NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
31/08/2022
Lượt xem

Stateless là gì? Sự khác biệt giữa Stateless và Stateful

31/08/2022
7 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (180 bình chọn)

Stateless và Stateful là hai khái niệm đặc trưng của lĩnh vực lập trình trang web. Tuy vậy, với những bạn vừa tiếp xúc mảng lập trình thì có lẽ các thuật ngữ này khá khó hiểu. Vậy Stateless là gì? Bài viết dưới đây, Vietnix mang đến nội dung nhằm chia sẻ đến bạn những thông tin về hai dạng state này.

State là gì?

State là trạng thái đối với bất cứ thứ gì, ở lĩnh vực lập trình thì thuật ngữ này thường ám chỉ đến trạng thái của một ứng dụng. Có thể nhận định, đây là một loại điều kiện hay chất lượng tồn tại trong khoảnh khắc cụ thể – trạng thái tồn tại đối với thứ nào đấy. 

Đối với một vật bất kỳ sẽ được chia thành hai dạng: Stateful (có trạng thái) và Stateless (không có trạng thái). Và điều này căn cứ trên trạng thái tương tác cùng vật đó, được ghi lại ở thời gian bao lâu cũng như dữ liệu đó được lưu trữ ra sao. 

2 dạng state gồm: Stateless và Stateful
2 dạng state gồm: Stateless và Stateful

Stateless là gì?

Stateless là tình trạng không có trạng thái hoặc được nhiều chuyên gia phần mềm gọi là phi trạng thái. Chính xác hơn thì đây được xem là các thiết kế không có vai trò lưu trữ thông tin trên Server của Client. 

Điều này có nghĩa, khi Sever nhận được dữ liệu từ Client và nó sẽ thực thi ngay sau đó để trả về kết quả. Sau quá trình này, toàn bộ mối quan hệ giữa Client và Server sẽ hoàn toàn cắt đứt. Đồng nghĩa, Server sẽ không lưu trữ bất kỳ thông tin nào liên quan đến Client. 

Vì lý do đó, mỗi giao dịch đều được xem là lần thực hiện đầu tiên. Những yêu cầu trong ngắn hạn như thế này sẽ được ứng dụng Stateless cung cấp 1 loại chức năng hay dịch vụ, dùng mạng chia sẻ nội dung, máy chủ in hoặc website phục vụ việc xử lý. Trạng thái ở trường hợp này là dữ liệu.

Stateless là gì?
Stateless là gì?

Bạn có thể hiểu đơn giản như sau, máy chủ sẽ thực thi việc xử lý dữ liệu căn cứ trên thông tin chuyển tiếp tương ứng, mà không dựa vào những nội dung yêu cầu trước đó. Từ đó, dữ liệu của các yêu cầu sẽ không được Server lưu trữ.

Bên cạnh đó, mỗi yêu cầu khác thì các máy chủ riêng biệt đều có khả năng thực thi. Ví dụ: Bạn nhập từ khóa để tìm kiếm thông tin và bấm Enter. Trường hợp quá trình này gián đoạn hoặc bị đóng hoàn toàn thì bạn cần bắt đầu chu trình tìm kiếm mới.

Stateful là gì?

Stateful là thiết kế gần như đối lập hoàn toàn với Stateless, hay nói cách khác chuyên môn hơn thì nó được biết đến là tình trạng có trạng thái. Chính xác hơn, đối với Stateful, Server sẽ lưu trữ thông tin của Client. 

Stateful - tình trạng có trạng thái 
Stateful – tình trạng có trạng thái 

Và hiển nhiên, mối quan hệ giữa Client và Server có sự ràng buộc nhất định. Sau mỗi lần nhận yêu cầu của Client, dữ liệu sẽ được lưu lại trên Server và trong các lần tiếp theo, nó có thể là đầu vào. 

Ngoài ra, dữ liệu vẫn sẽ được sử dụng trong quy trình xử lý phục vụ cho toàn bộ các yêu cầu có liên quan đến nghiệp vụ cài đặt. Từ những yếu tố trên, Stateful hỗ trợ người dùng trong trường hợp thực hiện hoạt động liên tiếp ngay tại vị trí mà nó đã gián đoạn. 

Stateful chỉ được dùng duy nhất một máy chủ để thực thi các yêu cầu có sự kết nối với thông tin trạng thái hoặc dữ liệu trạng thái cần phân phối đến các Server cần nó.

So sánh sự khác nhau giữa Stateless và Stateful

Với mục đích mang đến bạn thông tin cụ thể và chi tiết nhất thì Vietnix sẽ đưa ra bảng so sánh tổng quan giữa 2 dạng state dựa trên các yếu tố cần thiết ngay sau đây:

Tiêu chí so sánh Stateless Stateful 
Khái niệm và ví dụ Stateless là trạng thái không lưu toàn bộ thông tin về Client trong Server.
Ví dụ: UDP, HTTP, DNS.
Stateful là trạng thái có lưu trữ thông tin của Client trong Server.
Ví dụ: Telnet, FTP.
Điểm yếu của máy chủ Các thông tin máy chủ hay dữ liệu chi tiết mỗi phiên của nó đều không được lưu trữ.Để duy trì trạng thái ở thời điểm cụ thể và dữ liệu phiên thì máy chủ được lưu giữ thông tin.
Sự phụ thuộc Mối liên kết giữa máy chủ và máy khách không bị ràng buộc. Cả hai bên đều được phép hoạt động độc lập.Mối liên kết giữa máy chủ và máy khách bị ràng buộc (không thể hoạt động độc lập).
Thiết kếMáy chủ được thiết kế khá đơn giản.Máy chủ được thiết kế rất phức tạp dẫn đến việc khó thực hiện nhiều hoạt động.
Sự cốTrường hợp xảy ra sự cố, máy chủ sẽ khởi động lại một cách dễ dàng. Do đặc thù lưu trữ nhiều dữ liệu riêng biệt, thế nên khi xảy ra sự cố rất khó quản lý.
Tốc độ Các giao dịch sẽ được máy chủ xử lý vô cùng nhanh chóng.Tốc độ xử lý giao dịch khá chậm.

Lựa chọn Stateless hay Stateful?

Trên thực tế, tùy thuộc vào từng phần mềm mà bạn phát triển với mục đích khác nhau sẽ có lựa chọn riêng biệt. Và hiển nhiên, chính bạn sẽ hiểu rõ nhất về phần mềm của mình và chọn được kiểu phù hợp.

Lựa chọn Stateless hay Stateful?
Lựa chọn Stateless hay Stateful?

Bài viết sẽ không hướng dẫn chi tiết hay đưa ra nhận xét giúp bạn, vì Vietnix chưa biết rõ dự án bạn đang triển khai là gì. Cách tốt nhất để đạt được kết quả như kỳ vọng nếu bạn không tự tin vào quyết định của mình, bạn hãy tìm hiểu những người có kết quả tuyệt vời trong ngành của bạn.

Câu hỏi thường gặp

Facebook là Stateless hay Stateful?

Facebook luôn sử dụng một dịch vụ Stateless. Khi máy chủ yêu cầu danh sách các tin nhắn bằng API Facebook, chúng sẽ đưa ra yêu cầu GET với mã thông báo và ngày tháng. Phản hồi độc lập với bất kỳ máy chủ State và mọi thứ được lưu trữ trên máy của khách hàng dưới dạng bộ nhớ cache.

Stateless có tốt hơn Stateful không?

Trong hầu hết các trường hợp, Stateless là một lựa chọn tốt hơn khi so với Stateful. Tuy nhiên, cuối cùng tất cả đều phụ thuộc vào yêu cầu của bạn. Nếu bạn chỉ cần thông tin một cách nhanh chóng và tạm thời, Stateless là cách để thực hiện. Mặt khác, Stateful có thể là cách tốt nhất nếu ứng dụng của bạn yêu cầu nhiều bộ nhớ hơn về những gì xảy ra từ phiên này sang phiên tiếp theo.

Lời kết

Như vậy, Vietnix đã đưa ra những thông tin về Stateless và Stateful cũng như bảng so sánh chi tiết đến bạn. Nếu có những thắc mắc nào khác, hãy bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ Vietnix để được hỗ trợ và tư vấn giúp bạn.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

MAXSPEED HOSTING

TĂNG TỐC WEBSITE TOÀN DIỆN

CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN

PHẦN CỨNG MẠNH MẼ

HỖ TRỢ 24/7

ĐĂNG KÝ NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG