NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
10/09/2024
Lượt xem

Chassis Server là gì? Những thông tin cần biết về Chassis Server 

10/09/2024
19 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

Một hệ thống máy chủ khá phức tạp gồm nhiều linh kiện và bộ phận khác nhau trong đó Chassis Server là thành phần không thể thiếu. Đây là khung duy nhất bằng kim loại bao bên ngoài máy chủ và chứa nhiều server nhỏ bên trong. Chassis Server giữ những vai trò quan trọng như bảo vệ, lắp đặt, kết nối, quản lý… cho toàn hệ thống máy chủ hoàn chỉnh. Để hiểu rõ hơn về Chassis Server là gì và những thông tin cần biết về thiết bị này, mời bạn xem ngay bài viết sau đây. 

Chassis Server là gì?

Chassis Server là thiết bị bao bọc bên ngoài máy chủ, có nhiệm vụ bảo vệ các linh kiện phần cứng bên trong máy như CPU, RAM, ổ cứng, mainboard,… Nếu khi dùng cho máy tính bàn (PC) thì thiết bị này được gọi là case máy tính, còn khi sử dụng cho máy chủ (server) sẽ được gọi là Chassis Server, Case Server hay vỏ máy chủ. 

Chassis Server có nhiệm vụ bảo vệ các linh kiện phần cứng bên trong máy
Chassis Server có nhiệm vụ bảo vệ các linh kiện phần cứng bên trong máy

Chassis Server chủ yếu phù hợp sử dụng trong các datacenter, các doanh nghiệp lớn. Hiện nay thiết bị này được sản xuất với đa dạng mẫu mã, kích thước và giá thành khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi doanh nghiệp.

Đặc điểm của Chassis Server

  • Bảo vệ: Có chức năng bảo vệ các bộ phận bên trong máy khỏi bụi, nước và các tác động vật lý bên ngoài. Ngoài ra còn giúp duy trì nhiệt độ ở mức ổn định để linh kiện có thể hoạt động tốt. 
  • Lắp đặt: Tạo khung để người dùng có thể lắp đặt và cố định các thành phần máy chủ như CPU, bo mạch, ổ cứng, ổ quang, RAM, card mạng… 
  • Kết nối: Hỗ trợ các cổng kết nối với các thiết bị khác như chuột, bàn phím, máy in, ổ cứng… Đồng thời Case Server còn cho phép kết nối mạng với các máy chủ và thiết bị khác. 
  • Quản lý: Có thể tích hợp các tính năng quản lý giúp thuận tiện trong quá trình kiểm soát và vận hành hoạt động của hệ thống. 
  • Cung cấp nguồn điện: Nguồn điện không chỉ cung cấp điện năng cho tất cả linh kiện bên trong máy chủ mà còn là dòng điện áp ổn định. Vì vậy việc lựa chọn nguồn điện có công suất phù hợp sẽ giúp hệ thống hoạt động ổn định, hiệu quả và bền bỉ. 
Đặc điểm của Chassis Server
Đặc điểm của Chassis Server

Vai trò của Chassis Server 

Chassis Server là thành phần không thể thiếu trong bất kỳ hệ thống máy chủ nào, giữ các vai trò quan trọng như: 

