Để có thể thành công trong kinh doanh bạn phải trải qua một hành trình dài, nhưng nếu bạn quyết tâm và kiên trì thì sẽ gặt hái được kết quả như mong đợi. Bài viết dưới đây của Vietnix sẽ bật mí cho bạn 10 nguyên tắc giúp kinh doanh thành công nhanh chóng. Cùng theo dõi nhé.
1. Nguyên tắc kinh doanh cần có là biết mình biết ta
Từ xưa đến nay, câu nói “Biết mình biết ta – Trăm trận trăm thắng” đã trở thành một phương châm được nhiều người thực hiện và làm theo. Trước khi bắt đầu thực hiện một công việc gì, bạn cũng nên đánh giá năng lực bản thân trước, tiếp theo là đối thủ.
Từ đó mới có thể phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại của mình. Để đạt được thành công trong kinh doanh, bạn cần “Biết mình biết ta…”. Đừng dễ dàng nghe theo những đề nghị hấp dẫn từ những công ty hoặc chấp nhận những lời rủ rê từ bạn bè. Bạn nên đưa ra quyết định của bản thân sau khi trả lời những câu hỏi dưới đây:
- Thế mạnh của mình là gì?
- Tiềm lực tài chính ra sao?
- Những mục tiêu đề ra gồm có?
- Lĩnh vực sắp đầu tư có triển vọng hay không?
- Nếu rủi ro xảy ra thì sẽ thế nào?
Xem thêm: 9 bước lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả từ A – Z cho người mới bắt đầu
2. Nguyên tắc có sức chơi có sức chịu
Phụ thuộc vào chiến lược mà bạn đề ra để quyết định có nên đầu tư vào lĩnh vực bất kỳ nào không và số tiền đầu tư là bao nhiêu. Trong đầu tư, có một số quy luật bạn cần nắm rõ:
- Không đầu tư tất cả những gì bạn đang có: Bạn nên để lại một ít dự phòng, cho những tình huống bất ngờ xảy ra. Thiết lập quỹ rủi ro là một trong những giải pháp hàng đầu cho những ai thích đầu tư. Khi việc đầu tư của bạn đi sai hướng thì quỹ này sẽ rất hữu ích.
- Lợi nhuận sẽ tỷ lệ thuận với rủi ro: Đối với những lĩnh vực có lợi nhuận cao sẽ luôn đi kèm với rủi ro. Nếu bạn là người có tinh thần thép, chấp nhận rủi ro thì có thể mạnh dạn đầu tư. Tuy nhiên, bạn nên chia đều giữa rủi ro và lợi nhuận để tránh tình trạng thua lỗ.
3. Không chờ đợi cơ hội là nguyên tắc kinh doanh không thể bỏ qua
Kinh doanh được xem như một cuộc cạnh tranh khốc liệt, nếu bạn không biết nắm bắt cơ hội thì sẽ bị bỏ lại phía sau. Trên thương trường sẽ không ai giúp đỡ bạn vô điều kiện. Do đó, khi có ai đó mang đến cho bạn một giá trị nào đó thì có thể ngầm hiểu đây là một sự trao đổi ngầm.
Khi bạn đón nhận sự giúp đỡ từ người khác thì sau này chắc chắn bạn phải đền đáp lại. Ngoài ra, cũng sẽ có khả năng bạn sẽ bị chính những người này lừa đảo hoặc tiếp cận với ý đồ xấu. Cho nên, bạn hãy tự thân vận động, chủ động tìm kiếm cơ hội đầu tư riêng cho bản thân.
Tuy nhiên, khi tự tìm kiếm cơ hội đầu tư cho mình bạn cũng cần tỉnh táo và biết đánh giá đâu là cơ hội tiềm năng, tránh bị “hớ”. Hoặc gặp những dự án “ma”, công ty “ma”.
Xem thêm: SBU Là Gì? Hướng Dẫn Phân Tích SBU Trong Ma Trận Boston
4. Luôn trau dồi về kiến thức
Để có thêm cơ hội thành công bạn nên liên tục học tập và trau dồi thêm những kiến thức liên quan đến lĩnh vực mình đang hoặc có dự định đầu tư. Hiện nay, có rất nhiều hình thức và nguồn thông tin để tiếp cận như: Báo chuyên ngành, ebook, sách giấy,… hoặc từ những người có kinh nghiệm.
Với sự phát triển và thay đổi không ngừng của thời đại, kèm theo nhiều biến động của nền kinh tế, chiến lược kinh doanh sẽ thay đổi và đa dạng dần theo thời gian. Chính vì thế, bạn cần liên tục cập nhật kiến thức mỗi ngày. Đầu tư cho bản thân luôn là cách đầu tư hiệu quả nhất và không bao giờ lỗ.
Xem thêm: Nhượng quyền thương hiệu là gì? Những điều kiện, thủ tục cần chuẩn bị khi nhượng quyền thương hiệu
5. Có khả năng nhìn về tương lai
Luôn cố gắng nhìn về tương lai cũng là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành bại trong kinh doanh. Chính sai lầm sẽ giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm, thành công khiến bạn tự tin hơn. Nhưng bạn cũng nên nhớ rằng đừng quá buồn rầu vì thất bại, tự mãn về thành công mà mình đã đạt được. Phải luôn phấn đấu không ngừng để đạt được những mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra.
Với từng dự án hãy lên kế hoạch cụ thể và thường xuyên checklist để kểm tra tiến độ những câu việc đã đề ra. Không dừng lại ở việc đầu tư kinh doanh, bạn cần lập kế hoạch cho chính bản thân mình.
Sẽ không có bất kỳ ai có thể quyết định cuộc đời của bạn. Đặc biệt, trong lĩnh vực đầu kinh doanh bạn cần có khả năng đánh giá, tầm nhìn và nhạy bén với những ngành đang có cơ hội phát triển.
Xem thêm: CSR là gì? Tại sao chiến dịch CSR dễ gây ra tranh cãi
6. Nguyên tắc kinh doanh đi từng bước
Hãy bắt đầu với những dự án quy mô nhỏ, để có thể thử nghiệm và dần dần đúc kết được những bài học và kinh nghiệm cho những dự án lớn hơn tiếp theo. Chẳng hạn, nếu bạn đang có ý định kinh doanh trong lĩnh vực thời trang. Trước hết, hãy bắt đầu từ một mô hình nhỏ thông qua việc bán online. Đồng thời với đó, bạn bắt đầu bán lẻ tại nhà hoặc một mặt bằng nhỏ.
Sau một thời gian, nếu thu về kết quả khả quan thì bạn nên đầu tư phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh. Trường hợp thất bại thì tạm dừng lại và tìm một hướng đi mới.
Ngoài ra, khi đầu tư tất cả những gì bạn có vào một lĩnh vực và trông đợi lợi nhuận từ đó là không hề khả quan. Do đó, bạn nên đầu tư thêm một số lĩnh vực để tránh rủi ro và gia tăng cơ hội tạo ra lợi nhuận.
Nếu bạn đang có ý định chuyển hướng đầu tư kinh doanh vào một lĩnh vực mới thì nên bỏ ra thời gian tìm hiểu về lĩnh vực đó. Khi bạn đã trang bị đầy đủ kiến thức ban đầu sẽ hỗ trợ cho việc kinh doanh của bạn rất nhiều.
7. Nguyên tắc ăn chắc mặc bền để hạn chế rủi ro
Nếu bạn sợ gặp phải những rủi ro không đáng có, thì nên đầu tư vào những lĩnh vực có xác suất cao. Tránh xa những cuộc đầu tư mạo hiểm và lời hứa hẹn đem về lợi nhuận khổng lồ. Trong kinh doanh bạn nên dùng lý trí để đưa ra quyết định, đừng để cảm xúc chi phối vì nó sẽ khiến bạn mất hết tất cả.
Ở mọi tình huống, hãy tự trả lời những câu hỏi như:
- Bạn có thu được lợi nhuận trong việc đầu tư này không?
- Lợi nhuận nhận được là bao nhiêu?
- Cần bao lâu để đạt được lợi nhuận đề ra?
Tuy trong kinh doanh, mạo hiểm sẽ là cơ hội giúp bạn thành công nhanh chóng nhưng vận may thì thường không đến với tất cả mọi người.
8. Không nên chuyển giao việc kinh doanh cho bất kỳ ai
Bạn có thể bất đắc dĩ trao quyền quản lý việc kinh doanh cho một người bạn tin tưởng và người đó có đủ chuyên môn và năng lực. Tuy nhiên bạn vẫn phải là người đưa ra những quyết định quan trọng và cuối cùng với số tiền của mình.
Hầu hết những người giàu có luôn tìm cách để kiếm càng nhiều tiền càng tốt và giảm những khoản chi tiêu, thất thoát một cách tối đa. Dù quy mô kinh doanh nhỏ hay lớn thì người quản lý tình hình tài chính không ai khác ngoài bạn.
9. Lập kế hoạch là điều không thể thiếu trong nguyên tắc kinh doanh
Lập kế hoạch là yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với kinh doanh và cuộc sống cá nhân mỗi người. Tuy nhiên, bạn cũng nên linh hoạt theo từng trường hợp khác nhau, bởi ép buộc mọi hoạt động đi theo những gạch đầu dòng, nguyên tắc định sẵn đôi lúc sẽ mang đến những hạn chế nhất định.
Thời điểm bạn ngồi bàn bạc với mọi người để tổng hợp ý kiến sau đó đưa ra một kế hoạch phù hợp thì cũng có khả năng đối thủ đã tìm thấy cơ hội mới với sự tự tin và nhanh nhẹn của họ. Do đó, bạn cũng nên suy nghĩ nhạy bén vượt ra khỏi kế hoạch đã được đưa ra trước đó và có những điều chỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh.
10. Nguyên tắc phân tích các đối thủ cùng ngành trong kinh doanh
Bạn có thể theo dõi tìm kiếm ý tưởng và tham khảo hướng đi từ đối thủ để áp dụng cho việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên, cùng một sản phẩm/dịch vụ, một tệp khách hàng để vượt qua đối thủ và trở nên thành công thì điều duy nhất bạn có thể làm là bắt tay vào thử nhiều ý tưởng khác biệt và đột phá.
Thay vì liên tục theo dõi và sao chép ý tưởng, kế hoạch của đối thủ thì bạn nên tự đưa ra những quyết định mới mẻ và phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Lời kết
Muốn kinh doanh thành công và thu về lợi nhuận cao nhất bạn cần áp dụng nhiều chiến lược khác nhau. Để làm được điều đó thì bạn nên học tập và trau dồi kiến thức của lĩnh vực đang kinh doanh liên tục. Với 10 nguyên tắc giúp kinh doanh thành công bên trên mà Vietnix đã tổng hợp hy vọng bạn có thể áp dụng một cách hiệu quả. Chúc bạn thành công.