Các quá trình thử nghiệm plugin, theme mới trên WordPress có thể cần đến việc clone site. Do đó, bài viết dưới đây sẽ cung cấp 5 bước đơn giản nhất để clone WordPress bằng plugin Duplicator.
Có nhiều lý do để thực hiện việc clone website WordPress. Có thể ta muốn thử nghiệm các plugin hoặc theme mới. Hoặc có thể là chuyển trang web đến một server mới. Thật ra, việc clone trang web WordPress là vô cùng đơn giản với Duplicator. Plugin cho phép đóng gói các upload, theme, plugin, và quan trọng nhất, là nội dung của WordPress.
Dưới đây là 5 bước chi tiết nhất để clone một WordPress site:
Hiện nay, rất nhiều plugin có thể giúp ta trong việc chuyển các trang WordPress. Trong ví dụ này, chúng tôi sẽ sử dụng Duplicator – một plugin đơn giản và hoàn toàn miễn phí. Ngoài clone, bạn cũng có thể chuyển dữ liệu bằng Duplicator một cách nhanh chóng khi muốn chuyển host và đổi tên miền website.
Bước 1: Cài đặt plugin Duplicator trên WordPress
Đầu tiên, ta cần cài đặt plugin Duplicator. Vào Dashboard WordPress, rồi click vào Plugins > Add new ở trên sidebar. Sau đó, tìm “Duplicator” và chọn kết quả đầu tiên (hiện có đên hơn 1 triệu bản cài đặt).
Sau khi đã cài đặt và Active Duplicator, plugin này sẽ xuất hiện ở admin sidebar. Từ đây, ta có thể click vào Packages để chọn site export.
Bước 2: Export Duplicator package
Sau khi vào được trang Duplicator, nhấp vào “Create New” ở góc phía trên bên phải để bắt đầu export process. Package Duplicator sắp được tạo sẽ bao gồm cả các theme, plugin, media và nội dung, tức là, mọi thứ của trang.
Ở đây còn có một số lựa chọn khác, bao gồm và các thành phần trong export hay tên của package. Ta không cần phải thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong phần cài đặt này. Vì vậy, hãy click vào Next.
Sau đó, Duplicator sẽ scan trang để xem export có hoạt động tốt không.
Sau khi click vào Build, trang sẽ được nén vào một package. Đây chính là file cài đặt PHP cùng với một file zip chứa mọi file và nội dung của WordPress site.
Trang WordPress sau khi được clone xong có thể được download bằng cách nhấp vào “One-Click Download“. File PHP và zip archive sau đó sẽ được tải xuống.
Tùy vào trình duyệt, bạn có thể được cảnh báo rằng trang đang tải xuống nhiều file. Nhấp vào Allow để đồng ý.
Sau khi package website xong, bây giờ là lúc để chuyển nó đến một server mới.
Bước 3: Upload package Duplicator đến server mới
Việc upload site clone WordPress cần có quyền truy cập vào FTP của site. Thông thường, thông tin đăng nhập của FTP có thể được lấy thông qua admin của trang Web Hosting.
Một số FPT client phổ biến cho người dùng WordPress:
- Cyberduck (Miễn phí trên Windows/Mac).
- Filezilla (Miễn phí trên Windows/Mac).
- WinSCP (Miễn phí trên Windows/Mac).
- Transmit (Trả phí trên Mac).
Trong ví dụ này, chúng tôi sẽ tạo FTP account trong SiteGround. Giao diện hosting giữa các phần mềm có thể khác nhau, nhưng chức năng sẽ tương tự.
Sau khi tạo thông tin đăng nhập FTP, hãy ghi lại username và password để nhập nó vào FTP client. Chúng ta sẽ sử dụng FTP client miễn phí Filezilla trong hướng dẫn này.
Lưu ý: Nếu server đang sử dụng FTP hoặc sử dụng SFTP, nếu thông tin đăng nhập không hoạt động, có thể đó là một SFTP login. Việc này có thể được thay đổi trong tùy chọn giao thức của FTP client.
Sau khi log in vào FTP, hãy duyệt qua các folder để đảm bảo ta đang ở trong folder hiển thị công khai. Folder này thường được gọi là “public_html” hay tương tự. Nếu không có folder nào trên server, có thể bạn đang ở folder chung mặc định. Nếu không thể tìm thấy public folder mặc định, hãy liên hệ với web host để biết được đường dẫn chính xác.
Sau đó, ta nên xóa mọi file mặc định ở trong server mà không cần thiết khi import site WordPress.
Bây giờ ta đã có một public folder mới, ta sẽ upload Duplicator zip và file Duplicator installer.php. Chỉ cần kéo thả các file này vào trong FTP client.
Quá trình Import có thể mất vài phút tùy vào kích thước của site.
Bước 4: Tạo một CSDL mới cho site mới
Trang WordPress mới của ta sẽ cần một CSDL mới để có thể vận hành. Do đó, ta cần tạo một CSDL ở trong dashboard của web host.
Trong SiteGround, chỉ cần click vào “Create Database” trong phần stie tools.
Sau đó, cần tạo thêm một người dùng CSDL. CSDL sẽ chứa các nội dung, trong khi người dùng cung cấp quyền truy cập cho nó. Username và password mới này cũng sẽ được sử dụng trong quá trình setup Duplicator, vì vậy đừng quên nó!
Tiếp theo, hãy đảm bảo rằng các người dùng CSDL có quyền truy cập vào CSDL mới vừa tạo. Trong SiteGround, chỉ cần nhấp vào manage access, sau đó nó sẽ tự động lựa chọn CSDL của mình (nếu đã có sẵn).
Bây giờ ta đã có một tên CSDL, username, password. Bây giờ là bước cuối cùng của quá trình clone WordPress.
Bước 5: Chạy trình cài đặt Duplicator và hoàn tất việc clone WordPress
Sau khi thêm các file vào server, ta có thể truy cập trình cài đặt Duplicator bằng cách đi đến yourdomain.com/installer.php. Sau đó, trình cài đặt Duplicator sẽ chạy và yêu cầu cung cấp chi tiết cơ sở dữ liệu MySQL đã thiết lập ở các bước trước.
Khi tải trình cài đặt lần đầu, nó sẽ double-check môi trường hosting của ta để kiểm tra xem mọi thứ đã được cài đặt chính xác chưa.
Tick vào mục terms và conditions, sau đó ta có thể tiếp tục. Sau đó, ta có thể nhập các chi tiết của CSDL đã tạo trước đó. Trong đó bao gồm tên CSDL, username, password. Theo mặc định, Duplicator sẽ xóa những gì nằm trong CSDL và thêm nội dung của WordPress. Vì vậy, hãy cẩn thận nếu bạn đang chạy trên một CSDL có sẵn.
Hầu hết ta đang chuyển site đến một domain mới, nên option tiếp theo cho phép ta chọn một URL mới cho trang. Theo mặc định nó sẽ cung cấp URL chính xác của domain mới, nên không cần phải làm gì lúc này.
Bên cạnh việc thay đổi URL, ta cũng có thể thêm một admin account WordPress mới.
Cuối cùng, Duplicator sẽ hoàn tất việc clone WordPress. Hãy để cho Duplicator xóa các file cài đặt của nó. Nếu không, ai đó có thể ghi đè lên trang của bạn bằng file installer.php. Theo mặc định, Duplicator sẽ xóa các file này, nhưng cẩn thận thì vẫn hơn.
Lưu ý:
Nếu chỉ thấy một trang WordPress trống sau khi cài đặt, có thể ta cần thay đổi table prefix trong wp-config.php. Tất cả CSDL WordPress đều sử dụng table prefix khi lưu trữ site trên CSDL. Vì vậy, nếu bạn đang chuyển đến một trang WordPress trống, có sẵn, hãy thay đổi option này. Chỉ cần vào file wp-config.php của server gốc và kiểm tra table prefix trước đó. Sau đó, dùng biến số đó ở trên file wp-config.php của server mới.
Như vậy, ta đã hoàn thành việc clone website WordPress. Chỉ cần nhấp vào nút “admin login” và trang sẽ hoạt động như mong đợi. Chúc các bạn thành công!
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo qua việc clone website thông qua cPanel tại bài viết này của Vietnix: Hướng dẫn Clone website trong cPanel