Hình thức tấn công UDP Flood có thể làm quá tải cả server mục tiêu lẫn firewall đang bảo vệ chúng. Với khả năng gửi một lượng lớn các gói tin UDP (User Datagram Protocol), tấn công này có thể làm quá tải hệ thống, gây ra sự cố mạng và làm giảm khả năng tiếp cận cho người dùng hợp lệ. Hãy cùng Vietnix tham khảo thêm về chủ đề này qua bài viết sau đây.
Giới thiệu
Tấn công UDP Flood là một loại tấn công mạng thuộc loại tấn công DDoS (Distributed Denial of Service), trong đó kẻ tấn công gửi một lượng lớn các gói tin UDP (User Datagram Protocol packet) tới một server hoặc hệ thống mục tiêu. Trên lý thuyết UDP là một giao thức truyền tải không đảm bảo giao tiếp đáng tin cậy giữa các máy tính trên mạng, và giao thức này thường được sử dụng cho các ứng dụng cần truyền tải dữ liệu mà không cần quan tâm đến việc nhận được đầy đủ dữ liệu hay không.
Trong một cuộc tấn công UDP Flood, kẻ tấn công thường sử dụng botnet hoặc mạng zombie, tức là một mạng các máy tính đã bị chiếm quyền điều khiển bởi kẻ tấn công mà không được sự cho phép của chủ sở hữu, để gửi một lượng lớn các gói tin UDP đến mục tiêu. Mục tiêu của cuộc tấn công là làm quá tải hệ thống mục tiêu bằng cách tiêu tốn tài nguyên mạng, băng thông và xử lý của server hoặc thiết bị đích, khiến cho dịch vụ trở nên không khả dụng với người dùng hợp lệ.
Một số đặc điểm của tấn công UDP Flood bao gồm:
- Dễ triển khai: Tấn công UDP Flood có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các công cụ hoặc phần mềm tấn công mạng, và không yêu cầu kiến thức kỹ thuật cao.
- Khó phát hiện: Do gói tin UDP không yêu cầu việc thiết lập kết nối như TCP, nên việc phát hiện và chặn các cuộc tấn công UDP Flood có thể khó khăn hơn.
- Gây ra hậu quả nghiêm trọng: Nếu không có biện pháp bảo vệ phù hợp, tấn công UDP Flood có thể gây ra sự cố nghiêm trọng cho hệ thống mục tiêu, làm cho dịch vụ trở nên không khả dụng cho người dùng hợp lệ.
Cách hoạt động của UDP FLood
Hình thức tấn công này hoạt động bằng cách khai thác các bước mà server thực hiện khi phản hồi gói UDP gửi đến 1 port cụ thể. Khi nhận gói này được nhận bởi server thì server sẽ trải qua 2 bước sau:
- Kiểm tra có chương trình nào đang chạy và nhận request từ port được chỉ định hay không.
- Trong trường hợp không có, server sẽ phản hồi gói ICMP thông báo bên gửi không thể truy cập đến đích.
Khi server nhận được mỗi gói UDP mới, nó sẽ trải qua các bước để xử lý yêu cầu, sử dụng tài nguyên của hệ thống. Khi các gói UDP được truyền đi, mỗi gói sẽ bao gồm IP của thiết bị nguồn. Kẻ tấn công thường sẽ không sử dụng địa chỉ IP thực của chính chúng mà thay vào đó sẽ giả IP nguồn của các gói UDP, cản trở vị trí thực của kẻ tấn công khỏi bị phát hiện và có khả năng bão hòa với các gói phản hồi từ mục tiêu.
Cách hoạt động của tấn công UDP Flood có thể hiểu như sau:
- Gửi gói tin UDP giả mạo: Kẻ tấn công sử dụng một hoặc nhiều thiết bị để gửi liên tục các gói tin UDP giả mạo đến địa chỉ IP mục tiêu.
- Làm cạn kiệt tài nguyên: Mỗi gói tin UDP được gửi đến sẽ yêu cầu hệ thống mục tiêu xử lý, bao gồm việc kiểm tra cổng đích (destination port) và phân bổ tài nguyên hệ thống. Khi lượng gói tin UDP tăng đột biến, hệ thống mục tiêu sẽ bị quá tải và không thể xử lý các yêu cầu hợp lệ khác.
- Gián đoạn dịch vụ: Do quá tải, server mục tiêu có thể trở nên chậm chạp hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn, dẫn đến gián đoạn các dịch vụ mạng như truy cập web, email, hoặc dịch vụ trò chơi trực tuyến. Từ đó gây ra tình trạng từ chối dịch vụ với các request từ người dùng hơp lệ.
Cách giảm thiểu tấn công UDP Flood
Hầu hết các hệ điều hành đều giới hạn tốc độ phản hồi của các gói ICMP một phần nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS yêu cầu phản hồi ICMP. Một nhược điểm của phương pháp này là trong quá trình tấn công, các gói tin hợp lệ cũng có thể bị lọc trong quá trình này. Nếu UDP Flood có lưu lượng đủ lớn để bão hòa bảng trạng thái firewall của server được nhắm mục tiêu thì mọi biện pháp giảm thiểu xảy ra ở cấp độ server sẽ không đủ vì tắc nghẽn sẽ xảy ra ngược dòng từ thiết bị được nhắm mục tiêu.
Các giải pháp áp dụng giảm thiểu tấn công UDP Flood:
- Cấu hình firewall, lọc gói tin (packet filter)
- Giới hạn lưu lượng truy cập, tốc độ và tần suất của UDP request
- Áp dụng các dịch vụ anti-DDoS
- Cập nhật phần mềm, cải thiện khả năng chịu tải của hệ thống
- Giám sát quản lý hệ thống thường xuyên
- Sử dụng CDN (giúp cân bằng tải lưu lượng mạng)
Kết luận
Qua bài viết này hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về hình thức tấn công UDP FLood. Từ đó trang bị cho bản thân các kiến thức cũng như các giải pháp để đối phó, giảm thiểu các hành vi tấn công DDoS trong tương lai. Đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới và đội ngũ admin Vietnix có thể hỗ trợ bạn sớm nhất. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo và tìm hiểu thêm về chủ đề DDoS ở các bài viết tiếp theo của Vietnix để tích luỹ kiến thức cho chính mình.