NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
26/08/2024
Lượt xem

Tìm hiểu 3 bước cài đặt Samba trên Ubuntu đơn giản, chi tiết

26/08/2024
24 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

Việc cài đặt Samba và sử dụng không chỉ chia sẻ dễ dàng tài nguyên giữa các hệ điều hành khác nhau mà còn tối ưu quá trình quản lý mạng của bạn. Từ việc cài đặt ban đầu cho đến cấu hình chi tiết và cách thiết lập các tùy chọn bảo mật. Bài viết dưới đây, Vietnix sẽ hướng dẫn bạn các bước cài đặt Samba trên Ubuntu để kết nối chia sẻ, và điều chỉnh giao thức phù hợp với nhu cầu của bạn.

Samba là gì?

Samba (còn được gọi là Samba Server) là một phần mềm nguồn mở cho phép chia sẻ file giữa các hệ thống dựa trên Linux và hệ thống của hệ điều hành Windows. Phần mềm này cho phép máy khách Windows truy cập tài nguyên được chia sẻ trên máy chủ Unix/Linux và ngược lại.

Samba là gì
Samba là gì

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số hệ điều hành thuộc Linux có thể cài đặt và sử dụng trên hệ thống tương tự như:

  • Embaded Linux: Biến thể của hệ điều hành Linux được thiết kế và tối ưu hóa để chạy trên các thiết bị nhúng
  • Arch Linux: Hệ điều hành Linux với mã nguồn mở, được thiết kế để cung cấp cho người dùng một hệ thống linh hoạt và tính tùy chỉnh cao
  • Linux Kernel: Phần mềm mã nguồn mở, miễn phí và là cốt lõi của hệ điều hành Linux

3 bước cài đặt Samba trên Ubuntu

Samba là một phần mềm miễn phí, làm việc dựa trên giao thức mạng SMB/CIFS và các gói cài đặt Samba hiện đã có sẵn trên kho lưu trữ chính thức của Ubuntu. Từ những đặc điểm phần mềm, bạn có thể cài đặt Samba trên Ubuntu với 3 bước như sau:

Bước 1: Bạn hãy mở terminal Ubuntu để tiến hành cài đặt các gói apt bằng cách thực hiện lệnh sudo với cú pháp sau:

sudo apt-get update
Cài đặt Samba trên Ubuntu
Cài đặt Samba trên Ubuntu

Trong đó:

  • Sudo: Super User DO.
  • Apt-get: Tiện ích gói Advance.
  • Update: Lệnh cập nhật hệ thống local.

Bước 2: Tiến hành cài đặt các gói Samba với lệnh install.

sudo apt install samba
Cài đặt các gói Samba với lệnh install
Cài đặt các gói Samba với lệnh install

Bước 3: Sau khi câu lệnh ở bước 2 thực hiện xong, bạn có thể kiểm tra xem việc cài đặt Samba đã thành công chưa với lệnh whereis.

whereis samba
kiểm tra xem việc cài đặt Samba đã thành công chưa với lệnh whereis
Kiểm tra xem việc cài đặt Samba đã thành công chưa với lệnh whereis

Trong đó:

  • whereis: Lệnh giúp tìm kiếm vị trí của các file nhị phân, file nguồn và tài liệu liên quan đến lệnh hoặc gói phần mềm.
  • Samba: Tên gói phần mềm mà bạn muốn tìm kiếm.

Bước 4: Để tạo folder cho người dùng Samba bạn cần nhập câu lệnh dưới đây và nhấn nút Enter để hoàn tất bước cuối cùng.

mkdir /home/nadiba/sambashare
Tạo folder cho người dùng Samba
Tạo folder cho người dùng Samba

Trong đó:

  • mkdir: Lệnh giúp tạo một hoặc nhiều folder.
  • /home/nadiba/sambashare: Đường dẫn đến folder bạn muốn tạo. Trong ví dụ này, folder sambashare sẽ được tạo trong folder chính của người dùng nadiba.

4 bước thiết lập cấu hình Samba và bắt đầu sử dụng

Sau khi cài đặt thành công, bạn cần cấu hình Samba để sử dụng ổn định hơn, các thao tác thực hiện được Vietnix hướng dẫn chi tiết dưới đây.

Bước 1: Bạn cần mở file cấu hình Samba bằng trình soạn thảo văn bản nano. Trong terminal, nhập lệnh sudo sau và nhấn Enter:

sudo nano /etc/samba/smb.conf
Thiết lập cấu hình Samba và bắt đầu sử dụng
Thiết lập cấu hình Samba và bắt đầu sử dụng

Trong đó:

  • sudo: Thực hiện lệnh với quyền Super User DO.
  • nano: Trình soạn thảo văn bản đơn giản để chỉnh sửa các file.
  • /etc/samba/smb.conf: Đường dẫn đến file cấu hình chính của Samba trong folder etc.

Để hiểu chi tiết hơn về các mẹo sử dụng trình soạn thảo văn bản trong Linux, bạn có thể tìm hiểu thêm về ví dụ cách sử dụng dòng lệnh nano.

Bước 2: Tiếp đó, để có thể thêm cấu hình tùy chỉnh vào file smb.conf, bạn cần thêm các dòng lệnh sau để thiết lập chia sẻ folder.

comment = Samba on Ubuntu

path = /home/nadiba/sambashare

read only = no

browsable = yes
Để có thể thêm cấu hình tùy chỉnh vào file smb.conf, bạn cần thêm các dòng lệnh sau để thiết lập chia sẻ folder.
Để có thể thêm cấu hình tùy chỉnh vào file smb.conf, bạn cần thêm các dòng lệnh sau để thiết lập chia sẻ folder.

Trong đó

  • comment: Mô tả về chia sẻ Samba.
  • path: Đường dẫn đến folder bạn muốn chia sẻ.
  • read only: Xác định liệu folder có thể được ghi vào hay không thì bạn chọn “no”  để chỉ cho phép đọc, không được phép ghi.
  • browsable: Cho phép người dùng khác duyệt thấy chia sẻ này hãy chọn “yes”.

Lúc này, nếu như bạn vẫn còn thắc mắc về về cách hệ thống sẽ đọc folder như thế nào bạn có thể tham khảo cách sử dụng lệnh read để biết thêm chi tiết.

Bước 3: Sau khi thiết lập các cấu hình, bạn cần lưu thay đổi và thoát khỏi nano bằng cách nhấn CTRL+O, sau đó nhấn ENTER để xác nhận. Tiếp theo, nhấn CTRL+X để thoát khỏi trình soạn thảo.

Bước 4: Tiếp đó, để áp dụng các thay đổi cấu hình, bạn cần khởi động lại Samba service bằng lệnh sau:

sudo service smbd restart
Khởi động lại Samba service
Khởi động lại Samba service

Trong đó:

  • sudo: Thực hiện lệnh với quyền Super User DO.
  • service: Quản lý các dịch vụ hệ thống.
  • smbd restart: Khởi động lại dịch vụ smbd của Samba

Bước 4.1: Nếu bạn đang sử dụng UFW để quản lý tường lửa, bạn cần cho phép kết nối với Samba bằng lệnh:

sudo ufw allow samba

Trong đó:

  • sudo: Thực hiện lệnh với quyền Super User DO.
  • ufw: Công cụ quản lý tường lửa đơn giản.
  • allow samba: Cho phép kết nối với Samba service qua tường lửa.

Bước 5: Để thêm người dùng vào Samba, bạn cần thiết lập và xác nhận mật khẩu cho người dùng. Ví dụ, bạn muốn thêm người dùng có tên nadiba hãy nhập dòng lệnh:

sudo smbpasswd -a nadiba
thêm người dùng có tên nadiba
Thêm người dùng có tên nadiba

Trong đó:

  • sudo: Thực hiện lệnh với quyền Super User DO.
  • smbpasswd: Công cụ để quản lý mật khẩu Samba
  • -a nadiba: Thêm người dùng nadiba vào cơ sở dữ liệu Samba.

Bước 6: Sau khi thêm người dùng, bạn cần kích hoạt tài khoản của người dùng với lệnh:

sudo smbpasswd -e nadiba
Kích hoạt tài khoản của người dùng
Kích hoạt tài khoản của người dùng

Trong đó:

  • -e nadiba: Kích hoạt người dùng nadiba trong cơ sở dữ liệu Samba.

Hướng dẫn lấy địa chỉ IP của server Samba

Trước khi truy cập hay sử dụng Samba share bằng lệnh hay mount Samba share, bạn cần biết địa chỉ IP của server Samba. Lúc này bạn cần sử dụng dòng lệnh ifconfig để kiểm tra địa chỉ IP trong Linux:

ifconfig

Trong trường hợp, nếu lệnh ifconfig không có sẵn trên hệ thống, bạn cần cài đặt gói net-tools bằng lệnh:

sudo apt install net-tools

lệnh ifconfig không có sẵn trên hệ thống, bạn cần cài đặt gói net-tools
Lệnh ifconfig không có sẵn trên hệ thống, bạn cần cài đặt gói net-tools

Sau đó, bạn có thể chạy lại lệnh ifconfig để nhận được địa chỉ IP – kết quả bạn đang tìm kiếm.

Địa chỉ IP nhận được sau khi chạy lệnh ifconfig
Địa chỉ IP nhận được sau khi chạy lệnh ifconfig

Cách 1: Sử dụng Samba Client để kết nối Samba Share

Bước 1:  Bạn cần truy cập vào Samba Client trước khi cài đặt Samba share với dòng lệnh dưới đây

sudo apt install smbclient
Truy cập vào Samba Client trước khi cài đặt Samba share
Truy cập vào Samba Client trước khi cài đặt Samba share

Trong đó:

  • apt: Tiện ích gói Advance.
  • install smbclient: Cài đặt Samba Client.

Bước 2:  Sau khi cài đặt Samba Client, bạn đã có thể truy cập các folder share của Samba với câu lệnh:

smbclient //192.168.211.128/sambashare -U nadiba
Truy cập các folder share của Samba
Truy cập các folder share của Samba

Trong đó:

  • smbclient : Samba Client.
  • 192.168.211.128: Địa chỉ và tên chia sẻ trên máy chủ Samba.
  • sambashare: Điểm gắn kết trên hệ thống.
  • -U nadiba: Tùy chọn để chỉ định tên người dùng Samba.

Bước 3: Sau khi bạn truy cập vào các folder trên Samba share, hệ thống sẽ yêu cầu bạn nhập mật khẩu để kết nối với dữ liệu. Đăng nhập thành công, bạn sẽ sử dụng nhiều lệnh khác nhau để tương tác với Samba share và thực hiện các thao tác theo nhu cầu của mình.

Gỉa sử, sau khi truy cập, bạn có thể dùng các lệnh để thực hiện các thao tác:

  • cd <Folder_Name>: Thay đổi folder trên Samba Share.
  • mkdir <Tên_thư_mục>: Tạo một folder trên Samba share.
  • ls: Liệt kê nội dung của folder.

Ngoài ra, bạn có thể xem thêm về cách sử dụng lệnh cdlệnh ls qua các ví dụ chi tiết để hiểu hơn khi thực hiện thao tác trên hệ thống.

Cách 2: Sử dụng lệnh để hỗ trợ Mount Samba share 

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần cài đặt gói cifs-utils để hỗ trợ mount Samba share với lệnh sau:

sudo apt install cifs-utils
Sử dụng lệnh để hỗ trợ Mount Samba share
Sử dụng lệnh để hỗ trợ Mount Samba share

Trong đó:

  • sudo: Thực hiện lệnh với quyền Super User DO.
  • install cifs-utils: Cài đặt gói cifs-utils, chứa công cụ cần thiết để gắn kết hệ thống file CIFS (Common Internet File System).

Bước 2: Tiếp theo, bạn cần tạo một folder trên hệ thống để sử dụng làm điểm liên kết cho Samba share

sudo mkdir /mnt/smbmount
 tạo một folder trên hệ thống để sử dụng làm điểm liên kết cho Samba share
Tạo một folder trên hệ thống để sử dụng làm điểm liên kết cho Samba share

Trong đó:

  • Mkdir: Tạo folder trên Samba share.
  • /mnt/smbmount: Vị trí folder được tạo.

Bước 3: Sử dụng lệnh mount với cú pháp với lệnh sudo dưới đây để kết nối Samba share vào folder vừa tạo.

sudo mount -t cifs -o username=nadiba //192.168.211.128/sambashare /mnt/smbmount
Sử dụng lệnh mount với cú pháp với lệnh sudo dưới đây để kết nối Samba share vào folder vừa tạo
Sử dụng lệnh mount với cú pháp với lệnh sudo dưới đây để kết nối Samba share vào folder vừa tạo

Trong đó:

  • mount: Lệnh để gắn kết hệ thống tập tin hoặc thiết bị lưu trữ vào thư mục.
  • -t: Chỉ loại hệ thống file.
  • cifs: Xác định loại hệ thống tập tin là CIFS (Common Internet File System).
  • -o: Chỉ định các tùy chọn
  • username=nadiba: Tên người dùng, ở đây Vietnix đang lấy ví dụ là Nadiba. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi bất cứ tên người dùng nào bạn muốn.
  • //192.168.211.128/sambashare: Địa chỉ IP của máy chủ Samba và thư mục chia sẻ.
  • /mnt/smbmount: Địa chỉ, vị trí folder bạn mong muốn

3 bước thiết lập cấu hình tùy chỉnh Global Samba trên Ubuntu

Bước 1: Bạn có thể mở file cấu hình Samba với lệnh dưới đây trong trình soạn thảo văn bản nano.

sudo nano /etc/samba/smb.conf
cấu hình Samba trong trình soạn thảo văn bản nano
Cấu hình Samba trong trình soạn thảo văn bản nano

Trong đó;

  • /etc/samba/smb.conf: Đường dẫn đến file cấu hình Samba trong folder etc.

Bước 2: Sau đó, bạn cần tìm mục [global] trong file cấu hình Samba.

[global] là nơi bạn có thể thiết lập các tùy chọn chung.

Chẳng hạn như để thiết lập tên nhóm làm việc (workgroup), chế độ bảo mật (security), và chuỗi mô tả của máy chủ (server string), bạn chỉ cần nhập các dòng sau vào file cấu hình:

workgroup = WORKGROUP

security = user

server string = %h server (Samba, Ubuntu)
Mục [global] trong file cấu hình Samba
Mục [global] trong file cấu hình Samba

Trong đó:

  • workgroup: Đặt tên cho nhóm làm việc của Samba.
  • security: Thiết lập chế độ bảo mật cho Samba và trong hầu hết các trường hợp, chế độ mặc định là user.
  • server string: Đặt chuỗi mô tả sẽ hiển thị trong trình duyệt Windows.

Bước 2.1: Đặt server role thành standalone server bằng cách thêm dòng lệnh sau vào file cấu hình.

server role = standalone server
Đặt server role thành standalone server
Đặt server role thành standalone server

Trong đó:

  • server role: Khi Samba được cài đặt với vai trò standalone server, nó hoạt động như một máy chủ file/máy in độc lập, không phụ thuộc vào hệ thống miền Windows.