  • Bảo vệ các linh kiện: Bao bọc các bộ phận của máy tính giúp tránh bụi bẩn, nước, côn trùng xâm nhập vào bên trong. Ngoài ra Chassis Server còn có khả năng hấp thụ các rung động, giúp hạn chế việc bo mạch và ổ cứng bị hư hỏng.  
  • Tổ chức không gian ngăn nắp, gọn hàng hơn: Các linh kiện sẽ trải ra ngoài, gây lộn xộn và mất thẩm mỹ nếu không có Chassis Server. Thùng máy chủ sẽ cung cấp một không gian gọn gàng, khoa học để bạn có thể sắp xếp các linh kiện, thuận tiện cho việc lắp đặt, nâng cấp và bảo trì. 
  • Tản nhiệt: Case Server được thiết kế với các lỗ thông hơi và quạt làm mát giúp điều hòa nhiệt độ bên trong server. Vì thế mà các linh kiện bên trong không bị quá nhiệt, đảm bảo được hoạt động ổn định. 
  • Giảm tiếng ồn: Khi các bộ phận của máy chủ hoạt động sẽ tạo nên tiếng ồn khó chịu, nhất là cánh quạt. Nhờ có Chassis Server giữ các bộ phận này trong thùng máy nên sẽ phần nào sẽ giảm bớt độ ồn. 
  • Tiết kiệm năng lượng và chi phí: Doanh nghiệp có thể giảm tiêu thụ điện năng và chi phí vận hành vì Chassis Server chia sẻ nguồn điện và hệ thống làm mát giữa các máy chủ trong cùng một khung máy. 
  • Tính mô-đun: Chassis Server có khả năng chia hệ thống thành các phần độc lập và người dùng có thể thay thế, nâng cấp các thành phần đó, mang đến sự linh hoạt và dễ dàng cho việc quản lý. 
Vai trò của Chassis Server
Vai trò của Chassis Server

Form Factor

Đây là thông số kỹ thuật để mô tả các thông tin của Chassis Server như:

  • Hình dáng: dạng tháp (tower), dạng lưỡi dao (blade) hay dạng lắp ráp vào rack (rackmount).
  • Kích thước: 1U, 2U, 3U, 4U, 5U….
  • Ổ đĩa: cho biết số lượng khe cắm có sẵn. 
  • Tương thích với các thiết bị khác: mỗi linh kiện trong máy chủ đều có các kích thước và tiêu chuẩn khác nhau.

Power Supply

Power supply là thông số về nguồn điện cần thiết để Chassis Server hoạt động ổn định. Có thể có một hoặc nhiều nguồn điện và tùy theo từng loại máy chủ sẽ có các nguồn công suất khác nhau như: 260W, 420W, 500W,…. 

Dimensions

Thông số Dimensions thể hiện kích thước của vỏ máy chủ ở dạng chiều cao x chiều rộng x chiều sâu (H x W x D). Thông số này giúp người dùng dễ dàng lựa chọn Chassis Server để phù hợp với không gian cần đặt thiết bị. 

Drive Bays

Đây là thống số chỉ số lượng và kích thước của các khe cắm có sẵn để cài đặt ổ cứng, ổ quang và các ổ đĩa khác bên trong chassis. Hiện nay có nhiều loại Drive Bays với khe cắm khác nhau phổ biến là 2.5 inch, 3.5 inch và 5.25 inch. Bạn sẽ thường thấy 2 – 6 khe cắm trong một chassis đối với HDD, FDD, ZIP cho loại 3.5 inch, còn loại 5.25 inch dùng cho CD hay DVD, function Panel.

Thông số kỹ thuật quan trọng của Chassis Server 
Thông số kỹ thuật quan trọng của Chassis Server 

Rack Server

Rack Server còn được gọi là Rackmount Chassis có thiết kế hình dáng nằm ngang, bên trong có nhiều giá đỡ, có thể lắp đặt thành tủ rack khá tiện lợi, giúp tiết kiệm không gian, tăng tính chuyên nghiệp và dễ dàng quản lý trong môi trường cần nhiều máy chủ. 

Rack Server
Rack Server

Tower Server

Tower Server còn được gọi là vỏ máy chủ tháp bởi vì chúng có hình dạng đứng, tương tự như một CPU. Với thiết kế này bạn có thể dễ dàng di chuyển và lắp đặt Tower Server ở nhiều vị trí khác nhau, có thể đặt trên bàn làm việc hoặc trên kệ, sàn nhà. Bên cạnh đó, ưu điểm của loại Chassis Server này là hoạt động khá êm ái, ít tạo ra tiếng ồn hơn so với dòng máy khác. Tuy nhiên xét về hiệu suất lại không bằng so với loại Rack Server và không phù hợp với môi trường cần nhiều máy chủ và yêu cầu quản lý chặt chẽ. 

Tower Server
Tower Server

Blade Server

Blade Server là một dạng server được thiết kế theo mô-đun, được gắn vào một Chassis Server Rack. Mỗi mô-đun là một hệ thống server riêng biệt, có bo mạch chủ, RAM, CPU, ổ cứng,…. Đây là một dạng case có kích thước gọn nhẹ, dễ lắp đặt vì vậy chủ yếu được triển khai cho hệ thống máy chủ có mật độ cao.

Các Blade Server có thể được kết nối lại thành một cụm máy chủ (Server Cluster) thông qua phần mềm hệ thống được thực hiện bởi người quản trị viên máy chủ. Việc kết nối này mang đến một môi trường mạng tốc độ cao, chia sẻ tài nguyên để phục vụ cùng một cơ sở người dùng. Bên cạnh đó, loại chassis này có khả năng thay thế hay tháo gỡ các bộ phận của máy tính trong khi hệ thống vẫn còn đang hoạt động, giúp tiết kiệm khá nhiều thời gian bảo trì.  

Blade Server
Blade Server

Kích thước của Chassis Server không được đo lường bằng các đơn vị thông thường như centimet, inch mà sử dụng đơn vị U (Unit). Mỗi đơn vị U tương đương 4.45 cm hoặc 1.75 inch. Mỗi loại Chassis có kích thước khác nhau, cụ thể: 

Rack Server

Kích thước của khung Rack Server khá đa dạng  từ 1U – 42U nhưng phổ biến là 1U, 2U, 4U. Người ta dùng đơn vị đo lường này để đo chiều cao của Rack Server. Đơn vị U càng thấp thì kích thước của Rackmount Chassis càng nhỏ gọn tuy nhiên khả năng mở rộng, hiệu suất hay tính tương thích sẽ kém hơn so với những dòng có kích thước lớn hơn. Cụ thể như Rack Server 4U có thể hỗ trợ tối đa lên đến bốn bộ vi xử lý chip CPU trên một máy chủ duy nhất nhưng lại có kích thước khá lớn vì thế khó lắp đặt ở những khu vực nhỏ. Do đó các doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn phù hợp với không gian lắp đặt và nhu cầu sử dụng. 

Kích thước của khung Rack Server
Kích thước của khung Rack Server

Tower Server

Nếu so với kích thước của Rack Server và Blade Server thì Tower Server có phần lớn và chiếm nhiều không gian hơn. Tuy nhiên đây là loại khung máy chủ phổ biến nhất đối với nhóm người sử dụng không có nhu cầu đặt nhiều máy chủ như: cá nhân, chi nhánh, doanh nghiệp nhỏ và vừa,… 

Kích thước của Tower Server
Kích thước của Tower Server

Blade Server

Tuy có cùng đơn vị đo lường với Rack Server là đơn vị U nhưng Blade Server chỉ có kích thước từ 1U – 2U. Loại Chassis Server này được thiết kế khá nhỏ gọn so với những khung máy chủ khác, giúp tối ưu hóa không gian mà vẫn mang đến hiệu suất hoạt động cao. 

Kích thước của Blade Server
Kích thước của Blade Server

Nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp

Khi xem xét đến yếu tố này bạn cần xác định:

  • Khối lượng công việc thế nào? Ví dụ công việc nhẹ với các tác vụ cơ bản như email, chia sẻ file,… thì có thể chọn loại vỏ máy chủ 1U hoặc 2U. Còn công việc đòi hỏi xử lý big data, tính toán khóa học… thì loại 4U với cấu hình cao và khả năng mở rộng sẽ là lựa chọn sáng suốt. 
  • Cần bao nhiêu CPU, RAM, dung lượng lưu trữ? CPU, RAM ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý của server vì vậy cần chọn CPU, RAM phù hợp với khối lượng công việc để các ứng dụng chạy mượt mà, tránh việc giật lag. 
  • Bạn có dự tính mở rộng hệ thống không? Nếu có hãy chọn loại Chassis Server có nhiều khe cắm để có thể nâng cấp hệ thống trong tương lai.
Nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp
Nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp

Điều kiện tài chính

Bạn cần lập bảng kế hoạch dự trù ngân sách thể hiện rõ chi phí mua sắm ban đầu, chi phí trong quá trình vận hành cho đến chi phí bảo trì, sửa chữa và nâng cấp hệ thống. Bên cạnh đó mỗi thương hiệu Chassis Server có giá thành khác nhau nên bạn cũng cần tìm hiểu để lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng và tình hình tài chính của doanh nghiệp. 

