Constructor trong Java là một khái niệm quan trọng giúp lập trình viên khởi tạo đối tượng một cách hiệu quả, đồng thời tối ưu hóa mã nguồn và cải thiện hiệu suất chương trình. Hiểu rõ về Constructor sẽ giúp bạn xây dựng các ứng dụng Java mạnh mẽ và dễ dàng quản lý hơn. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn tìm hiểu tất tần tật về Constructor trong Java, từ định nghĩa, cách sử dụng đến các loại Constructor phổ biến.
Những điểm chính
- Constructor trong Java là gì: Giúp người đọc hiểu khái niệm, vai trò và cách thức hoạt động của constructor trong việc khởi tạo đối tượng trong Java.
- Các quy tắc tạo Constructor trong Java: Cung cấp các quy tắc cần tuân thủ để tạo constructor đúng chuẩn trong Java.
- 3 kiểu hàm khởi tạo trong Java: Giới thiệu các loại constructor phổ biến (mặc định, không tham số, có tham số) và cách sử dụng chúng.
- Constructor Overloading trong Java là gì: Hướng dẫn cách tạo nhiều constructor với tham số khác nhau để khởi tạo đối tượng linh hoạt.
- Khái niệm Copy Constructor trong Java: Giải thích cách sử dụng copy constructor để sao chép đối tượng một cách chính xác.
- Constructor chaining trong Java là gì: Mô tả cách gọi chuỗi constructor trong cùng lớp hoặc từ lớp cha để tối ưu mã nguồn.
- Kế thừa Constructor trong Java là gì: Hướng dẫn cách lớp con kế thừa constructor từ lớp cha bằng từ khóa super.
- Constructor trong Java dùng để làm gì: Làm rõ vai trò của constructor trong việc khởi tạo giá trị ban đầu cho đối tượng.
- Sự khác nhau giữa Method và Constructor trong lập trình Java: So sánh chi tiết điểm khác biệt giữa phương thức và constructor trong Java.
- Sự khác nhau giữa Constructor và phương thức trong Java: Phân tích thêm về mục đích sử dụng và cách gọi của constructor và phương thức.
- Tìm hiểu Constructor Java và các tác vụ ngoài khởi tạo: Giới thiệu các tác vụ khác mà constructor có thể thực hiện ngoài việc khởi tạo đối tượng.
- Dịch vụ VPS tại Vietnix – Hiệu suất cao, hỗ trợ 24/7: Gợi ý sử dụng dịch vụ VPS hiệu năng cao tại Vietnix để tối ưu cho các ứng dụng Java.
- Câu hỏi thường gặp: Trả lời các thắc mắc phổ biến liên quan đến constructor trong Java, giúp người đọc củng cố kiến thức
Constructor trong Java là gì?
Constructor trong Java là một loại phương thức đặc biệt, được thiết kế để khởi tạo các đối tượng của một lớp. Khi sử dụng từ khóa “new” để tạo một đối tượng mới, constructor sẽ tự động được kích hoạt, giúp tạo ra đối tượng đó và gán các giá trị ban đầu cho các thuộc tính của nó.

Ngoài ra, constructor còn được sử dụng để gán giá trị cho các thuộc tính và thiết lập các thông số cần thiết trong quá trình khởi tạo đối tượng. Nó cũng có thể đảm nhận nhiệm vụ thiết lập giá trị mặc định và khởi tạo những đối tượng liên quan để đảm bảo đối tượng chính hoạt động đúng chức năng.
Các quy tắc tạo Constructor trong Java
Dưới đây là các quy tắc then chốt mà bất cứ lập trình viên nào cũng phải ghi nhớ khi tạo Constructor trong Java:
- Không có kiểu trả về: Constructor không có kiểu trả về, đồng thời không thể được khai báo với các từ khóa abstract, final, static hay synchronized. Lý do nằm ở chỗ Constructor chỉ phục vụ cho mục đích khởi tạo đối tượng, không mang tính kế thừa, chỉ thuộc về đối tượng cụ thể chứ không phải lớp và không thể được gọi độc lập.
- Tên Constructor: Tên Constructor phải giống hệt tên với tên lớp chứa nó. Quy ước này giúp phân biệt Constructor với các phương thức thông thường trong Java.
Constructor trong Java đảm bảo ứng dụng của bạn khởi tạo đối tượng hiệu quả, nhưng hiệu suất tối ưu còn phụ thuộc vào hạ tầng máy chủ.
Với VPS NVMe, tốc độ đọc/ghi vượt trội giúp ứng dụng Java phản hồi nhanh, xử lý mượt mà, đặc biệt cho các hệ thống yêu cầu cao như đa luồng hay dữ liệu lớn.
Kết hợp mã nguồn chất lượng với sức mạnh NVMe, bạn sẽ tạo nên những sản phẩm vượt trội. Trải nghiệm VPS NVMe ngay hôm nay!

VPS NVME – Ổ CỨNG VÀ CPU THẾ HỆ MỚI
Khả năng xử lý siêu khủng với ổ cứng NVMe và CPU Platinum
3 kiểu hàm khởi tạo trong Java
1. Default Constructor (Hàm khởi tạo mặc định)
Hàm khởi tạo mặc định (hay Default constructor) là một phương thức đặc biệt được tạo ra tự động bởi Java nếu không có constructor nào được khai báo trong lớp. Đây là constructor không có tham số và có nhiệm vụ khởi tạo các thuộc tính của lớp với giá trị mặc định tương ứng: số nguyên: 0, số thực: 0.0, boolean: false, đối tượng: null
Cú pháp:
public ClassName() {
// Các câu lệnh khởi tạo
}
Ví dụ:
public class SinhVien {
private String name;
private int age;
// Default constructor
public SinhVien() {
this.name= "";
this.age= 0;
}
]
2. No-args Constructor (Hàm khởi tạo không có tham số)
Hàm khởi tạo không có tham số (hay No-args constructor) là phương thức đặc biệt giúp bạn bạn kiểm soát cách khởi tạo giá trị cho các thuộc tính của một đối tượng mới. Ví dụ, bạn có thể thiết lập kết nối tới database hoặc gán giá trị mặc định cho các thuộc tính.
Đây cũng là một constructor không có tham số tương tự như hàm khởi tạo mặc định. Tuy nhiên khác với default constructor có phần mã thân (body) rỗng và không chứa câu lệnh, no-args constructor cho phép bạn viết mã khởi tạo tùy chỉnh.
Cú pháp:
public ClassName() {
// Các câu lệnh khởi tạo
}
Ví dụ:
public class SinhVien {
private String name;
private int age;
// No-args constructor
public SinhVien() {
name = "Lan";
age = 20;
}
]
Có thể thấy No-args constructor được định nghĩa cho lớp SinhVien để bạn có thể chỉ định giá trị mặc định khi khởi tạo cho các thuộc tính ten, tuoi.
3. Parameterized Constructor (Hàm khởi tạo có tham số)
Hàm khởi tạo có tham số (hay Parameterized constructor) là phương thức đặc biệt dùng để khởi tạo đối tượng với các giá trị ban đầu được chỉ định. Đây là constructor có tham số rất hữu ích khi bạn cần truyền giá trị cụ thể cho các thuộc tính của đối tượng ngay khi tạo. Từ đó đảm bảo rằng đối tượng được khởi tạo với các trạng thái mong muốn ngay từ đầu.
Cú pháp:
public ClassName(Type1 param1, Type2 param2, …) {
// Các câu lệnh khởi tạo
}
Ví dụ:
public class SinhVien {
private String name;
private int age;
public SinhVien(String name, int age) {
this.name = name;
this.age = age;
}
}
Constructor Overloading trong Java là gì?
Constructor overloading là một kỹ thuật quan trọng trong Java cho phép tạo nhiều constructor trong cùng một lớp với các tham số khác nhau. Nhờ vậy, lập trình viên có thể khởi tạo đối tượng một cách linh hoạt, phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Ví dụ: Bạn đang phát triển phần mềm quản lý nhân viên và muốn tạo 1 lớp Staff để lưu trữ thông tin của từng người. Lớp này cần có một constructor để khởi tạo đối tượng Staff với các thông tin cơ bản như tên, tuổi, giới tính và địa chỉ. Đồng thời, bạn cũng cần thêm một constructor để khởi tạo đối tượng với đầy đủ thông tin trên và thêm thông tin mức lương trung bình.
public class Staff {
String name;
int age;
String gender;
String address;
double salary;
// Constructor với thông tin cơ bản
public Staff(String name, int age, String gender, String address) {
this.name = name;
this.age = age;
this.gender = gender;
this.address = address;
}
// Constructor với tất cả thông tin
public Staff(String name, int age, String gender, String address, double salary) {
this.name = name;
this.age = age;
this.gender = gender;
this.address = address;
this.salary = salary;
}
// Getter and setter methods for all attributes
// …
}
Trong ví dụ trên, chúng ta tạo hai đối tượng staff1 và staff2 đại diện cho hai nhân viên khác nhau. Sau đó, chúng ta in ra thông tin của từng nhân viên bằng cách sử dụng các thuộc tính của đối tượng (staff1.name, staff1.age, …).
Hiện tại, Vietnix cung cấp đa dạng các gói VPS được thiết kế phù hợp với mọi nhu cầu ứng dụng của bạn, từ những dự án nhỏ như website cá nhân đến các hệ thống lớn yêu cầu hiệu suất cao như ứng dụng doanh nghiệp hay xử lý dữ liệu. Với công nghệ NVMe hiện đại, tốc độ và độ ổn định luôn được đảm bảo, giúp ứng dụng của bạn hoạt động mượt mà, tối ưu chi phí mà vẫn đáp ứng đầy đủ hiệu năng.
Khái niệm Copy Constructor trong Java
Copy constructor là một loại constructor đặc biệt trong Java, được sử dụng để tạo ra một bản sao chính xác của một đối tượng hiện có. Copy constructor thường được định nghĩa với 2 tham số:
- this: tham chiếu đến đối tượng mới.
- other: tham chiếu đối tượng nguồn cần sao chép.
Ngoài copy constructor, Java còn cung cấp hai phương pháp sao chép phổ biến khác là gán trực tiếp giá trị của một đối tượng cho đối tượng khác và sử dụng phương thức clone(). Tuy nhiên trong những trường hợp sau, phương thức copy constructor sẽ được ưu tiên sử dụng:
- Tạo đối tượng mới là bản sao chính xác (với các thuộc tính y hệt) của một đối tượng hiện có.
- Khi muốn thực hiện các thao tác trên đối tượng mà không ảnh hưởng đến bản gốc.
- Cần thực hiện các phép toán trên đối tượng mà không muốn thay đổi giá trị của chúng.
Ví dụ sử dụng copy constructor:
public class Car {
private String model;
private int year;
// Constructor
public Car(String model, int year) {
this.model = model;
this.year = year;
}
// Copy constructor
public Car(Car otherCar) {
this.model = otherCar.model;
this.year = otherCar.year;
}
// Getters and setters
public String getModel() {
return model;
}
public void setModel(String model) {
this.model = model;
}
public int getYear() {
return year;
}
public void setYear(int year) {
this.year = year;
}
}
// Main class
public class Main {
public static void main(String[] args) {
// Tạo một đối tượng Car với model là “BMW” và năm sản xuất là 2021
Car car1 = new Car(“BMW”, 2021);
// Sử dụng copy constructor để tạo một đối tượng Car mới từ car1
Car car2 = new Car(car1);
// Thay đổi model và năm sản xuất của car2
car2.setModel(“Mercedes”);
car2.setYear(2022);
// In ra model và năm sản xuất của cả hai xe
System.out.println(“Car 1: ” + car1.getModel() + “, ” + car1.getYear());
System.out.println(“Car 2: ” + car2.getModel() + “, ” + car2.getYear());
}
}
Kết quả nhận được:
Car 1: BMW, 2021
Car 2: Mercedes, 2022
Constructor chaining trong Java là gì?
Trong Java, một lớp có thể được định nghĩa với nhiều constructor. Khi một đối tượng được tạo, một constructor cụ thể sẽ được kích hoạt để tiến hành khởi tạo đối tượng. Constructor chaining là một kỹ thuật cho phép một constructor gọi đến một constructor khác trong cùng lớp hoặc từ lớp cha, thay vì phải lặp lại mã thiết lập thuộc tính. Cơ chế này giúp mã nguồn trở nên tối ưu, hạn chế sự dư thừa và nâng cao khả năng tái sử dụng. Constructor chaining được phân thành hai loại:
1. Gọi constructor trong cùng lớp
Trong tình huống này, từ khóa “this” được sử dụng để gọi đến một constructor khác trong cùng lớp. Constructor được tham chiếu sẽ chạy trước constructor hiện tại. Điều quan trọng là từ khóa “this” phải luôn đứng ở dòng đầu tiên trong phần thân của constructor.
Ví dụ minh họa như sau: Constructor đầu tiên không nhận tham số, nhưng sử dụng từ khóa “this” để gọi đến constructor thứ hai. Constructor thứ hai sau đó tiếp tục gọi đến constructor thứ ba, và constructor thứ ba sẽ gọi constructor thứ tư để khởi tạo các thuộc tính của lớp. Khi một đối tượng Student được khởi tạo, constructor đầu tiên được gọi, tiếp đó lần lượt chuyển qua các constructor khác, cuối cùng đến constructor thứ tư để hoàn tất việc khởi tạo các thuộc tính cho đối tượng Student.
public class Student {
private String name;
private int age;
private String grade;
// Constructor không tham số
public Student() {
this("Unknown", 0, "Not Assigned");
}
// Constructor với tham số name
public Student(String name) {
this(name, 0, "Not Assigned");
}
// Constructor với tham số name và age
public Student(String name, int age) {
this(name, age, "Not Assigned");
}
// Constructor với đầy đủ tham số
public Student(String name, int age, String grade) {
this.name = name;
this.age = age;
this.grade = grade;
}
}
2. Gọi constructor của lớp cha
Trong Java, từ khóa “super” được sử dụng để gọi constructor của lớp cha nhằm đảm bảo rằng lớp cha được khởi tạo trước khi thực hiện các công việc trong constructor của lớp con. Lưu ý rằng “super” phải luôn xuất hiện ở dòng đầu tiên của constructor trong lớp con.
Ví dụ sau minh họa cách sử dụng từ khóa “super”: Constructor của lớp con Student gọi đến constructor của lớp cha Person để khởi tạo thuộc tính name. Sau đó, constructor của lớp con sẽ tiếp tục khởi tạo thuộc tính grade.
public class Person {
private String name;
public Person(String name) {
this.name = name;
}
}
public class Student extends Person {
private String grade;
public Student(String name, String grade) {
super(name); // Gọi constructor của lớp cha (Person)
this.grade = grade; // Gán giá trị cho thuộc tính của lớp con (Student)
}
}
Kế thừa Constructor trong Java là gì?
Kế thừa Constructor là cơ chế cho phép lớp con gọi constructor của lớp cha để kế thừa thuộc tính của lớp cha. Việc sử dụng từ khóa super() ở dòng đầu tiên trong constructor của lớp con sẽ giúp thực hiện điều này, đồng thời đảm bảo constructor của lớp cha được gọi trước khi khởi tạo constructor của lớp con. Nếu constructor của lớp con không sử dụng super(), trình biên dịch Java sẽ tự động gọi constructor mặc định (no-args constructor) của lớp cha.
Ví dụ:
public class Staff extends Person {
public Staff (String name, int age, String team) {
super(name,age); // gọi constructor của lớp cha Person
this.team = team; // khởi tạo thuộc tính team của lớp con Staff
}
}
Trong ví dụ trên, cú pháp super(name,age) đã được sử dụng để gọi constructor của lớp cha Person. Sau đó, khởi tạo trực tiếp thuộc tính team của lớp Student bằng biến team được truyền vào constructor.
Constructor trong Java dùng để làm gì?
Constructor đóng vai trò thiết yếu trong lập trình hướng đối tượng Java, giúp khởi tạo và gán giá trị ban đầu cho thuộc tính của các đối tượng mới.
Ví dụ:
public class XeHoi {
String ten;
String mauSac;
int namSanXuat;
// Constructor mặc định
public XeHoi() {
this.ten = "Chưa rõ";
this.mauSac = "Chưa rõ";
this.namSanXuat = 0;
}
// Constructor có tham số
public XeHoi(String ten, String mauSac, int namSanXuat) {
this.ten = ten;
this.mauSac = mauSac;
this.namSanXuat = namSanXuat;
}
}
Đoạn code này định nghĩa một lớp (class) có tên là XeHoi
để biểu diễn các đối tượng xe hơi. Mỗi đối tượng xe hơi sẽ có các thuộc tính (attributes) như tên (ten
), màu sắc (mauSac
) và năm sản xuất (namSanXuat
). Lớp XeHoi
cũng có hai constructor để khởi tạo các đối tượng xe hơi với các giá trị ban đầu khác nhau.
Trường hợp bạn tự không định nghĩa constructor nào cho một lớp thì Java sẽ tự động gọi constructor mặc định (default constructor) để gán giá trị ban đầu (mặc định thường là 0, null, …) tương ứng theo thuộc tính của đối tượng.
Sự khác nhau giữa Method và Constructor trong lập trình Java
Đặc điểm | Constructor | Method |
Mục đích sử dụng | Được sử dụng để khởi tạo đối tượng và gán giá trị ban đầu cho các thuộc tính của đối tượng. | Được sử dụng để thực hiện một hành động hoặc tính toán nào đó. |
Kiểu trả về | Không có kiểu trả về (cũng không sử dụng từ khóa void ). | Có thể có hoặc không có kiểu trả về (nếu không có kiểu trả về thì sử dụng từ khóa void ). |
Cách gọi | Được gọi ngầm định khi sử dụng từ khóa new để tạo đối tượng. | Được gọi một cách tường minh thông qua tên của đối tượng và dấu chấm (. ), ví dụ: tenDoiTuong.tenPhuongThuc() .drive_spreadsheetExport to Sheets |
Tạo tự động | Trình biên dịch có sẵn một constructor mặc định nếu người dùng không tự định nghĩa | Trình biên dịch không tạo tự động mà cần được lập trình viên khai báo |
Tên | Phải trùng với tên lớp | Tự do, không cần trùng với tên lớp |
Sự khác nhau giữa Constructor và phương thức trong Java
Đối với Constructor Java:
- Chức năng chính của constructor là khởi tạo trạng thái ban đầu cho các đối tượng trong lớp.
- Constructor không sở hữu bất kỳ kiểu trả về nào.
- Hệ thống sẽ tự động gọi constructor mà không cần chỉ định rõ ràng.
- Nếu lập trình viên không định nghĩa constructor, trình biên dịch sẽ tự sinh ra một constructor mặc định cho lớp.
- Tên của constructor luôn phải đồng nhất với tên lớp chứa nó.
Ngược lại với phương thức trong Java:
- Phương thức được thiết kế để mô tả các hành vi mà đối tượng thực hiện.
- Một phương thức luôn cần có kiểu trả về rõ ràng.
- Việc gọi phương thức trong Java phải được thực hiện một cách tường minh, không diễn ra tự động.
- Nếu không được lập trình viên khai báo, phương thức sẽ không được trình biên dịch tạo ra.
- Tên của phương thức có thể khác hoặc giống với tên lớp, không nhất thiết phải đồng nhất.
Tìm hiểu Constructor Java và các tác vụ ngoài khởi tạo
Constructor trong Java không chỉ đảm nhiệm vai trò khởi tạo mà còn có thể xử lý các tác vụ khác tương tự như một phương thức thông thường. Một số nhiệm vụ phổ biến được thực hiện bởi constructor gồm:
- Thực thi một phương thức cần thiết.
- Khởi tạo một đối tượng mới.
- Bắt đầu một luồng xử lý dữ liệu.
Nhờ vậy, constructor không chỉ giới hạn ở việc gán giá trị ban đầu mà còn mở rộng khả năng kiểm soát hành vi của đối tượng ngay khi được tạo ra.
Dịch vụ VPS tại Vietnix – Hiệu suất cao, hỗ trợ 24/7
Với bề dày hơn 13 năm hoạt động, Vietnix tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ VPS uy tín hàng đầu tại Việt Nam, được tin dùng bởi hơn 100.000 khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Vietnix mang đến các giải pháp máy chủ ảo toàn diện với hiệu năng cao, độ ổn định vượt trội và khả năng bảo mật tối ưu, phù hợp cho mọi nhu cầu từ quản lý website cá nhân đến triển khai hệ thống phức tạp cho doanh nghiệp. Không chỉ vậy, đội ngũ chuyên gia kỹ thuật của Vietnix luôn hoạt động 24/7, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng nhanh chóng và hiệu quả, giúp tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh.
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 18001093.
- Email: sales@vietnix.com.vn.
- Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường Bảy Hiền, Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Website: https://vietnix.vn/.
Câu hỏi thường gặp
Tại sao cần sử dụng constructor trong Java?
Constructor cho phép khởi tạo đối tượng với các giá trị mặc định và đảm bảo rằng mọi thuộc tính của đối tượng được thiết lập đầy đủ trước khi sử dụng.
Constructor trong OOP là gì?
Trong OOP, constructor được dùng để khởi tạo đối tượng khi nó được tạo. Constructor thường có cùng tên với lớp và không có kiểu trả về.
Constructor trong Java là gì?
Constructor trong Java là một phương thức đặc biệt được gọi tự động khi tạo đối tượng, giúp khởi tạo giá trị ban đầu cho các thuộc tính của lớp.
Constructor trong C++ là gì?
Constructor trong C++ là một thành phần của lớp có cùng tên với lớp và được tự động gọi khi đối tượng của lớp được khởi tạo.
Constructor có thể bị ghi đè không?
Không, constructor không thể bị ghi đè, nhưng lớp con có thể định nghĩa constructor của riêng nó.
this
trong Java là gì?
this
trong Java là một từ khóa được sử dụng để tham chiếu đến đối tượng hiện tại của lớp.
Constructor có thể sử dụng private không?
Có thể khai báo constructor là private, nhằm ngăn việc tạo đối tượng từ bên ngoài. Khi đó, bạn có thể sử dụng các phương thức tĩnh hoặc factory để tạo đối tượng thông qua constructor này.
Hy vọng rằng bài viết Constructor Trong Java: Tìm Hiểu Tất Tần Tật Về Hàm Khởi Tạo Là Gì Và Những Điều Cần Biết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, vai trò và cách sử dụng constructor trong Java để phát triển các ứng dụng hiệu quả hơn. Hãy áp dụng những kiến thức này vào dự án lập trình của bạn để tối ưu mã nguồn và cải thiện hiệu suất chương trình. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề constructor trong Java, đừng ngần ngại tham khảo thêm các bài viết liên quan trên website của mình để có thêm thông tin hữu ích nhé!
Mọi người cũng đọc:
Jira là gì? Cách sử dụng Jira để tối ưu quy trình cho người mới
Dark Web là gì? Hướng dẫn chi tiết, cảnh báo và cách truy cập an toàn
Selenium là gì? Những điều cần biết về Selenium Automation Testing
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Top 13 hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến nhất 2025
Docker là gì? Tổng hợp các kiến thức cần biết về Docker