Bước 2.2: Để thiết lập tên giao diện và kiểu giao diện mà Samba sẽ sử dụng, bạn thêm các dòng sau vào mục [global]

interfaces = 192.0.0.0/8 eth0

bind interfaces only = yes
Thiết lập tên giao diện và kiểu giao diện mà Samba sẽ sử dụng
Thiết lập tên giao diện và kiểu giao diện mà Samba sẽ sử dụng

Trong đó:

  • interfaces: Xác định tên giao diện hoặc địa chỉ IP mà Samba sẽ sử dụng.
  • bind interfaces only: Chỉ kết nối đến các giao diện đã được liệt kê ở trên.

Bước 2.3: Nếu bạn muốn kiểm soát các lần thử đăng nhập không thành công, hãy thiết lập cấu hình bằng tùy chọn map to guest thành bad user như bên dưới. Thay vì từ chối hoàn toàn, người dùng sẽ được chuyển sang quyền truy cập hạn chế, với tư cách là một “guest” (khách).

map to guest = bad user
Thiết lập cấu hình bằng tùy chọn map to guest thành bad user
Thiết lập cấu hình bằng tùy chọn map to guest thành bad user

Bước 2.4: Để thiết lập log file, thêm dòng sau vào file cấu hình như ví dụ

log file = /var/log/samba/log.%m

Trong đó:

  • log file: Chỉ định Samba sử dụng một file log riêng biệt cho mỗi máy. Theo mặc định, đường dẫn này đã được thiết lập sẵn trong cấu hình.

Bước 3: Sau khi thực hiện hoàn tất các bước ở trên, bạn cần lưu file cấu hình và khởi động lại Samba để các thay đổi bạn đã thực hiện có hiệu lực. Hãy thực hiện theo cú pháp lệnh sau:

sudo systemctl restart smbd
Lưu file cấu hình và khởi động lại Samba để các thay đổi bạn đã thực hiện có hiệu lực
Lưu file cấu hình và khởi động lại Samba để các thay đổi bạn đã thực hiện có hiệu lực

Trong đó

  • systemctl restart smbd: Khởi động lại Samba service để áp dụng các thay đổi.

Cách gỡ Samba Share trên Ubuntu

Bước 1: Sử dụng lệnh mount để liệt kê tất cả các ổ đĩa đã được kết nối

mount
Sử dụng lệnh mount để liệt kê tất cả các ổ đĩa đã được kết nối
Sử dụng lệnh mount để liệt kê tất cả các ổ đĩa đã được kết nối

Lưu ý: Kết quả output của lệnh này sẽ bao gồm các thông tin về các ổ đĩa đã được gắn kết.

Output khi chạy lệnh mount
Output khi chạy lệnh mount

Bước 2: Sau khi biết các thông tin về ổ đĩa thì bạn có thể chạy lệnh sau để gỡ ổ đĩa đã được thực hiện lệnh mount.

sudo umount /mnt/smbmount
Thực hiện gỡ ổ đĩa đã được thực hiện lệnh mount
Thực hiện gỡ ổ đĩa đã được thực hiện lệnh mount

Trong đó:

  • umount: Gỡ bỏ tất cả các hệ thống file hoặc thiết bị lưu trữ có thể tháo rời từ folder.
  • /mnt/smbmount: Vị trí folder local – Nơi bạn đã kết nối với ổ đĩa Samba.

Bước 3: Chạy lại lệnh mount để kiểm tra, xác minh ổ đĩa Samba đã được gỡ bỏ hay chưa.

mount
Thực hiện lệnh Mount để kiểm tra quy trình
Thực hiện lệnh Mount để kiểm tra quy trình
Xác minh ổ đĩa Samba đã được gỡ bỏ hay chưa.
Xác minh ổ đĩa Samba đã được gỡ bỏ hay chưa.

Lưu ý: Nếu ổ đĩa đã được gỡ bỏ thành công, bạn sẽ không thấy dòng nào giống như các thông tin về các ổ đĩa đã được gắn kết trước đó trong kết quả đầu ra.

3 bước thiết lập giao thức Max và Min cho Samba Client

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần mở file cấu hình Samba bằng lệnh sau:

sudo nano /etc/samba/smb.conf
Thiết lập giao thức Max và Min cho Samba Client
Thiết lập giao thức Max và Min cho Samba Client

Trong đó:

  • /etc/samba/smb.conf: Đường dẫn đến file cấu hình Samba nằm trong folder etc.

Bước 2: Trong file cấu hình, tìm và di chuyển đến phần [global], sau đó thêm các dòng bên dưới. Bước này hướng dẫn bạn thiết lập cấu hình cho Samba để chỉ cho phép máy client sử dụng các phiên bản SMB từ SMB2 trở lên (SMB2 và SMB3)

client max protocol = SMB3

client min protocol = SMB2
Thiết lập cấu hình cho Samba để chỉ cho phép máy client sử dụng các phiên bản SMB từ SMB2 trở lên (SMB2 và SMB3)
Thiết lập cấu hình cho Samba để chỉ cho phép máy client sử dụng các phiên bản SMB từ SMB2 trở lên (SMB2 và SMB3)

Trong đó:

  • client max protocol: Xác định phiên bản giao thức SMB tối đa mà Samba client sẽ sử dụng.
  • SMB3: Phiên bản SMB 3.
  • client min protocol: Xác định phiên bản giao thức SMB tối thiểu mà Samba client sẽ sử dụng.
  • SMB2: Phiên bản SMB 2.

Bước 3: Sau khi chỉnh sửa xong bạn cần lưu file cấu hình và thoát khỏi trình soạn thảo rồi khởi động lại Samba để áp dụng các thay đổi:

sudo systemctl restart smbd
Chỉnh sửa xong bạn cần lưu file cấu hình và thoát khỏi trình soạn thảo rồi khởi động lại Samba để áp dụng các thay đổi
Chỉnh sửa xong bạn cần lưu file cấu hình và thoát khỏi trình soạn thảo rồi khởi động lại Samba để áp dụng các thay đổi

Trong đó:

  • systemctl restart smbd: Khởi động lại Samba để áp dụng các cài đặt giao thức mà bạn đã thêm vào file cấu hình.

Câu hỏi thường gặp

Những lợi ích nào khiến Samba là lựa chọn phổ biến cho việc chia sẻ file trên Ubuntu?

Samba được xem là lựa chọn phổ biến chia sẻ tệp trên Ubuntu nhờ vào những đặc điểm:
1. Khả năng tương thích cao
2. Dễ cài đặt và tùy chỉnh, thiết lập cấu hình.
3. Linh hoạt
4. Miễn phí và mã nguồn mã

Có thể sử dụng Samba để chia sẻ tệp giữa các hệ điều hành khác nhau không?

Có thể. Samba được thiết kế đặc biệt để cho phép các máy tính chạy các hệ điều hành khác nhau có thể chia sẻ tệp với nhau một cách dễ dàng.

Có thể thiết lập cấu hình Samba chỉ cho phép truy cập từ một số địa chỉ IP cụ thể không?

Có thể. Cấu hình Samba được thiết lập để giới hạn truy cập chỉ cho một số địa chỉ IP cụ thể là một cách hiệu quả để tăng cường bảo mật cho dữ liệu chia sẻ của bạn.

Lời kết

Mong rằng sau bài viết này bạn đã nắm vững chi tiết các cách thiết lập, cài đặt Samba trên Ubuntu. Bên cạnh đó, việc thực hiện lệnh umount để ngắt kết nối các Samba share cũng dần trở nên đơn giản và dễ dàng hơn trước. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần hỗ trợ gì thì bạn đừng ngần ngại để lại bình luận ngay bên dưới để Vietnix giúp bạn. Chúc bạn thành công!

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hưng Nguyễn

Co-Founder
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG