NHẬN DEAL NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG