Hiện nay, có hai hình thức sao lưu dữ liệu phổ biến là snapshot và backup. Vậy snapshot là gì? Snapshot có điểm gì khác so với backup? Trong không gian lưu trữ web, backup và snapshot là hai trong số các thuật ngữ phổ biến nhất. Cả hai đều có chức năng tạo bản backup dữ liệu. Bài viết này sẽ chỉ ra những khác biệt cơ bản giữa hai hình thức sao lưu dữ liệu backup và snapshot.
Snapshot là gì?
Snapshot là một “hình ảnh” tức thời về hệ thống file của máy chủ tại một khoảng thời gian nhất định. Hình ảnh này chụp toàn bộ hệ thống file như khi chụp ảnh nhanh. Khi một snapshot được sử dụng để khôi phục máy chủ, máy chủ sẽ trở lại nguyên trạng tại thời điểm chụp snapshot.
Snapshot được thiết kế cho mục đích lưu trữ ngắn hạn. Do đó, snapshot mới nhất sẽ ghi đè lên image cũ hơn. Vì vậy, snapshot thường hiệu quả cho việc phục hồi phiên bản gần đây nhất của máy chủ.
Snapshot hoạt động như thế nào?
Snapshot có khả năng sao lưu theo phiên bản và quay lại những phiên bản đã sao lưu trước đó.
Ví dụ: Nếu chúng ta snapshot thường xuyên các file hay các thư mục thì ta có thể quay lại trạng thái khi bắt đầu snapshot. Do đó, khi chúng ta bị nhiễm virus, chúng ta có thể trả lại toàn bộ ổ đĩa, thư mục hoặc file về trạng thái trước đó, lúc chưa bị nhiễm virus.
Lợi ích khi sử dụng snapshot
Trong quá trình lưu trữ cùng bảo vệ dữ liệu Snapshot đem đến những lợi ích rất quan trọng. Dưới đây là những lợi ích nổi bật đó:
Ảnh chụp nhanh snapshot có thể dùng cho mục đích báo cáo
Khách hàng được phép truy vấn các snapshot cơ sở dữ liệu. Từ đó dễ dàng viết báo cáo thông qua dữ liệu tại mốc thời gian tạo ảnh chụp nhanh.
Có thể duy trì lịch sử dữ liệu để tạo báo cáo
Trong một khoảng thời gian cụ thể, Snapshot cho phép mở rộng quyền truy cập dữ liệu cho người dùng.
Chẳng hạn, người dùng có thể một snapshot cơ sở dữ liệu ở cuối một thời điểm xác định trước đó (ví dụ như một tháng) để sau này phục vụ việc báo cáo.
Đến lúc này, người dùng có thể chạy báo cáo cuối kỳ tại những snapshot. Việc duy trì các snapshot bao lâu sẽ phụ thuộc vào kích thước của không gian đĩa, tại khoảng thời gian này bạn cũng đc phép truy vấn ngược lại kết quả.
Sử dụng nhân đôi cơ sở dữ liệu – database miror để có thể giảm tải báo cáo
Khi dùng snapshot cơ sở dữ liệu kèm theo nhân đôi cơ sở dữ liệu bạn có thể tạo các dữ liệu được quyền truy cập được trên mirror server ( hay còn gọi là máy chủ giống nhau) để báo cáo. Bên cạnh đó, những truy vấn vận hành trên cơ sở dữ liệu nhân đôi cũng giảm bớt tài nguyên dành chocho phần chính.
Quản lý hệ thống testing database
Đối với môi trường thử nghiệm, việc vận hành liên tục một giao thức thử nghiệm cho cơ sở dữ liệu để phục vụ việc chứa những dữ liệu tương đương với nhau khi khởi động một vòng thử nghiệm là rất hiệu quả.
Các nhà phát triển ứng dụng hay những người kiểm tra thường sẽ tạo một snapshot ở cơ sở dữ liệu thử nghiệm trước khi thực hiện vòng đầu tiên. Sau khi kết thúc, cơ sở dữ liệu sẽ trở về với trạng thái trước đó một cách dễ dàng thông qua hoàn nguyên snapshot cơ sở dữ liệu.
Bảo vệ dữ liệu vì lỗi từ người dùng
Thông qua việc tạo nên snapshot cơ sở dữ liệu với chu kỳ liên tục, bạn có thể tránh được những vấn đề xuất phát từ người dùng chính, lỗi xóa bảng là một điển hình.
Ngoài ra, bạn có thể tạo nhiều snapshot cơ sở dữ liệu với thời gian dài để đảm bảo nhận dạng cùng phản ứng với tất cả lỗi mà người dùng làm nên. Theo đó, có thể bảo vệ ở mức độ nhiều hơn.
Ví dụ: Phụ thuộc vào tài nguyên đĩa mà bạn có thể duy trì từ 6 – 12 snapshot trong vòng 1 ngày. Tiếp theo, cứ một snapshot được sinh ra, thì snapshot cũ trước đó sẽ bị xóa đi.
Bạn có thể tiến hành hoàn nguyên cơ sở dữ liệu về snapshot trước thời điểm lỗi do người dùng gây ra trong trường hợp muốn khôi phục dữ liệu. Đối với mục đích này, hoàn nguyên sẽ có tốc độ tối ưu hơn so với khôi phục bằng sao lưu. Song, ở cách này bạn không được phép tùy chỉnh về trước hay sau.
Đặc biệt, tại đây bạn cũng được phép tự dựng lại bảng và dữ liệu đã bị xóa dựa trên các thông tin có tại snapshot.
Chẳng hạn: bạn được phép copy lượng lớn dữ liệu từ snapshot đến cơ sở dữ liệu. Sau đó là tích hợp dữ liệu lại với cơ sở dữ liệu bằng phương pháp thủ công.
Khi dùng snapshot cơ sở dữ liệu bạn sẽ biết được có bao nhiêu snapshot phải dùng đến ở cơ sở dữ liệu trong cùng một thời điểm, tần suất tạo mới và lưu giữ chúng sẽ tốn bao nhiêu thời gian.
So sánh giữa backup và snapshot
Backup là gì?
Đầu tiên, backup đơn giản là một bản sao lưu dữ liệu. Khi một bản sao lưu được bắt đầu, nó sẽ tạo ra các bản sao của các file. Trong đó bao gồm cả các file liên quan đến trang web hay mail.
Thông thường, các bản sao sẽ được lưu trữ ở vị trí khác với nội dung gốc. Do đó, backup là một công cụ hữu ích để khôi phục dữ liệu sau các sự cố đáng tiếc.
Thời gian sao lưu phụ thuộc phần lớn vào lượng dữ liệu. Việc sao lưu có thể chỉ mất vài phút, hoặc có thể vài giờ, thậm chí nhiều ngày để hoàn tất. Do đó, dữ liệu ở thời điểm kết thúc có thể không nhất quán hoàn toàn với dữ liệu khi bắt đầu quá trình sao lưu được thiết kế cho mục đích lưu trữ lâu dài.
Vì vậy, chúng được lưu trữ bên ngoài máy chủ. Do đó, máy chủ hoàn toàn có thể được khôi phục nếu xảy ra trục trặc.
Sự khác nhau
Sau khi tìm hiểu khái niệm của backup và snapshot, bảng sau sẽ so sánh ngắn gọn các đặc điểm giữa backup và snapshot:
Backup | Snapshot |
Có thể được lưu trữ ở vị trí khác, hoặc trên cùng một máy chủ, hay cùng một ở đĩa | Được lưu ở cùng vị trí với dữ liệu gốc |
Dữ liệu cuối có thể khác so với dữ liệu khi bắt đầu backup | Lưu trữ “hình ảnh” của máy chủ tại một khoảng thời gian xác định |
Mục đích lưu trữ dài hạn | Ngắn hạn |
Hệ thống file | File, phần mềm, cài đặt |
Mất nhiều thời gian để sao chép dữ liệu | Thời gian sao chép dữ liệu nhanh |
Có thể sử dụng cả backup và snapshot không?
Câu trả lời là: Tất nhiên! Nhiều tài khoản được trang bị cả hai hình thức lưu trữ là snapshot lẫn backup.
Đầu tiên, người dùng có thể chụp snapshot ổ đĩa. Từ đó có được một static image của các file máy chủ tại thời điểm snapshot. Do đó có thể đảm bảo dữ liệu nhất quán với thời gian chính xác trong ngày. Sau đó, sao lưu snapshot vào một máy chủ remote.
Việc này có thể tốn nhiều thời gian, nhưng dữ liệu thật ra không hề bị thay đổi. Sở dĩ vì snapshot hoàn toàn “tĩnh” so với thời gian. Cuối cùng, có thể thấy việc sao lưu dữ liệu có thể tốt và an toàn hơn khi sử dụng kết hợp cả snapshot lẫn backup.
Lời kết
Mong bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về backup và snapshot. Giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn. Theo dõi Vietnix để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hay và bổ ích nhé!!