NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
19/11/2024
Lượt xem

DRAM (Dynamic Random Access Memory) là gì? Sự khác nhau giữa DRAM và SRAM

19/11/2024
17 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

DRAM (Dynamic Random Access Memory) là loại bộ nhớ tự động, giúp xử lý dữ liệu nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của các thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh và các hệ thống lưu trữ. Hãy cùng Vietnix tìm hiểu chi tiết DRAM là gì, cách thức hoạt động, ưu – nhược điểm cùng ứng dụng của chúng trong bài viết sau.

Những điểm chính

Để bạn nắm được tổng quan nội dung của bài viết trước khi đi vào chi tiết, mình đã tóm tắt những điểm chính sau:

  • Khái niệm DRAM: Là một bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ và truy xuất dữ liệu tạm thời.
  • Các loại DRAM: Gồm một số loại phố biến như ADRAM, SDRAM, ECC DRAM, DDR SDRAM…
  • Cách hoạt động của DRAM: DRAM sẽ lưu trữ thông tin thông qua các tụ điện và transistor.
  • Vai trò của DRAM: Như lưu trữ dữ liệu tạm thời, nâng cấp bộ nhớ, thực hiện phép tính…
  • Tốc độ DRAM: Bạn xác định bằng cách xem các thông số kỹ thuật của DRAM Frequency.
  • Tips chọn DRAM: Bạn có thể dựa trên việc kiểm tra bo mạch chủ và dung lượng DRAM.
  • So sánh giữa DRAM với SRAM: Mình sẽ dựa trên các tiêu chí như tính chất, dung lượng, chi phí, hiệu suất… để so sánh.
  • Vietnix – Nhà cung cấp dịch vụ thuê máy chủ tốc độ và hiệu suất ổn định.

DRAM là gì?

DRAM hay Dynamic RAM có tên đầy đủ Dynamic Random Access Memory là một loại bộ nhớ máy tính cho phép truy xuất dữ liệu ngẫu nhiên. Hiểu đơn giản là dữ liệu trong DRAM sẽ mất đi nếu không được làm mới (refresh) liên tục. Loại bộ nhớ này được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại thông minh và nhiều thiết bị khác. DRAM giữ vai trò quan trọng trong việc lưu trữ và truy xuất dữ liệu tạm thời, giúp hệ thống xử lý nhanh hơn và hiệu quả hơn.

DRAM là một loại bộ nhớ máy tính giúp truy xuất dữ liệu ngẫu nhiên
DRAM là một loại bộ nhớ máy tính giúp truy xuất dữ liệu ngẫu nhiên

Về dung lượng, các chip DRAM hiện đại có thể đạt đến 32GB, 64GB hoặc cao hơn cho mỗi module. DRAM là loại bộ nhớ chính được sử dụng trong các máy tính truyền thống. Để cải thiện hiệu suất, các thế hệ DDR (Double Data Rate – tốc độ dữ liệu kép), như DDR4 và DDR5, đã được phát triển và đang được sử dụng rộng rãi trong các máy tính hiện đại.

Các loại DRAM phổ biến

Hiện nay có nhiều loại DRAM khác nhau, mỗi loại sẽ có đặc trưng và hiệu suất riêng, phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau. Một số loại DRAM phổ biến được sử dụng nhiều là:

  • ADRAM (Asynchronous DRAM): Đây là module DRAM truyền thống hoạt động không theo nhịp hoặc không phụ thuộc vào đồng hồ hệ thống. Khi CPU gửi yêu cầu để truy cập một thông tin cụ thể, bộ nhớ sẽ tiếp nhận và xử lý yêu cầu đó trước khi cung cấp quyền truy cập cho người dùng. 
  • SDRAM: Loại DRAM này được đồng bộ hóa với bus hệ thống, phù hợp với tốc độ xung nhịp của vi xử lý. Nhờ đó, SDRAM có thể hoạt động ở tốc độ xung nhịp cao hơn nhiều so với các bộ nhớ không đồng bộ.
  • ECC DRAM: DRAM này tích hợp mã sửa lỗi ECC (Error-Correcting Code) để phát hiện và tự động sửa lỗi dữ liệu, giúp tăng tính ổn định và độ tin cậy.
  • DDR SDRAM: Tương tự như SDRAM nhưng có khả năng truyền dữ liệu gấp đôi mỗi chu kỳ xung nhịp, giúp tăng cường hiệu suất. 
  • DDR2 SDRAM: Được ra mắt năm 2003, DDR2 có tốc độ gấp đôi DDR nhờ cải thiện bus tín hiệu. DDR2 sử dụng bộ đệm 4-bit prefetch, đạt tốc độ truyền dữ liệu từ 533 đến 800 MT/s, có thể được cài đặt theo cặp để tăng khả năng thông lượng bộ nhớ kép.
  • DDR3 SDRAM: DDR3 ra mắt vào năm 2007 tiếp tục nâng gấp đôi bộ đệm prefetch lên 8-bit, tăng tốc độ truyền lên 800-2133 MT/s và điện năng  tiêu thụ  giảm khoảng 40% (1.35-1.5 volt so với 1.8 volt của DDR2)
  • DDR4 SDRAM: DDR4 cải tiến hơn DDR3, giảm điện áp xuống 1.2 volt và cải thiện đáng kể tốc độ truyền (2133-5100 MT/s, có thể cao hơn khi ép xung). DDR4 hiện là loại DRAM phổ biến nhất trong các thiết bị điện tử.
  • DDR5 SDRAM: Phiên bản mới nhất DDR5 ra mắt năm 2021, có hiệu suất gấp đôi DDR4, với điện áp 1.1 volt. DDR5 nổi bật nhờ hai kênh độc lập 32-bit trong mỗi module, giúp một thanh DDR5 RAM duy nhất đã có thể chạy ở chế độ kênh kép. SDRAM này còn có vi mạch quản lý nguồn điện tích hợp, giúp điều chỉnh điện áp ngay trên module thay vì phụ thuộc vào bo mạch chủ.

Khi bạn có nhu cầu mua RAM mới để nâng cấp máy tính của mình, thì có thể sản phẩm đó sử dụng chip DDR4 SDRAM. Tuy không phải là phiên bản mới nhất như DDR5, nhưng DDR4 là phiên bản phổ biến nhất. CPU và mainboard thiết bị của bạn cần đảm bảo độ tương thích để có thể sử dụng được loại RAM này.

DRAM 4 và 5
DRAM 4 và 5

Cách thức hoạt động của DRAM

Bộ nhớ DRAM lưu trữ thông tin thông qua các tụ điện và transistor. Mỗi ô nhớ trong DRAM bao gồm một tụ điện để lưu trữ dữ liệu dưới dạng điện tích và một transistor để điều khiển quá trình đọc/ghi dữ liệu. Tuy nhiên, do tụ điện có xu hướng mất điện tích theo thời gian, DRAM cần phải được làm mới liên tục để duy trì dữ liệu. Quá trình làm mới này diễn ra rất nhanh, giúp DRAM duy trì tốc độ cao và cung cấp dữ liệu liên tục cho CPU.

Những yếu tố kỹ thuật quan trọng của DRAM bao gồm thời gian truy xuất (timing), độ trễ (latency) và băng thông (bandwidth). Tuy nhiên, DRAM tiêu thụ một lượng điện năng khá lớn, do đó cần có hệ thống làm mát để kiểm soát nhiệt độ phát sinh trong quá trình hoạt động.

Nguyên lý hoạt động của DRAM
Nguyên lý hoạt động của DRAM

Vai trò của DRAM

Những nhiệm vụ quan trọng của bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động gồm có:

  • Lưu trữ dữ liệu tạm thời: DRAM thường được sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời khi hệ thống làm việc với các ứng dụng, trình duyệt và các tác vụ khác.
  • Hỗ trợ nâng cấp bộ nhớ: Bộ nhớ này được sản xuất dưới dạng các chip nhỏ gọn, nên có thể dễ dàng gắn vào bo mạch chủ, giúp tăng cường khả năng lưu trữ của hệ thống.
  • Thực hiện phép tính: DRAM giúp thực hiện các phép tính trong hệ thống máy tính. Khi cần xử lý tính toán, dữ liệu sẽ được đưa vào DRAM và kết quả sẽ được gửi về cho bộ xử lý.
  • Hỗ trợ hoạt động cho thiết bị di động: Bộ nhớ RAM động cũng được sử dụng trong các thiết bị di động và máy tính bảng để hỗ trợ lưu trữ và xử lý dữ liệu.

Ngoài ra, DRAM không chỉ hỗ trợ xử lý dữ liệu nhanh mà còn giúp cho các ứng dụng có hiệu suất mượt mà. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu suất tối ưu cho các ứng dụng đòi hỏi tài nguyên lớn, việc tích hợp DRAM vào một môi trường máy chủ ổn định và mạnh mẽ là điều cần thiết. Với dịch vụ thuê máy chủ từ Vietnix, bạn sẽ sở hữu hệ thống tối ưu, đáp ứng mọi yêu cầu công việc.

4 nhiệm vụ quan trọng của DRAM
4 nhiệm vụ quan trọng của DRAM

Ưu và nhược điểm của DRAM

DRAM đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tốc độ và hiệu suất của các thiết bị điện tử, nhưng bên cạnh những lợi ích, nó cũng có những điểm hạn chế cần cân nhắc, cụ thể gồm:

Ưu điểm
  • default icon

    Tốc độ truy xuất nhanh: Tốc độ truy xuất dữ liệu của DRAM cao hơn nhiều so với các loại bộ nhớ khác, do đó, tốc độ xử lý nhiệm vụ nhanh hơn.

  • default icon

    Chi phí thấp: Do được sản xuất bằng công nghệ ít phức tạp, DRAM có chi phí sản xuất thấp hơn và giá thành rẻ hơn so với một số loại bộ nhớ hiện đại khác.

  • default icon

    Dung lượng lớn: DRAM có thể chứa nhiều dữ liệu hơn SRAM nhờ vào khả năng lưu trữ dung lượng lớn với chi phí thấp. Các module DRAM hiện nay có thể đạt dung lượng lên đến 32GB, 64GB hoặc thậm chí 128GB trong các máy tính cao cấp, máy chủ và máy trạm.

  • default icon

    Khả năng đa nhiệm: Với khả năng xử lý và duy trì nhiều tác vụ cùng lúc, DRAM giúp máy hoạt động hiệu quả khi người dùng mở đồng thời nhiều ứng dụng.

  • default icon

    Dễ dàng mở rộng: DRAM có thể được nâng cấp dễ dàng bằng cách thêm các thanh RAM hoặc thay thế bằng các thế hệ DRAM.

  • default icon

    Tối ưu hóa hiệu suất: Sử dụng DRAM giúp việc nâng cao hiệu suất tổng thể của hệ thống, hỗ trợ máy tính vận hành nhanh và mượt mà hơn.

Nhược điểm
  • default icon

    Tiêu thụ nhiều điện năng: Do có dung lượng lớn, DRAM tiêu tốn điện năng nhiều hơn so với các loại bộ nhớ khác.

  • default icon

    Độ ổn định không cao: DRAM cần được làm mới liên tục để dữ liệu không bị mất, điều này khiến cho độ ổn định của nó không cao.

  • default icon

    Sản sinh lượng nhiệt lớn hơn: Do cần tiêu thụ nhiều điện năng khi hoạt động ở hiệu suất cao, nhiệt độ DRAM sẽ nóng lên rất nhiều. Vì thế, các tổ chức cần xây dựng hệ thống tản nhiệt hiện đại để đảm bảo độ bền cho các linh kiện.

  • default icon

    Mất dữ liệu nếu DRAM bị mất nguồn điện: Với tính chất là bộ nhớ tạm thời, các dữ liệu bên trong DRAM sẽ bị xóa ngay khi máy tính bị mất nguồn điện. Vì thế, DRAM không thể sử dụng để lưu trữ lâu dài.

Tốc độ DRAM

Bạn có thể xác định tốc độ chính xác của DRAM bằng cách xem các thông số kỹ thuật DRAM Frequency. Vậy DRAM Frequency là gì? Đây là tần số hoạt động của bộ nhớ DRAM, đo bằng MHz, cho biết tốc độ dữ liệu được truyền qua bộ nhớ mỗi giây. Tần số càng cao thì DRAM có khả năng truyền dữ liệu nhanh hơn, giúp cải thiện hiệu suất tổng thể của hệ thống. 

icon

Ví dụ: Nếu DRAM có tốc độ 3200MHz, có nghĩa là nó có thể thực hiện 3200 lần đọc và ghi dữ liệu trong một giây.

Tuy nhiên, tốc độ của DRAM còn bị ảnh hưởng bởi độ trễ, tức là thời gian cần để DRAM bắt đầu hoạt động. Độ trễ thay đổi tùy theo từng loại DRAM và không thể đo trực tiếp. Bạn có thể tham khảo chỉ số CL (CAS Latency) do nhà sản xuất cung cấp, nếu chỉ số CL càng cao thì độ trễ càng lớn.

Tốc độ của DRAM
DRAM (Dynamic Random Access Memory) là gì? Sự khác nhau giữa DRAM và SRAM 44

Ứng dụng của DRAM

DRAM được ứng dụng rộng rãi trong máy tính, điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác. 

  • Trong máy tính: DRAM hỗ trợ tăng tốc độ xử lý của CPU bằng cách lưu trữ dữ liệu tạm thời.
    • Với SSD có DRAM: Dữ liệu được lưu trong chip DRAM, hoạt động như một bộ nhớ cache siêu tốc, giúp máy tính truy xuất file một cách nhanh chóng.
    • Với SSD không có DRAM: Dữ liệu được lưu trong NAND flash, chậm hơn DRAM nhưng vẫn nhanh hơn so với ổ cứng cơ học truyền thống.
  • Trong các thiết bị di động: DRAM đóng vai trò quan trọng cho khả năng đa nhiệm và xử lý các ứng dụng nặng như game và chỉnh sửa video.
  • Trong các máy chủ, hệ thống lưu trữ đám mây và trung tâm dữ liệu lớn: DRAM giúp xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng DRAM còn có tên gọi là “bộ nhớ dễ bay hơi”, bởi dữ liệu được lưu trữ trong DRAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ biến mất khi thiết bị bị tắt hoặc gặp sự cố mất điện.

3 ứng dụng của DRAM trong đời sống
3 ứng dụng của DRAM trong đời sống

Tips chọn mua DRAM hiệu quả

Để chọn mua DRAM phù hợp, bạn cần xem xét nhu cầu sử dụng và khả năng tương thích với thiết bị:

  • Kiểm tra bo mạch chủ: Giúp bạn xác định thiết bị hỗ trợ loại DRAM nào (DDR3, DDR4 hay DDR5) và tốc độ tối đa mà hệ thống có thể xử lý. 
  • Dung lượng DRAM: Với các nhu cầu thông thường, bạn chỉ cần mua DRAM 8GB là đủ, nhưng với các tác vụ đồ họa hoặc chơi game, bạn nên chọn từ 16GB trở lên.
Cách chọn mua DRAM phù hợp
Cách chọn mua DRAM phù hợp

So sánh sự khác biệt giữa DRAM với SRAM

Trong khi DRAM là bộ nhớ động thì SRAM (Static random-access memory) là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên tĩnh, có thể lưu trữ dữ liệu miễn là được cấp nguồn liên tục. Dưới đây là những điểm khác biệt cơ bản giữa DRAM và SRAM:

Thuộc tínhSRAMDRAM
Tính chấtRam tĩnhRam động
Tốc độ truy cậpThời gian truy cập nhanh do bộ nhớ nằm trong chipThời gian truy cập lâu do bộ nhớ nằm ngoài chip
Dung lượngDung lượng SRAM nhỏDung lượng DRAM lớn
Chi phíCaoThấp
Hiệu suấtTốc độ đọc và ghi nhanhTốc độ đọc và ghi chậm hơn
Cách thức hoạt độngKhông cần làm mới vì nó không sử dụng tụ điện để lưu trữ dữ liệuTụ điện cần làm mới liên tục để giữ lại dữ liệu
Tiêu thụ điện năngTiêu hao ít điện năngTiêu thụ nhiều điện năng hơn
Nhiệt lượngThấpCao
Tuổi thọ dữ liệuDàiNgắn
Vị tríVi xử lý / Giữa CPU và bộ nhớ chínhBo mạch chủ
Thiết kếPhức tạp với 6 bóng bán dẫnĐơn giản với 1 bóng bán dẫn
Chức năngHoạt động như bộ nhớ cache trong các ứng dụng cần tốc độ truy cập caoBộ nhớ chính của máy tính
Mức độ phổ biếnÍt được sử dụngĐược sử dụng nhiều
Bảng so sánh giữa SRAM và DRAM

Vietnix – Nhà cung cấp dịch vụ thuê máy chủ tốc độ và hiệu suất ổn định

Vietni là nhà cung cấp dịch vụ thuê máy chủ vật lý mang lại tốc độ tải trang nhanh nhờ băng thông 1Gbps share và không giới hạn tốc độ mạng, giúp nâng cao trải nghiệm người dùng. Máy chủ hiệu năng cao xử lý mượt mà các tác vụ nặng, hỗ trợ nhiều người truy cập cùng lúc mà không giảm hiệu suất. Đồng thời, tính bảo mật cao giảm nguy cơ tấn công mạng, đảm bảo dữ liệu an toàn và hoạt động liên tục cho các ứng dụng quan trọng.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 18001093
  • Email: sales@vietnix.com.vn
  • Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.
  • Website: https://vietnix.vn/

Câu hỏi thường gặp

Trong máy tính, SRAM và DRAM được dùng ở đâu?

SRAM thường được dùng trong bộ nhớ cache của CPU để tăng tốc độ truy cập dữ liệu, trong khi DRAM là bộ nhớ chính, lưu trữ dữ liệu và chương trình tạm thời khi hệ thống đang chạy.

DRAM là bộ nhớ chính trong máy tính phải không?

Câu trả lời là Đúng, DRAM là bộ nhớ chính trong máy tính, đóng vai trò lưu trữ dữ liệu tạm thời cho các chương trình và ứng dụng đang chạy.

Làm mới DRAM để làm gì? Tại sao DRAM cần được làm mới liên tục?

Bộ nhớ DRAM cần được làm mới để giữ cho các điện tích trong tụ điện không mất đi, từ đó duy trì dữ liệu lưu trữ. Trong trường hợp không được làm mới, dữ liệu trong DRAM sẽ bị mất đi.

DDR4 và DDR5 khác nhau như thế nào?

DDR5 có băng thông cao hơn, hiệu suất vượt trội, đặc biệt là trong các hệ thống cần xử lý lượng dữ liệu lớn. Phiên bản DDR5 cũng hỗ trợ dung lượng lớn hơn so với bản DDR4 tiền nhiệm.

Dung lượng DRAM bao nhiêu là hợp lý?

Việc lựa chọn dung lượng RAM phụ thuộc nhiều vào nhu cầu sử dụng của bạn. Nếu bạn chỉ sử dụng máy tính để làm các tác vụ cơ bản như lướt web, soạn thảo văn bản, thì 8GB RAM là đủ. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên làm đồ họa, chơi game, hoặc chạy các phần mềm nặng như chỉnh sửa video 4K, thì bạn nên cân nhắc nâng cấp lên 16GB RAM hoặc cao hơn.

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ DRAM là gì, ưu nhược điểm và ứng dụng của bộ nhớ này trong máy tính. Tùy vào nhu cầu sử dụng và ngân sách của mình, bạn có thể tìm mua hoặc nâng cấp thiết bị DRAM phù hợp. Dưới đây là một số bài viết tham khảo về RAM có thể giúp ích cho bạn:

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hưng Nguyễn

Co-Founder
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG