Schema Pros and Cons là loại schema giúp hiển thị thông tin ưu và nhược điểm của sản phẩm trực tiếp trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Đây là một giải pháp tối ưu giúp các bài viết trở nên nổi bật hơn và cung cấp thông tin nhanh chóng cho người đọc. Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu về lợi ích, cách triển khai hiệu quả và những bước cần thiết để tối ưu hóa bài viết của mình với Schema Pros and Cons.
Những điểm chính
- Khái niệm: Hiểu rõ khái niệm Schema Pros and Cons và vai trò của nó trong việc trình bày thông tin ưu và nhược điểm trên website.
- Lý do nên sử dụng Schema Pros and Cons: Biết được lợi ích của việc sử dụng Schema Pros and Cons trong việc cải thiện trải nghiệm người dùng và hỗ trợ SEO hiệu quả.
- Cách thêm Schema Pros and Cons vào bài viết hoặc trang: Nắm được các bước cụ thể để tích hợp Schema Pros and Cons vào nội dung của bạn.
- Biết thêm Vietnix là nhà cung cấp dịch vụ hosting uy tín, chất lượng.
Schema Pros and Cons là gì?
Schema Pros and Cons là một loại Schema Markup mà Google hỗ trợ, giúp hiển thị danh sách ưu điểm (Pros) và nhược điểm (Cons) của một sản phẩm trực tiếp trên kết quả tìm kiếm. Hiện tại, schema này hỗ trợ trên các trang đánh giá chuyên môn, không áp dụng cho đánh giá của người dùng (user-generated reviews) hoặc đánh giá từ trang thương mại (merchant product reviews).
Hiện nay thì schema Pros and Cos được Google hỗ trợ hiển thị đối với các ngôn ngữ sau:
- Dutch (Hà Lan).
- English (Tiếng Anh).
- French (Tiếng Pháp).
- German (Tiếng Đức).
- Italian (Tiếng Ý).
- Japanese (Tiếng Nhật).
- Polish (Tiếng Ba Lan).
- Portuguese (Tiếng Bồ Đào Nha).
- Spanish (Tiếng Tây Ban Nha).
- Turkish (Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ).
Để thiết lập Schema Pros and Cons hiệu quả, bạn cần sử dụng tài khoản Rank Math Pro. Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng plugin này cũng như xây dựng và phát triển website WordPress, hãy khám phá ngay dịch vụ WordPress Hosting của Vietnix. Dịch vụ web hosting này này không chỉ giúp website của bạn vận hành trơn tru mà còn đi kèm nhiều quà tăng hấp dẫn bao gồm các plugin cao cấp như Rank Math Pro, Elementor Pro, Smush Pro cùng hơn 500 theme bản quyền miễn phí. Đây chính là lựa chọn hoàn hảo để xây dựng và phát triển website lâu dài. Tham khảo ngay!
Tạo website nhanh chóng & dễ dàng với
KHO THEME VÀ PLUGIN FREE ĐẾN TỪ VIETNIX!
Khám phá quà tặng khi mua WordPress hosting ngay!
Khám phá quà tặngTại sao bạn nên sử dụng Schema Pros and Cons?
Việc triển khai Pros and Cons Structured Data không chỉ giúp bài viết của bạn có cấu trúc rõ ràng, mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong SEO và trải nghiệm người dùng:
- Tăng khả năng hiển thị trên Google: Khi bài viết có Schema Pros and Cons, Google có thể hiển thị nội dung dưới dạng rich snippet trên kết quả tìm kiếm (SERP). Điều này giúp bài viết tăng khả năng hiển thị và nổi bật hơn so với các bài viết thông thường.
- Cung cấp thông tin nhanh chóng cho người dùng: Người dùng khi tìm kiếm một sản phẩm thường muốn biết ngay ưu và nhược điểm để đưa ra quyết định mua hàng. Việc hiển thị thông tin này ngay trên Google giúp họ dễ dàng so sánh và chọn lựa sản phẩm phù hợp với nhu cầu.
- Tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR): Một kết quả tìm kiếm hấp dẫn với danh sách Pros và Cons sẽ thu hút sự chú ý của người dùng, từ đó tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR) và kéo thêm nhiều traffic tự nhiên cho trang web.
- Hỗ trợ SEO tốt hơn: Google luôn ưu tiên nội dung có cấu trúc rõ ràng và hữu ích cho độc giả, Vì thế, khi triển khai Schema Pros and Cons, bài viết của bạn có cơ hội được xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm.
- Xây dựng uy tín cho trang web: Khi bài viết của bạn được hiển thị với rich snippet, người dùng sẽ thấy thông tin được trình bày một cách chuyên nghiệp, từ đó gia tăng uy tín và tỷ lệ chuyển đổi cho website.
Cách thêm Schema Pros and Cons vào bài viết hoặc trang
Như bạn có thể thấy thì việc triển khai Schema Pros and Cons giúp hiển thị bài viết một cách nổi bật với nhiều giá trị hơn trên Google, đồng thời cải thiện SEO và tăng tỷ lệ CTR vào bài viết. Để ứng dụng tối đa schema Pros and Cos vào trang của mình thì bạn có thể làm theo hướng dẫn bên dưới, đảm bảo chi tiết và cực dễ với sự hỗ trợ từ Rank Math SEO:
Bước 1: Kích hoạt schema Module
Trước khi thiết lập và thêm schema vào bài viết, bạn cần đảm bảo đã bật module Schema (Structured Data) trong Rank Math. Bạn nhấn vào Rank Math SEO ở sidebar bên trái trong CMS WordPress rồi chọn Dashboard, tìm đến module Schema rồi bật nó lên.
Bước 2: Chỉnh sửa bài viết hoặc trang
Khi đã bật Schema, bạn tiếp tục chỉnh sửa bài viết cần thêm thông tin Pros and Cons bằng cách truy cập WordPress Dashboard, rồi chọn Posts và nhấp vào All Posts. Tại đây, bạn chỉ cần di chuột qua bài viết muốn chỉnh sửa và nhấn Edit.
Sau khi mở bài viết, bạn cần tìm tab Schema trong phần Rank Math SEO. Tại đây, bạn nhấn vào biểu tượng Rank Math SEO trên thanh toolbar ở góc trên màn hình và chọn Schema. Sau đó, bạn nhấn vào nút Schema Generator để chọn loại schema.
Bước 3: Chọn loại schema phù hợp
Bạn có thể sử dụng Schema Pros and Cons cho các loại bài viết sau:
- Đánh giá sản phẩm.
- Chia sẻ về một cuốn sách.
- Chia sẻ công thức nấu ăn.
- Đánh giá hoặc viết về phần mềm ứng dụng.
- Đánh giá về các khóa học.
- Thông tin, chia sẻ về một sự kiện.
- Đánh giá bộ phim.
Trong hướng dẫn này, mình đang viết về phần mềm, nên mình sẽ chọn Schema Software (schema dành cho phần mềm) và nhấn Use để áp dụng schema vào bài viết của mình.
Bước 4: Thêm ưu và nhược điểm vào form
Sau khi chọn loại Schema, bạn có thể thêm ưu điểm (Pros) và nhược điểm (Cons) vào trong các trường này, mỗi ý một dòng. Lưu ý rằng, theo hướng dẫn của Google, mỗi danh sách Pros and Cons phải có ít nhất hai nhận xét tích cực và hai nhận xét tiêu cực, hoặc ít nhất một nhận xét của mỗi loại. Sau khi nhập xong, bạn nhấn Save for this Post để lưu lại cài đặt, sau đó chọn Publish hoặc Update để đăng bài viết như bình thường.
Bước 5: Kiểm tra schema đã hoạt động chưa
Khi bạn đã hoàn tất các bước, để kiểm tra xem schema đã được thêm chính xác hay chưa, bạn có thể sử dụng Google’s Rich Results Testing Tool. Đừng lo, bạn chỉ cần nhấn vào biểu tượng con mắt trong phần Rank Math’s Schema in Use, sau đó chọn Test with Google để kiểm tra. Google sẽ ngay lập tức trả về kết quả, giúp bạn xác nhận xem schema đã hoạt động đúng hay chưa.
Vietnix – Nhà cung cấp dịch vụ hosting uy tín, chất lượng , bảo mật
Với hơn 12 năm kinh nghiệm, Vietnix tự hào là nhà cung cấp hosting được tin cậy bởi hàng ngàn khách hàng. Chúng tôi mang đến giải pháp lưu trữ tối ưu, đảm bảo tốc độ truy cập nhanh chóng, hệ thống vận hành ổn định và bảo mật hàng đầu. Đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, luôn hỗ trợ 24/7, sẵn sàng đồng hành để website của bạn hoạt động mượt mà và hiệu quả. Liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết!
Thông tin liên hệ:
- Website: https://vietnix.vn/
- Hotline: 1800 1093
- Email: sales@vietnix.com.vn
- Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường 10, Quận Tân Bình, TP HCM.
Việc áp dụng Schema Pros and Cons không chỉ giúp bài viết của bạn tăng khả năng hiển thị trên Google mà còn nâng cao trải nghiệm người dùng và cải thiện CTR. Những lợi ích rõ rệt này sẽ giúp bạn không chỉ tối ưu SEO mà còn tạo niềm tin với người dùng. Hãy thử ngay để trang web của bạn nổi bật hơn trên kết quả tìm kiếm và tiếp cận đúng đối tượng. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ gì, hãy để lại bình luận bên dưới mình hỗ trợ nhanh nhất. Chúc bạn thành công!