Điều kiện tài chính
Điều kiện tài chính

Chọn loại Chassis Server

  • Nếu doanh nghiệp bạn chỉ cần có khoảng 1 đến 2 máy chủ thì lựa chọn loại Tower Server là phù hợp nhất. Vì chúng vừa có giá thành rẻ hơn các loại kia lại vừa linh hoạt đặt ở nhiều vị trí khác nhau, không cần không gian chuyên biệt.
  • Đối với doanh nghiệp cần hệ thống máy chủ lớn hơn thì Rack Server là một gợi ý hợp lý nhờ vào tính năng hot-swap, các thành phần trong Rack Server có thể được thay thế và lắp đặt ngay khi hệ thống đang hoạt động giúp giảm thiểu thời gian gián đoạn hệ thống. 
  • Và cuối cùng là loại hình doanh nghiệp sử dụng một lượng máy chủ khổng lồ thì lúc này Blade Server là “ứng cử viên” sáng giá nhất. Loại Chassis Server này có kích thước nhỏ gọn, hiệu năng cao, giúp việc vận hành đơn giản và bảo trì hệ thống dễ dàng. 
Các loại Chassis Server 
Các loại Chassis Server 

Kích thước và khả năng lắp đặt

  • Kích thước: Những loại Case Server có đơn vị tính U càng nhỏ thì kích thước nhỏ gọn, tiết kiệm không gian tuy nhiên hiệu suất không cao. Cần đảm bảo kích thước vỏ máy chủ phù hợp với không gian lắp đặt.
  • Khả năng lắp đặt: Sử dụng tủ rack để quản lý và bảo trì dễ dàng nếu sử dụng Rack Server, cần xác định số lượng lượng U mà tủ rack cho phép lắp đặt. 
Kích thước và khả năng lắp đặt
Kích thước và khả năng lắp đặt

Xem xét các thông số kỹ thuật

  • CPU: Nếu bạn cần máy chủ để chạy các ứng dụng phức tạp và cần xử lý nhiều tác vụ nặng thì nên chọn CPU có nhiều nhân, tần số cao. 
  • RAM: Nếu công việc yêu cầu chạy nhiều ứng dụng cùng lúc thì nên chọn máy chủ có dung lượng và tốc độ RAM lớn để tăng hiệu năng của hệ thống. 
  • Bộ lưu trữ: HDD là ổ cứng truyền thống, giá thành rẻ, dung lượng lớn nhưng tốc độ truy xuất chậm hơn SSD vì thế nếu bạn không bị giới hạn về ngân sách nên cân nhắc chọn SSD.
  • Network Interface: Nếu cần truyền tải dữ liệu lớn hãy chọn máy chủ có nhiều cổng mạng với tốc độ cao như 10GbE, 25GbE, 40GbE…
Các thông số kỹ thuật
Các thông số kỹ thuật

Nguồn điện và khả năng làm mát

  • Nguồn điện: Chọn các Chassis Server có nguồn điện dự phòng để tránh tình trạng mất điện đột ngột dẫn đến mất dữ liệu, gián đoạn dịch vụ, làm hỏng phần cứng…. 
  • Hiệu suất năng lượng: Chọn nguồn điện có hiệu suất cao như 80Plus Platinum sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí điện năng, giảm nhiệt cho hệ thống máy chủ.  
  • Hệ thống làm mát: Chọn Chassis Case cần chú ý đến số lượng, kích thước, vị trí và tốc độ của quạt làm mát để đảm bảo tránh tình trạng quá nhiệt cho máy chủ.  
Doanh nghiệp có hệ thống máy chủ lớn cần cân nhắc sử dụng Blade Server
Doanh nghiệp có hệ thống máy chủ lớn cần cân nhắc sử dụng Blade Server

Những hãng sản xuất Chassis Server nổi tiếng, uy tín

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều thương hiệu Chassis Server nổi tiếng có thể kể đến như: 

  • Dell Technologies: Đây là một trong những thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp máy tính hiện nay, Dell cung cấp đa dạng các dòng Chassis Server đáp ứng hầu hết nhu cầu khách hàng. Case Server Dell được đánh giá cao về độ tin cậy, hiệu suất và khả năng mở rộng nổi bật với dòng PowerEdge như: Dell PowerEdge R-series, Dell PowerEdge M-series và FX-series, Dell PowerEdge T-series.
Dell Technologies là một thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp máy tính
Dell Technologies là một thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp máy tính
  • Hewlett Packard Enterprise (HPE): HPE là nhà tiên phong trong lĩnh vực máy chủ, trong đó dòng sản phẩm ProLiant nổi tiếng về hiệu suất, tính linh hoạt, bộ vi xử lý mạnh mẽ và dung lượng lưu trữ lớn. Các sản phẩm nổi bật như: HPE ProLiant DL-series, HPE BladeSystem, HPE ProLiant ML-series.
HPE là nhà tiên phong trong lĩnh vực máy chủ
HPE là nhà tiên phong trong lĩnh vực máy chủ
  • Lenovo: Chassis Server của Lenovo có ưu điểm về khả năng tùy biến và thiết kế bền bỉ, đặc biệt là dòng ThinkSystem. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm như: Lenovo ThinkSystem ST-series, Lenovo ThinkSystem SN-series,  Lenovo ThinkSystem SR-series.
Chassis Server của Lenovo có ưu điểm về khả năng tùy biến và thiết kế bền bỉ
Chassis Server của Lenovo có ưu điểm về khả năng tùy biến và thiết kế bền bỉ
  • Cisco: Vỏ máy chủ Cisco khi kết hợp với hệ thống máy chủ Cisco UCS (Unified Computing System) mang đến nhiều điểm vượt trội như dễ dàng mở rộng, tùy biến cao, tối ưu hóa hiệu suất và quản lý. Sản phẩm đáng chú ý như: Cisco UCS C-series, Cisco UCS B-series.
Vỏ máy chủ Cisco khi kết hợp với hệ thống máy chủ
Vỏ máy chủ Cisco khi kết hợp với hệ thống máy chủ
  • Supermicro: Mặc dù thương hiệu Supermicro có nguồn gốc từ Mỹ nhưng đa phần các sản phẩm được sản xuất và lắp ráp tại Trung Quốc. Thế mạnh của Chassis Server Supermicro là có giá thành cạnh tranh, độ bền, tính tương thích cao… phù hợp từ các doanh nghiệp nhỏ cho đến các trung tâm dữ liệu. 
Chassis Server Supermicro
Chassis Server Supermicro
  • IBM: Đây là tập đoàn lâu đời về công nghệ máy tính đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ. IBM chuyên sản xuất và kinh doanh phần cứng, phần mềm, cơ sở hạ tầng, dịch vụ máy chủ… phục vụ cho nhiều doanh nghiệp lớn. Chassis Server IBM có hiệu suất cao và ổn định tuy nhiên nhược điểm có giá thành khá cao. 
Chassis Server IBM có hiệu suất cao
Chassis Server IBM có hiệu suất cao

Lời kết

Hy vọng với những thông tin chia sẻ bên trên bạn đã hiểu rõ về Chassis Server là gì và biết cách lựa chọn loại phù hợp với nhu cầu sử dụng để vừa tiết kiệm chi phí vừa mang lại hiệu suất tối ưu cho hệ thống máy chủ của bạn. Hãy truy cập website Vietnix để xem thêm các bài viết và thông tin hữu ích khác về công nghệ thông tin.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hưng Nguyễn

Co-Founder
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

MAXSPEED HOSTING

TĂNG TỐC WEBSITE TOÀN DIỆN

CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN

PHẦN CỨNG MẠNH MẼ

HỖ TRỢ 24/7

ĐĂNG KÝ NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG